Xoài kỵ gì? 4 thực phẩm không nên ăn chung cùng xoài

xoai-ky-gi-ban-co-biet

Xoài là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc, không chỉ hấp dẫn, thơm ngon mà còn chứa vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa mạnh như beta-carotene, polyphenol có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, tăng cường thị lực,… Dù bổ dưỡng đến mấy, xoài cũng không phải là loại quả có thể kết hợp tùy tiện với bất kỳ thực phẩm nào. Vậy xoài kỵ gì? Những thực phẩm nào không nên ăn chung cùng xoài? Ai nên cẩn trọng khi thưởng thức loại trái cây này? Cùng Dũng Hà tìm hiểu nhé!

Giá trị dinh dưỡng trong xoài

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100g xoài cung cấp:

  • 60kcal
  • 36.4mg vitamin C
  • 54µg vitamin A
  • 15g carbohydrate
  • 1.6g chất xơ
  • 270mg kali

Xoài không chỉ ngon mà còn là một “siêu thực phẩm” với hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng:

  • Vitamin C: Xoài là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và hỗ trợ sản xuát Collagen cho làn da khỏe mạnh.
  • Vitamin A: Đặc biệt là xoài chín (rất giàu vitamin A) cực kỳ quan trọng cho thị lực, giúp mắt luôn sáng, mạnh khỏe, ngừa mỏi mắt.
  • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong xoài có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, hạn chế thèm ăn.
  • Chất chống oxy hóa mạnh: Xoài chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa mạnh như Quercetin, fisetin, isoquercitrin, astragalin, gallic acid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.
  • Kali và Magie: Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định và chức năng cơ bắp, thần kinh.
thac-mac-xoai-ky-gi-ban-co-biet
Giá trị dinh dưỡng trong 100g xoài

Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của xoài cát Hòa Lộc và tác dụng

Xoài kỵ gì? TOP thực phẩm không nên ăn chung cùng xoài

Để tận hưởng trọn vẹn lợi ích từ xoài và tránh những tác dụng không mong muốn, bạn cần biết xoài kỵ gì và không nên kết hợp với những thực phẩm nào:

Hải sản

Xoài và hải sản đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Khi kết hợp cùng lúc, đặc biệt với số lượng lớn, chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu hoặc thậm chí là phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, để an toàn, bạn nên ăn xoài cùng hải sản cách nhau ít nhất 1-2 tiếng đồng hồ.

goc-thac-mac-xoai-ky-gi-ban-co-biet
Xoài kỵ hải sản

Dứa

Dứa chứa enzyme bromelain, trong khi xoài chứa các hợp chất phenol như urushiol. Khi kết hợp với nhau, đặc biệt là khi ăn xoài xanh hoặc dứa xanh có thể làm tăng cường kích ứng niêm mạc miệng, môi, gây sưng tấy, ngứa rát lưỡi. 

Ngoài ra, dứa chứa hàm lượng Kali tương đối cao, nếu kết hợp cùng xoài có thể gây ra rối loạn nhịp tim ở một số trường hợp đặc biệt.

tim-hieu-xoai-ky-gi
Xoài kỵ dứa

Đừng bỏ lỡ: Dứa Kỵ Gì? Thực phẩm “đại kỵ” kẻo rước họa vào thân!

Rượu

Xoài và rượu đều là thực phẩm sinh nhiệt, có tính nóng. Khi kết hợp trong cùng một món ăn có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa cấp tính như đau bụng, xót ruột, buồn nôn, nôn mửa. Hơn nữa, sự kết hợp này còn làm gia tăng gánh nặng cho gan và thận, gây áp lực lên các cơ quan này trong quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày ở người có bệnh lý nền.

Để trả lời cho câu hỏi xoài kỵ gì thì rượu chính là thực phẩm bạn không nên kết hợp chung. Nên đợi ít nhất 1-2 tiếng sau khi ăn xoài mới uống rượu.

goc-tim-hieu-xoai-ky-gi
Xoài kỵ rượu

Gia vị cay nóng

Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành, quế, tiêu,… đều có tính nóng. Trong khi xoài xanh chứa các axit hữu cơ và một số protein có thể gây kích thích. Khi ăn xoài cùng với các gia vị có tính nóng, cơ thể dễ bị nóng trong, sinh nhiệt, gây hại cho thận hoặc làm trầm trạng tình trạng mụn nhọt, rôm sảy trở nên nặng hơn.

bat-mi-xoai-ky-gi
Xoài kỵ gia vị cay nóng

Những nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng xoài?

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, việc nắm rõ xoài kỵ gì đối với từng đối tượng cụ thể cũng rất quan trọng, đặc biệt là với những người có bệnh lý nền:

Người bị bệnh tiểu đường

Xoài, đặc biệt là xoài chín có hàm lượng đường tự nhiên (fructose) khá cao. Mặc dù chỉ là đường tự nhiên, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng đường huyết đột ngột, gây ảnh hưởng xấu tới việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bị đái tháo đường chỉ nên ăn một lượng nhỏ (dưới 100g xoài/ngày) và ưu tiên xoài xanh hơn xoài chín.

