Chắc hẳn bạn đã nghe nói về khoai môn, về hương vị và về dinh dưỡng của loại củ này. Tuy nhiên, khi nói đến việc giảm cân nhiều người vẫn tự hỏi về lượng calo mà nó có thể cung cấp. Vậy “100g khoai môn bao nhiêu calo” và liệu nó có thể là một phần của chế độ ăn giảm cân hiệu quả? Hãy cùng Nông sản Dũng Hà giải đáp thắc mắc trên.
100g khoai môn bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì trong 100g khoai môn có chứa khoảng 110 calo. Mặc dù khoai môn có lượng calo lớn hơn khoai tây và khoai lang nhưng lượng chất béo trong khoai môn lại chiếm ít hơn nhiều so với hai loại củ kia với chỉ 0,1g và không có cholesterol.
Ngoài ra, trong khoai môn còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như: Chất xơ, tinh bột, protein, các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt hơn là, khoai môn còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng viêm và chất kích thích trao đổi.
Đọc thêm: 100g Khoai tây bao nhiêu calo? 4+ món ăn giúp giảm cân hiệu quả
Tác dụng của khoai môn đối với sức khoẻ
Cân bằng huyết áp
Khoai môn chứa hàm lượng kali cao, giúp cân bằng huyết áp hiệu quả.
- Kali trong khoai môn: Hoạt động bằng cách làm giãn các cơ bắp trong thành mạch máu, giảm áp lực lên hệ tuần hoàn, từ đó hỗ trợ điều chỉnh huyết áp một cách tự nhiên.
- Chất xơ: Khoai môn giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, góp phần duy trì huyết áp ổn định.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Khoai môn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Chất xơ giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
- Nuôi dưỡng lợi khuẩn: Chất xơ trong khoai môn là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng và khỏe mạnh.
- Giảm viêm đường tiêu hóa: Khoai môn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc ruột và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Tăng cường miễn dịch
Khoai môn chứa vitamin C và polyphenol, hai chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Vitamin C: Giúp cơ thể sản sinh bạch cầu, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống lại các bệnh viêm nhiễm.
- Chất chống oxy hóa: Polyphenol trong khoai môn bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh mãn tính.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Khoai môn là lựa chọn lý tưởng cho người mắc tiểu đường nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp và lượng carbohydrate phức tạp.
- Kiểm soát lượng đường: Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, giúp ổn định đường huyết sau bữa ăn.
- Thay thế tinh bột: Khoai môn là nguồn năng lượng tự nhiên lành mạnh thay thế cho các loại tinh bột thông thường như gạo hoặc khoai tây.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Khoai môn giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ vào các dưỡng chất quan trọng:
- Kali: Giảm áp lực mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chất xơ hòa tan: Làm giảm cholesterol LDL (xấu) trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
- Chất chống oxy hóa: Polyphenol trong khoai môn bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do gốc tự do.
Phòng chống ung thư
Khoai môn chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên như polyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Chống lại stress oxy hóa: Polyphenol và flavonoid trong khoai môn ngăn chặn sự tổn thương tế bào, giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Chất xơ giúp loại bỏ chất thải độc hại khỏi đường ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Tốt cho làn da, ngăn ngừa lão hóa
Khoai môn chứa vitamin E và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa.
- Vitamin E: Duy trì độ ẩm, tăng độ đàn hồi và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
- Polyphenol: Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, giảm nguy cơ nám và tàn nhang.
- Chất xơ: Loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp làn da sáng khỏe và giảm các vấn đề như mụn viêm.
Ăn khoai môn có tăng cân không
Khoai môn không chỉ chứa ít chất béo, giàu chất xơ mà trong khoai môn có tới 70%. Những thứ này sẽ giúp giúp bạn cảm thấy no lâu và giảm thiểu các cơn đói không mong muốn từ đó hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và hỗ trợ quá trình giảm cân tại nhà
Ngoài ra, Chất xơ cùng với vitamin C trong khoai môn còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hao năng lượng và củng cố hệ thống miễn dịch qua đó giúp loại bỏ các chất béo một cách nhanh chóng và ngăn ngừa sự tích tụ calo dư thừa.
Vì vậy, khoai môn không chỉ không gây béo mà còn có lợi cho việc giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bổ sung bất kỳ thực phẩm nào cũng cần được thực hiện một cách hợp lý để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo việc giảm cân an toàn.
