Xoài là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến với hương vị thơm ngon, dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những ai đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng
1. Công dụng của xoài đối với sức khỏe
Theo Boldsky, Xoài được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ và Đông Nam Á và đã được trồng trong hơn 4000 năm. Hiện nay, trên giới có hàm trăm loại xoài khác nhau, mỗi loại lại có hương vị, hình dáng, màu sắc khác nhau. Loại trái cây này không chỉ ngon mà còn có thành phần dinh dưỡng rất ấn tượng. Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr xoài cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 59 calo
- 0.4gr lipid
- 0.1gr chất béo bão hòa
- 0mg cholesterol
- 1mg natri
- 168mg kali
- 15gr carbohydrate
- 1.6gr chất xơ
- 14gr đường
- 0.8gr protein
- 36.4mg vitamin C
- 11mg canxi
- 0.2mg sắt
- 0.1mg vitamin B6
- 10mg magie
1.1 Tốt cho hệ tiêu hóa
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại viện dinh dưỡng học Hoa Kỳ cho biết, sự kết hợp giữa polyphenol và chất xơ trong xoài hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm táo bón và giảm viêm ruột, đem lại lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
1.2 Bảo vệ mắt
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), vitamin A là chất thiết yếu cho sức khỏe của mắt, đặc biệt trong việc duy trì giác mạc và ngăn ngừa các tình trạng như khô mắt và quáng gà. Xoài là một nguồn giàu vitamin A, giúp duy trì màng mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do thiếu hụt vitamin A.
1.3 Ngừa ung thư
Nghiên cứu từ Cancer Letters và The Journal of Biological Chemistry cho thấy mangiferin, một hợp chất có trong xoài, có thể ức chế enzyme TOR, một protein điều hòa sự phát triển và tăng sinh tế bào. Enzyme TOR đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều loại ung thư, và việc ức chế enzyme này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển khối u ác tính.
1.4 Tăng cường hệ miễn dịch
Xoài chứa polyphenol như mangiferin, có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ. Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry, polyphenol này có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
2. Xoài bao nhiêu calo?
2.1 Xoài chín bao nhiêu calo?
Xoài chín chứa nhiều đường hơn xoài xanh, với hàm lượng đường lên đến 14% và chất xơ chỉ 1.6%. Do đó, 100g xoài chín cung cấp khoảng 59 calo.
2.2 Xoài xanh bao nhiêu calo?
Xoài xanh có lượng đường và calo thấp hơn so với xoài chín, vì thế là lựa chọn tốt cho những ai muốn kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể. Trong 100g xoài xanh chỉ chứa 50 calo, 2.1g đường, 11g carbohydrate và không có chất béo.
2.3 Sinh tố xoài bao nhiêu calo?
2.5 Gỏi xoài bao nhiêu calo?
Gỏi xoài là món ăn dễ thưởng thức và thường được chọn trong thực đơn giảm cân. Lượng calo trong gỏi xoài thay đổi theo nguyên liệu kèm theo. Ví dụ, gỏi xoài thịt heo cung cấp khoảng 156 calo, gỏi xoài tôm thịt chứa khoảng 350 calo, và gỏi xoài khô sặc khoảng 167 calo.
3. Ăn xoài có tăng cân không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jasleen Kaur, xoài là loại trái cây không chứa chất béo, cholesterol, hay muối và có lợi cho sức khỏe. Một quả xoài 200g chứa khoảng 150 calo, nên ăn với lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiểm soát lượng calo tổng thể hàng ngày. Nếu lượng calo tiêu thụ vượt ngưỡng, ăn xoài cũng có thể dẫn đến tăng cân và gây đầy hơi, khó tiêu.
Để vừa ngon miệng lại đảm bảo sức khỏe, bạn có thể ăn một quả xoài khoảng 10 phút trước khi tập thể dục. Điều này giúp hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, sắt, đồng, kali mà không lo tăng cân.
4. Một số lưu ý khi ăn xoài giảm cân
4.1 Không nên ăn xoài xanh khi đói
Không nên ăn xoài xanh khi đói vì xoài có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, dẫn đến cảm giác cồn cào và đau bụng. Lâu dần, điều này có thể gây viêm loét dạ dày và làm nặng thêm các vấn đề về tiêu hóa.
