Mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ thay đổi và đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khoa học. Trong đó, trái cây chính là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên quan trọng. Một trong những loại quả mùa hè được nhiều mẹ yêu thích đó chính là dưa lê với hương vị thơm mát, vị ngọt dịu, mọng nước. Nhưng bà bầu ăn dưa lê được không? Đây là thắc mắc khiến nhiều mẹ bầu do dự mỗi khi sử dụng. Bài viết dưới đây Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp bạn chi tiết thắc mắc.
Bầu ăn dưa lê được không?
Câu trả lời là CÓ. Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hà (BV Phụ sản Trung ương) cho biết, dưa lê là loại trái cây an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai nếu chọn quả sạch, ăn đúng cách và không lạm dụng.
Trong dưa lê chứa nhiều nước, vitamin C, kali, chất xơ và axit folic, đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn dưa lê sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản mới là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của loại trái cây này với bà bầu.
Đừng bỏ lỡ: Bà bầu ăn củ niễng được không? Gợi ý một số món ăn ngon
Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lê được không?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tức 3 tháng đầu), mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn dưa lê vói liều lượng hợp lý. Đây chính là giai đoạn thai nhi đang hình thành nên những cơ quan quan trọng nên dưỡng chất từ trái cây tươi rất có ích.
Theo PGS.TS.BS Lê Minh Châu (Đại học Y Hà Nội) chia sẻ, dưa lê chứa folate tự nhiên (tiền chất của acid folic) có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đặc biệt, vị thanh mát còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén, hay tao bón.
Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa 3 tháng đầu còn nhạy cảm, mẹ chỉ nên ăn khoảng 2-3 miếng nhỏ mỗi lần, không nên ăn dưa lê lạnh ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh.
Lợi ích của dưa lê đối với bà bầu?
Tăng cường sức đề kháng
Dưa lê chứa lượng vitamin C tự nhiên khoảng 36mv/100g. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu và tăng khả năng chống vi khuẩn, virus gây bệnh. Với mẹ bầu, đây là yếu tố quan trọng để phòng tránh bệnh cảm cúm.
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Chất xơ hòa tan trong dưa lê giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón, điều hòa nhu động ruột. Trung bình, 100g dưa lê cung cấp 0.18g chất xơ theo nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đặc biệt, khi kết hợp với lượng nước tự nhiên trong dưa lê, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ hoạt động hiệu quả, giảm triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.
Tăng cường thị lực
Dưa lê chứa Beta-Carotene (tiền chất của Vitamin A) có tác dụng giúp bảo vệ võng mạc và giác mạc, giảm nguy cơ mỏi mắt, khô mắt ở mẹ bầu. Đồng thời, beta-carotene còn hỗ trợ hình thành mắt và hệ thần kinh thị giác cho thai nhi, đặc biệt quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Để có được đôi mắt sáng, khỏe mạnh, thì bà bầu ăn dưa lê được không hoàn toàn được nhé.
Giúp xương khớp chắc khỏe
100g dưa lê chứa khoảng 228mg kali. Kali có tác dụng giúp cân bằng điện giải, tăng hấp thu canxi, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp và chuột rút về đêm – một tình trạng diễn ra phổ biến ở mẹ bầu trong các tháng giữa và cuối thai kỳ.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn giàu Kali và Canxi từ thực vật giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ loãng xương sau sinh và đảm bảo hệ vận động khỏe mạnh cho bé.
Bổ sung nước cho cơ thể
Dưa lê chứa tới 90 – 95% hàm lượng nước tự nhiên, giúp bù nước, giữ ẩm cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước và hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Điều này cực kì hữu ích trong những tháng hè oi bức hoặc khi mẹ bị ốm nghén không muốn ăn cơm.
Ổn định huyết áp
Tỷ lệ Natri thấp và hàm lượng Kali cao trong dưa lê giúp điều hòa huyết áp ổn định, hỗ trợ làm giãn mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật.
Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hypertension (2019), những phụ nữ bổ sung đầy đủ kali trong thai kỳ giảm tới 30% nguy cơ cao huyết áp thai kỳ.
Cải thiện làn da
Dưa lê rất giàu chất chống oxy hóa mạnh như Flavonoid, Vitamin C, Beta-carotene. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ tổng hợp Collagen, giúp duy trì làn da khỏe mạnh, căng sáng bóng.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh (Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) chia sẻ, việc bổ sung các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như dưa lê sẽ giúp phụ nữ mang thai duy trì làn da khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ phát triển làn da cho thai nhi.
Ngừa dị tật ống thần kinh
Dưa lê cung cấp hàm lượng folate tự nhiên dồi dào, rất cần thiết trong phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ bầu cần ít nhất khoảng 400mcg axit folic/ngày, và việc kết hợp thực phẩm giàu folate như dưa lê sẽ hỗ trợ đạt đủ nhu cầu mà không phải phụ thuộc vào thực phẩm chức năng.