Khám phá ngay: Bí đao bao nhiêu calo? Liệu có phù hợp cho chế độ ăn giảm cân
Mách bạn cách ăn khoai môn giảm cân hiệu quả
Sử dụng thay thế bữa ăn
Bạn có thể sử dụng khoai môn để thay thế các bữa ăn chính hoặc bữa phụ qua đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Ví dụ, bạn có thể ăn khoai môn luộc hoặc hấp để thay thế cơm hoặc khoai tây trong bữa ăn chính.
Thời điểm ăn khoai môn
Bạn nên ăn khoai môn vào bữa sáng hoặc bữa trưa có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hệ tiêu hóa trong cơ thể bạn sẽ có thêm thời gian để làm việc, để tiêu hóa lượng tinh bột trong khoai môn. Bạn nên tránh ăn khoai môn vào buổi tối để giảm thiểu việc cơ thể bị tích tụ lượng calo dư thừa.
Chế biến khoai môn lành mạnh
Để quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả thì bạn nên chế biến khoai môn bằng các phương pháp nấu ăn lành mạnh như: luộc, hấp, nướng thay vì chiên hoặc xào với nhiều dầu mỡ. Việc này sẽ giúp bạn giảm lượng calo và chất béo khi nạp vào cơ thể.
Kết hợp với các thực phẩm khác
Bạn nên kết hợp khoai môn với các loại rau xanh và nguồn protein nạc như thịt gà, cá,… để tạo ra những món ăn giàu dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cảm giác no mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Kiểm soát khẩu phần ăn
Mặc dù khoai môn là một thực phẩm tốt cho việc giảm cân nhưng việc kiểm soát khẩu phần ăn vẫn rất là quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn không tiêu thụ quá nhiều khoai môn trong một bữa ăn và nên theo dõi tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đạt được mục tiêu giảm cân hiệu quả.
Gợi ý một số món ăn giúp giảm cân từ khoai môn
Xương hầm khoai môn
Nguyên liệu:
- 300g khoai môn tươi
- 200g xương sườn
- Các loại gia vị, hành lá và rau thơm
Cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn tiến hành rửa khoai, bỏ vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn. Lưu ý, bạn nên rửa khoai với nước muối để khoai đỡ nhớt.
- Tiếp theo, bạn hầm xương sườn trong khoảng 30 phút để lấy nước dùng.
- Tiếp theo, bạn cho khoai đã sơ chế vào nồi nước dùng từ xương đã hầm và đun tới khi khoai đã mềm. Tiếp đến, bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi thêm rau thơm và hành lá vào.
- Cuối cùng, bạn tắt bếp, múc canh ra tô thêm một chút tiêu và thưởng thức.
Khoai môn luộc
Nguyên liệu:
- 100 – 150g khoai môn tươi
- Các loại gia vị để chấm như: muối vừng, đường,….
Cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn tiến hành rửa sạch khoai để loại bỏ đất cát, bụi bẩn và để nguyên vỏ.
- Tiếp theo, bạn đặt khoai vào nồi nước lớn rồi đun sôi khoảng 20 phút cho đến khi khoai mềm.
- Cuối cùng, khi khoai đã chín bạn bóc vỏ và thưởng thức. Bạn có thể chấm khoai với một ít đường hoặc muối vừng để gia tăng hương vị, nhưng nên tránh dùng quá nhiều để không ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng.
Soup khoai môn thịt bằm
Nguyên liệu:
- 300g khoai môn tươi.
- 200g thịt nạc xay
- Các loại gia vị
Cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn tiến hành rửa khoai, bỏ vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Lưu ý, bạn nên rửa khoai với nước muối để khoai đỡ nhớt.
- Tiếp theo, bạn cho thịt nạc vào chảo và đảo cho thịt chín sơ rồi cho khoai môn vào đảo cùng và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng. Tiếp đến, bạn đổ nước vào và đun cho tới khi khoai môn mềm nhuyễn hòa quyện với thịt bằm là được.
- Cuối cùng, bạn tắt bếp, múc canh ra bát thêm một chút tiêu và thưởng thức.
Khoai môn sấy
Nguyên liệu:
- 300g khoai môn tươi.
- 1 – 2 thìa cà phê dầu oliu hoặc dầu dừa
- Muối và gia vị
Cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn tiến hành rửa khoai, bỏ vỏ và cắt thành con chì hoặc cắt thành từng lát nhỏ rồi ngâm khoai trong nước lạnh khoảng 30 phút. Lưu ý, bạn nên rửa khoai với nước muối để khoai đỡ nhớt.