Người bị tiêu chảy

Xoài chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và đường tự nhiên khá cao, có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón. Tuy nhiên, đối với người đang bị tiêu chảy, việc ăn xoài có thể làm tăng cường nhu động ruột, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn, gây mất nước và điện giải.

bi-mat-xoai-ky-gi
Người tiêu chảy nên cẩn trọng khi ăn xoài

Người mắc bệnh ngoài da

Xoài có thể chứa một lượng nhỏ chất Urushiol (nhất là ở vỏ và nhựa xoài). Chất này có thể gây kích ứng da, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh ngoài da như nổi mụn nhọt, lở loét, chàm ở những người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, nên hạn chế ăn xoài, đặc biệt là xoài chưa gọt kỹ vỏ.

Người dị ứng

Tương tự như người mắc bệnh ngoài da, những người có cơ địa dị ứng với nhựa hoặc phấn hoa xoài cũng hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Phản ứng dị ứng với xoài có thể biểu hiện nhẹ như ngứa họng, ngứa miệng, môi, sưng nhẹ đến nặng là nổi mề đay toàn thân, sốc phản vệ, khó thở.

Người bị bệnh thận

100gram xoài chín cung cấp 270mg Kali, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh thận, việc tiêu thụ Kali quá mức có thể hại tổn hại cho thận. Khi thận không hoạt động hiệu quả, chúng không thể đào thảo Kali dư thừa, dẫn đến sự tích tụ Kali trong máu. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như mỏi mệt, yếu cơ, chuột rút và rối loạn nhịp tim. Do đó, người bị bệnh thận nên hạn ăn xoài, đặc biệt là xoài chín, để tránh làm tăng gánh nặng cho thận.

giai-dap-xoai-ky-gi
Người bị bệnh thận nên cẩn trọng ăn xoài

Người bị bệnh hen suyễn

Dù không phổ biến, nhưng một số trường hợp người bệnh hen suyễn có thể nhạy cảm với các hợp chất có trong xoài, gây kish thích đường hô hấp và dẫn đến khởi phát hoặc làm nặng cơn hen.

Lưu ý khi ăn xoài đúng cách

Để xoài phát huy tối đa những lợi ích và không gây hại cho sức khỏe, bạn hãy bỏ túi những lưi ý sau đây:

  • Ăn điều độ: Dù xoài bổ dưỡng, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Lượng khuyến nghị là 1-2 quả/ngày tùy kích thước và nhu cầu của cơ thể.
  • Chọn xoài sạch và chín tới: Ưu tiên xoài có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rửa thật sạch xoài dưới vòi nước chảy, đặc biệt là phần vỏ và cuống (nơi tập trung nhiều nhựa có thể gây kích ứng) trước khi gọt và ăn.
  • Thời điểm ăn: Tránh ăn xoài khi đang đói bụng, đặc biệt là xoài xanh, vì hàm lượng Axit trong xoài xanh có thể gây kích ứng dạ dày, gây cồn ruột, khó chịu. Thời điểm lý tưởng là ăn sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, như một món tráng miệng hoặc bữa phụ.
goc-giai-dap-xoai-ky-gi
Ăn điều độ, ăn đúng thời điểm, chọn xoài sạch và chín tới

Đừng bỏ lỡ: 7 loại xoài ngon nhất hiện nay và cách nhận biết khi chọn mua

Câu hỏi liên quan chủ đề xoài kỵ gì?

Vỏ xoài có ăn được không?

Vỏ xoài có thể ăn nhưng chứa nhiều nhựa Urushiol dễ gây kích ứng cho đường ruột hoặc thậm chí chứa thuốc trừ sâu. Tốt nhất nên gọt sạch vỏ để an toàn.

Bà bầu có ăn xoài được không?

. Xoài cung cấp Folate, vitamin A, C rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn xoài chín quá hoặc xoài ngâm gia vị cay. Nếu có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có nên ăn xoài sau khi ăn cơm không?

Không nên ăn xoài ngay sau bữa ăn chính vì dễ gây đầu bụng, khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa. Tốt nhất nên ăn xoài sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.

Ăn xoài với sữa có sao không?

. Protein trong sữa khi kết hợp với Tannin và Axit trong xoài có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, đầy bụng, đầy hơi, nhất là với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Kết luận

Xoài là loại trái cây thơm ngon, giàu vitamin và chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Việc nắm rõ “xoài kỵ gì” không chỉ giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Đừng bỏ lỡ: Quả hồng kỵ với gì? Lưu ý khi chế biến và ăn hồng đúng cách

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Củ dền đỏ kỵ gì? Tránh kết hợp sai cách gây hại cho sức khỏe

Bạn đang băn khoăn không biết củ dền đỏ kỵ gì để tránh những kết...

Mẹ bầu ăn cải xoong được không? Lợi ích cải xoong cho bà bầu

“Bầu ăn cải xoong được không?”  luôn là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan...

Khoai sâm đất luộc được không? Gợi ý 3 món ăn ngon khoai sâm đất

Bạn đang tìm hiểu khoai sâm đất luộc được không và cách chế biến loại...

Đậu rồng ăn sống được không? Món ăn sống ngon với đậu rồng

Bạn đang thắc mắc đậu rồng ăn sống được không và liệu điều đó có...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button