Cải thiện ốm nghén
Với hương vị ngọt mát, thơm dịu nhẹ, ăn dưa lê giúp làm dịu cảm giác buồn nôn, giảm triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể ăn vài miếng nhỏ dưa lê vào sau bữa sáng 30 phút để cảm thấy dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi bà bầu ăn dưa lê
Cho dù đã có lời giải đáp rõ ràng cho câu hỏi “bầu ăn dưa lê được không?” là có thể, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng ăn đúng cách để nhận được lợi ích tối đa từ loại trái cây này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ:
- Không ăn quá nhiều trong một lần: Dưa lê giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu hóa do hàm lượng đường và nước cao. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 100-150g mỗi lần tương dương ăn 2-3 lần/tuần.
- Không ăn dưa lê lạnh trực tiếp từ tủ lạnh: Dưa lê bảo quản lạnh khi ăn ngay có thể khiến mẹ bầu bị lạnh bụng, tiêu chảy, đau dạ dày hoặc kích thích tử cung. Tốt nhất nên để dưa lê ra ngoài 15-20 phút trước khi ăn để giảm độ lạnh.
- Không ăn dưa dập, úng nước: Dưa lê bị hỏng rất dễ phát sinh ra vi khuẩn, nấm mốc hoặc độc tố (như aflatoxin) gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Không ăn khi đói bụng: Ăn dưa lê lúc đói có thể làm tăng tiết dịch vụ đột ngột, dẫn tới tình trạng đau dạ dày, đặc biệt là với mẹ bầu có tiền sử viêm loét dạ dày. Nên ăn sau bữa chính khoảng 25-30 phút để cơ thể hấp thu tốt.
- Luôn rửa sạch và gọt vỏ: Dưa lê có thể chứa thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn bám bên ngoài vỏ, do đó mẹ bầu nên ngâm với nước muối loãng và rửa kỹ dưới vòi nước chảy, sau đó gọt sạch vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Bà bầu ăn hồng xiêm được không? Lợi ích & những lưu ý
Cách ăn dưa lê an toàn cho bà bầu
- Chọn dưa lê sạch, nguồn gốc rõ ràng: Ưu tiên dưa lê VietGAP, GlobalGAP hoặc mua từ nhà cung cấp uy tín như siêu thị Nông sản Dũng Hà để đảm bảo quyền lợi. Tránh chọn dưa bóng loáng bất thường, chọn quả còn cuống xanh, vỏ căng bóng tự nhiên, không thối, không dập úng.
- Rửa sạch và gọt kỹ: Trước khi bổ, nên rửa kỹ vỏ dưa lê dưới vòi nước chảy hoặc ngâm nước muối loãng 5-10 phút. Gọt bỏ toàn bộ vỏ dưa để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Ăn đúng thời điểm: Thời điểm ăn dưa lê tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 25 – 30 phút để cơ thể hấp thu dinh dưỡng. Không nên ăn khi đói bụng hoặc trước khi đi ngủ.
- Không để lâu ngoài không khí: Để dưa quá lâu ngoài không khí sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, chất dinh dưỡng bị biến chất. Nếu chưa ăn hết, nên bọc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong vòng 6-8 tiếng đồng hồ.
Câu hỏi liên quan về chủ đề bầu ăn dưa lê được không?
Tiểu đường thai kỳ ăn dưa lê được không?
Có, nhưng nên ăn ở mức vừa phải. Dưa lê chứa lượng đường tự nhiên ở mức trung bình, vì vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn với lượng nhỏ (50-70g/lần) và phải kiểm soát thật chặt chẽ để điều chỉnh.
Bầu ăn phải hạt dưa lê có sao không?
Hạt dưa lê khá mềm, nếu vô tình nuốt phải 1-2 hạt thường không gây hại, nhưng nên tránh vì có thể gây khó tiêu hoặc nghẹn. Nếu nuốt nhiều, nên theo dõi và hỏi ý thăm ý kiến của bác sĩ.
Kết luận
Vậy bầu ăn dưa lê được không? Câu trả lời là CÓ, nhưng cần ăn đúng cách, đúng liều lượng và chọn nguồn thực phẩm an toàn. Với hàng loạt những lợi ích như: tăng cường sức đề kháng, ngừa dị tật thai nhi, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da,… dưa lê chính là sự lựa chọn bổ dưỡng cho thai kỳ nếu sử dụng hợp lý.
Đừng quên ghé hệ thống siêu thị Dũng Hà chọn mua dưa lê cũng hàng loại các loại hoa quả sạch VietGAP tại đây nhé: https://nongsandungha.com/danh-muc/hoa-qua/