Cây giống măng tây xanh F1 chất lượng hàng đầu

Cây giống măng tây xanh thường dược sử dụng nhiều nhất là loại giống F1, cây giống có thể lấy từ cây giống ươm từ hạt hoặc trồng bằng rễ cây măng tây . Giống F1 là giống jersey F1 nhập khẩu bên mỹ có chiều cao từ 20-30 cm và có thể chống lại thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh tại Việt Nam.

trong mang tay

Cây giống măng tây xanh thường dược sử dụng nhiều nhất là loại giống F1, cây giống có thể lấy từ cây giống ươm từ hạt hoặc trồng bằng rễ cây măng tây. Giống F1 là giống jersey F1 nhập khẩu bên mỹ có chiều cao từ 20-30 cm và có thể chống lại thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh tại Việt Nam.

caygiongmangtay

Kỹ thuật trồng măng tây bằng rễ

1. Điều kiện vườn trồng

Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét.

Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét. Tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm đioxin… Đất không có độ dốc quá 5-10%.

Chuẩn bị đất: Chuẩn bị 3 ngày trước khi trồng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, làm liếp với chiều rộng liếp 70cm~75cm, ránh liếp rộng 25cm~30cm, chiều cao 20cm ~ 25 cm. 

Một số vùng nơi đất cao chúng ta có thể không cần lên liếp. Tại giữa liếp chúng ta tạo một rạch với chiều sâu 10 cm~15cm, rông 20cm~25cm rồi tiến hành bón phân phân hữu cơ. Phân vi sinh và bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma… Rồi đảo đều với đất tạo thành chiều sâu rãnh trồng so với mặt liếp 10 cm~15 cm.

Tạo mô đất cao 5~7 cm ở chính giữa rãnh để chuẩn bị trồng gốc măng tây. Tâm liếp này cách tâm liếp kia là 90~120 cm.

2. Tiến hành trồng 

Với giống cây trồng bằng rễ từ một dễ to có thể chia ra thành nhiều dễ nhỏ nhưng phải đúng điều kiện 1 nhánh măng tây và 20 rễ. Mang cây ra đất trồng đã được chuẩn vị sẵn và tiến hành trồng theo đúng kĩ thuật trồng măng tây đã được hướng dẫn. Mỗi luống cao từ 20-25cm  và trồng cây với khoảng cách mỗi cây cách nhau 90-100cm , lấp đất không quá đầy, không nén đất chặt, trồng cây giống măng tây phải thật chú ý tới bộ rễ của nó, rễ được rẽ theo chiều phù hợp sang hai bên hố khéo léo tránh làm đứt rễ rồi tiến hành kĩ thuật tưới ẩm cho chân bằng phun mưa hoặc phun xương

Sau khi trồng 1 tuần các mầm non nhú lên cần chú ý đến việc giữ ẩm cho đất, tuần thư 2 có thể vun thêm 3,5-4 cm vào gốc măng rồi đến tuần thứ 4 có thể bổ sung thêm phân chuồng ủ mục và chế phẩm đối kháng trichoderma và tiến hành xới đất dọn cỏ. Thân măng rất yếu vì vậy cần cắm cọc tre 2 đầu rãnh luống để cây có thể dựa vào cũng chống đỡ được trong thời tiết mưa bão. Cần chú ý tới các cây mẹ già đi có biểu hiện từ màu xanh chuyển sang màu vàng thì đem cát tận gốc bỏ đi để măng non phát triển cũng như giúp sức cho qua trình cây quang hợp.

Xem thêm: Các món ngon hấp dẫn được chế biến từ măng tây

Chăm sóc cây măng tây xanh

Chúng ta thường xuyên phải kiểm tra độ PH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. Vì theo thói quen của người dân chúng ta thường sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn phân bón hữu cơ. Tác dụng của việc kiểm soát được độ PH của đất và nước:
Như chúng ta biết với PH 6-7 là khoảng tốt nhất cho cây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi cho cây phát triển. Vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên canh lại PH của đất và sử lý nước để đạt độ PH tốt nhất cho cây.