- Tiếp theo, bạn vớt khoai ra và dùng rất thấm rồi xịt thêm một chút dầu oliu hoặc dầu dừa và rắc thêm một chút muối để khi sấy xong khoai sẽ giòn hơn và đậm vị hơn. Sau đó bạn tiến hành xếp khoai vào khay nướng.
- Tiếp đến, bạn làm nóng lò ở nhiệt độ 150 độ C và sấy khoai trong khoảng từ 1 – 2 giờ. Lưu ý, bạn nên đảo đều khoai mỗi 30 phút để chúng được khô đều.
- Sau khi đã sấy xong, bạn bỏ khoai ra ngoài và thưởng thức.
Xem ngay: 3 món ăn ngon từ khoai môn tím bỏ qua sẽ tiếc TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi ăn khoai môn để giảm cân
- Khoai môn có mầm có thể chứa các chất gây ngộ độc vì vậy hãy chắc chắn loại bỏ những củ này khi sơ chế.
- Để đảm bảo an toàn thì khoai môn cần phải được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn vì khoai môn sống có thể gây khó chịu cho dạ dày.
- Trong quá trình gọt và cắt khoai môn, nên sử dụng găng tay nilon để tránh bị mẩn ngứa.
- Khi giảm cân với khoai môn, hãy theo dõi lượng khoai môn tiêu thụ và tính toán lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khoai môn thì bạn nên giảm lượng tinh bột và calo từ các thực phẩm khác.
- Để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất, bên cạnh việc tiêu thụ khoai môn thì bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Một số câu hỏi liên quan đến khoai môn
Ăn nhiều khoai môn nhiều có tốt không?
Không được kiểm soát được chế độ ăn hợp lý. Khoai môn chứa nhiều tinh bột và calo vì vậy nếu tiêu thụ quá mức sẽ có thể dẫn đến việc bạn bị tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, khoai môn còn chứa oxalat – một chất khi kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận nhất là đối với những người có các bệnh về thận hoặc đang dùng thuốc điều trị sỏi thận. Do đó, việc ăn nhiều khoai môn có thể không tốt cho cơ thể bạn.
Khoai môn kỵ với gì?
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm kỵ với khoai môn bạn nên chú ý.
- Khoai môn có chứa nhiều tinh bột nên kỵ thực phẩm giàu đạm như: hải sản, thịt bò vì khi kết hợp chúng có thể gây ra cảm giác đầy bụng hoặc khó tiêu cho cơ thể bạn.
- Khoai môn có tính ấm nên kỵ những thực phẩm có tính hàn như dưa leo hoặc rau sống. Khi kết hợp 2 loại này có thể gây mất cân bằng trong cơ thể.
- Khoai môn kỵ những thực phẩm có tính axit cao như cà chua, chanh hoặc dưa chua. Do khi tiêu hóa khoai môn dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều axit do đó sự kết hợp này có thể gây ra cảm giác nóng hoặc kích ứng trong dạ dày.
Những đối tượng nào nên tránh ăn khoai môn?
Dưới đây là một số đối tượng nên tránh ăn khoai môn hoặc hạn chế lượng tiêu thụ:
- Khoai môn chứa oxalat – 1 loại chất có thể góp phần hình thành sỏi thận. Do đó Những người bị bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ khoai môn
- Khoai môn có chỉ số glycemic cao có thể làm tăng đường huyết nên những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn khoai môn để kiểm soát đường huyết.
- Lượng tinh bột cao có trong khoai môn có thể làm tăng cảm giác đầy bụng khi ăn nên những người có dạ dày nhạy cảm có thể gặp vấn đề khi ăn khoai môn.
- Khoai môn có thể gây phản ứng viêm ở một số người bị viêm khớp hoặc các vấn đề về khớp. Do đó những người gặp vấn đề về khớp nên tránh ăn khoai môn
- Khoai môn có tính ấm vì vậy những người có cơ địa nóng hoặc dễ bị nổi mụn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn loại thực phẩm này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về “100g khoai môn bao nhiêu calo? Mách bạn 4+ cách và món ăn giúp giảm cân từ khoai môn”. Chắc hẳn với những chia sẻ vừa rồi của Nông sản Dũng Hà bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về cách sử dụng khoai môn cho chế độ giảm cân hiệu quả.
Xem ngay: Khoai lang Nhật bao nhiêu calo? Thực phẩm giảm cân siêu hiệu quả