4.2 Không nên ăn quá nhiều xoài
Ăn quá nhiều xoài trong thời gian ngắn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tiêu chảy và đầy bụng. Nguyên nhân là do lượng carbohydrate cao trong xoài dễ lên men trong đường ruột.
5. Đối tượng nào không nên ăn xoài?
Mặc dù, xoài rất giàu nguồn dinh dưỡng và có lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được xoài. Dưới đây là một số đối tượng được khuyến cáo không nên ăn xoài hoặc hạn chế ăn xoài.
5.1 Người có cơ địa bị dị ứng
Theo nghiên cứu từ Viện Da liễu Hoa Kỳ đã cảnh báo về tình trạng “Mango Dermatitis” (viêm da do xoài) là một phản ứng viêm da dị ứng do urushiol trong xoài. Những người có tiền sử dị ứng với urushiol thường được khuyến cáo tránh tiếp xúc trực tiếp với vỏ và nhựa của trái xoài.
5.2 Người mắc bệnh hen suyễn
Theo tài liệu từ tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến nghị người bị hen suyễn hạn chế thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng cao. Mặc dù xoài không phải là tác nhân chính, nhưng với các cá nhân nhạy cảm, nó vẫn có thể là yếu tố rủi ro.
5.3 Người mắc bệnh ngoài da
Xoài chứa lượng đường tự nhiên cao, đặc biệt là xoài chín, có thể làm tình trạng da xấu đi. Đối với người bị mẩn ngứa, lở loét hoặc mưng mủ, ăn xoài có thể làm tăng nguy cơ kích ứng và khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
6. Một số câu hỏi liên quan
6.1 Mẹo chọn mua xoài tươi ngon
- Hình dáng bên ngoài: Chọn những trái có vỏ căng sáng mịn, không thối giữa hay xây xát. Có thể kiểm tra bằng cách cấu vào cuống và ngửi, nếu cuống có mùi thơm, có tinh dầu thì đó là quả tươi, không chất bảo quản.
- Vỏ xoài: Vỏ căng bóng, đều màu, phần ngay chân cuống hơi lún xuống. Xoài chín ngon thì phần cuống vẫn căng cứng chứ không mềm. Ở phần bụng xoài, gần chóp đuôi sẽ thấy có một mắt nhỏ, mắt càng nhỏ hạt xoài càng nhỏ.
- Nơi mua: Cần tìm mua xoài tại các cơ sở kinh doanh uy tín trên địa bàn để được cam kết về giá cả, chất lượng và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Ví dụ như mua xoài ngon đến ngay hệ thống siêu thị Dũng Hà.
Đừng bỏ lỡ: 7 loại xoài ngon nhất hiện nay và cách nhận biết khi chọn mua
6.2 Ăn xoài có bị nóng trong và nổi mụn không?
Theo Shilpa Arora – huấn luyện viên chế độ ăn Macrobiotic cho biết, xoài là loại trái cây có tính bình, nên khi ăn với mức độ vừa phải, xoài không gây nóng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn xoài với số lượng lớn, lượng đường cao trong xoài có thể làm tăng đường huyết và tạo ra cảm giác nóng.
Hiện tại, chưa có cơ sở khoa học khẳng định nào ăn xoài mọc mụn. Ngược lại, xoài giàu beta-carotene và các vitamin giúp cải thiện làn da, chống oxy hóa, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, và hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn.
6.3 Tiểu đường ăn xoài được không?
Người tiểu đường có thể ăn xoài với một lượng vừa phải. Tuy nhiên, nên ưu tiên ăn xoài xanh thay vì xoài chín, do xoài chín chứa nhiều đường hơn, dễ gây tăng đường huyết. Hạn chế ăn quá nhiều cùng lúc, chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần và không thường xuyên. Để an toàn, người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
7. Tạm kết
Như vậy, xoài bao nhiêu calo đã được Nông sản Dũng Hà mình giải đáp rất cụ thể ở trong bài viết này. Với hàm lượng calo thấp, xoài được xem là loại trái cây quen thuộc trong mỗi bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, xoài cũng tiềm ẩn những rủi ro xấu tới sức khỏe, do đó bạn nên sử dụng một cách hiệu quả để đạt được những công dụng tốt nhất. Đừng quên ghé siêu thị Dũng Hà chọn mua xoài ngon bạn nhé.
ĐỪng bỏ lỡ: Phân biệt xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu Cao Lãnh