<div “text-align: left;”>Muốn cây đạt hiệu quả kinh tế cao thì chăm sóc giữ một vai trò quan trọng. Hãy lưu ý một số bước khi chăm sóc măng tây dưới đây:

– Trước khi trồng nên trộn đất với một số loại phân bón lót như NPK, vôi hoặc một số phân hữu cơ khác

– Sau 30 ngày kể từ lúc trồng thì vun đất, nhổ có kết hợp với bón thúc để cây sinh trưởng nhanh

– Khi cây bắt đầu mọc cành, tỉa bớt cành nhỏ giữ cành khỏe, loại bỏ bụi sâu và bón thúc một lần nữa

– Bên cạnh bón phân hợp lý thì nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng. Luôn duy trì độ ẩm trong đất  là  60 – 70%

– Và có thể sử dụng một số loại thuốc diệt cỏ cho cây như Dual, Fagon, Agropac, Terbacil, Dicamba…

ky thua trong mang tay

Thu hoạch

Thu hoạch lần 1:

Sau khi áp dụng giai đoạn 7. Ta tiến hành thu hoạch tất cả măng, ta tiến hành thu hoạch 20~25 ngày sẽ ngừng thu hoạch rồi lại chăm sóc bình thường.

Thu hoạch lần 2: 

Sau khi ngừng thu hoạch 40 ngày. Ta tiến hành giống giai đoạn 7 và thu hoạch trong thời gian 60 ngày.
Các lần thu hoạch thứ 3 trở đi làm tương tự như lần 2.

Sau một quá trình sinh trưởng phát triển, khi măng tây đã có thể thu hoạch được thì ta tiến hành làm theo các bước sau:

– Khi thấy các chồi măng đã nhô lên mặt đất khoảng 20 – 25 cm thì tiến hành thu hoạch. Để không để lại vết xước trên thân thì một tay nắm chặt lấy gốc măng, một tay cầm chồi măng xoay nhẹ 40 độ, chồi măng sẽ tự động tách khỏi trụ thân

– Thời gian thu hoạch măng tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi mặt trời mọc

– Không nên để ánh sáng mặt trời tiếp xúc vơi măng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của măng

Măng tây xanh sau khi được thu hoạch phải đem ngay vào nơi thoáng mát sau đó sơ chế.

Chú ý: Chúng ta không nên thu hoạch măng vào mùa mưa vì sau khi thu hoạch măng vết gãy khi bẻ măng cây rất dễ bị bệnh tấn công.

Xem thêm: Tác dụng tốt của măng tây đối với bà bầu

Nông sản Dũng Hà luôn sẵn sàng tư vấn kĩ thuật trồng măng tâycung cấp cây giống măng tây cũng như bao tiêu sản phẩm cho bà con một cách hiệu quả và chất lượng

Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:

Mr.Hà : 0364345863-0984399922

Email: nongsandungha@gmail.com

Hoặc đến trực tiếp các cửa hàng của chúng tôi:

Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội

Cơ sở 2: A10 – ngõ 100 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 3: 79 Hồng Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Cơ sở 4: Số 02/B – Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Cách bảo quản đậu phụ qua đêm không bị chua đơn giản tại nhà 

Đậu phụ là món ăn phổ biến và quen thuộc đối với nhiều gia đình...

Giá đỗ mọc mầm có ăn được không? Cách chọn mua giá đỗ ngon

Giá đỗ luôn là một loại thực phẩm phổ biến và được nhiều người ưa...

Đậu phụ kỵ gì? Đừng dại kết hợp với 8+ loại thực phẩm này!

Đậu phụ là món ăn phổ biến và đơn giản nhưng lại được nhiều gia...

Bầu ăn rau đay được không? 3+ món ăn siêu bổ dưỡng từ rau đay

Rau đay, một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày không chỉ giàu...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button