Bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không? Những lưu ý khi ăn cà rốt

bau-3-thang-dau-an-ca-rot-duoc-khong

Dinh dưỡng trong thai kì đóng một vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của mẹ và trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống đa dạng nguồn dinh dưỡng luôn được mẹ bầu quan tâm và các chuyên gia dinh dưỡng phân tích rất kỹ càng. Tuy nhiên, cà rốt có tốt để mẹ bầu bổ sung vào chế độ ăn của mình hay không? Bài viết dưới đây, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết bạn thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng trong cà rốt

Cà rốt là một loại rau củ phổ biến, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr cà rốt cung cấp các chất dinh dưỡng như: 

  • 41 calo
  • 9.58gr carbohydrate
  • 4.5gr đường
  • 0.93gr chất đạm
  • 0.24gr chất béo
  • 2.8gr chất xơ
  • 6mg vitamin C
  • 5mg vitamin A
  • 0.135mg vitamin B6
  • 13.2mcg vitamin K
  • 33mg canxi
  • 69mg natri
  • 35mg photpho
  • 320mg kali
  • 12mg magie
  • 0.045mg đồng
  • 0.3mg sắt
  • 0.24mg kẽm
  • 0.143mg mangan
  • 0.1mcg selen

Có thể bạn quan tâm: Cà rốt mọc mầm có ăn được không? Lợi ích cà rốt với sức khỏe?

2. Bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không?

Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn cà rốt vì cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, và cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, chất xơ, vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa.

thac-mac-bau-3-thang-dau-an-ca-rot-duoc-khong
Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn ăn được cà rốt

3. Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe mẹ bầu

3.1 Giảm táo bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ do sự thay đổi hormone và áp lực của thai nhi lên đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu từ Tạp chí Nutrition and Health, cà rốt chứa khoảng 2.8gr chất xơ trong 100gr cà rốt, giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

3.2 Nâng cao thị lực

Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, hỗ trợ tốt cho sức khỏe thị lực của mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển mắt của thai nhi. Theo American Journal of Clinical Nutrition, vitamin A và các carotenoid trong cà rốt giúp bảo vệ võng mạc, duy trì thị lực tốt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt trong thai kỳ, như quáng gà, thoái hóa điểm mù khi về già.

3.3 Tăng cường hệ miễn dịch

Cà rốt chừa hàm lượng vitamin C lớn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Trong thai kỳ, khả năng miễn dịch suy giảm và vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nghiên cứu từ Journal of Immune Research cho thấy vitamin C thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

me-bau-an-ca-rot-giup-tang-cuong-he-mien-dich
Mẹ bầu ăn cà rốt nâng cao hệ miễn dịch

3.4 Kiểm soát huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Hypertension cho biết, cà rốt giàu Kali với 320mg trong mỗi 100gr cà rốt. Kali có tác dụng điều c hỉnh huyết áp bằng cách cân bằng lượng natri trong cơ thể, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm áp lực lên thành mạch máu.

3.5 Ngăn ngừa thiếu máu

Theo Journal of Hematology, vitamin C là chất xúc tác quan trọng giúp tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm, giúp duy trì mức hemoglobin ổn định trong thai kỳ, giúp mẹ bầu không rơi vào trạng thái thiếu máu.

3.6 Hạn chế chuột rút

Cà rốt vố hàm lượng photpho dồi dào, hỗ trợ chức năng cơ bắp, giúp ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tình trạng chuột rút. Theo Journal of Pregnancy and Musculoskeletal Health, phốt pho là khoáng chất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động cơ bắp và điều chỉnh sự co cơ, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong thai kỳ.

me-bau-an-ca-rot-giup-ngua-chuot-rut
Mẹ bầu ăn cà rốt ngừa chuột rút

3.7 Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Mẹ bầu tiêu thụ cà rốt hàng ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai như như tật nứt đốt sống nhờ hàm lượng vitamin B và axit folic dồi dào. Theo Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở hệ thần và được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

3.8 Hỗ trợ sự hình thành sụn và xương thai nhi

Uống nước ép cà rốt cũng là cách hiệu quả để bổ sung Mangan, giúp hỗ trợ hình thành cấu xương và sụn ở thai nhi. Mangan góp phần quan trọng vào quá trình khoáng hóa xương và phát triển sụn, đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu của thai nhi.

3.9 Ngừa bệnh ung thư

Cà rốt chứa beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Beta-carotene trong cà rốt hỗ trợ phụ nữ mang thai trong việc ngăn ngừa tác động của stress oxy hóa, từ đó bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ ung thư tiềm ẩn.

4. Mẹ bầu ăn cà rốt cần lưu ý gì?

Để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe từ cà rốt, mẹ bầu nên lưu ý những điểm sau:

  1. Ăn cà rốt với lượng phù hợp: Cà rốt cung cấp nhiều beta-carotene, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, với lượng khoảng 100gr/lần, tránh quá tải cho cơ thể.
  2. Chọn cà rốt chất lượng: Nên sử dụng cà rốt có nguồn gốc rõ ràng, củ cứng, màu cam đậm để đảm bảo lượng beta-carotene cao, an toàn cho mẹ và bé.
  3. Rửa sạch và chế biến kỹ: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu cà rốt trước khi ăn để loại bỏ hóa chất tồn dư từ thuốc trừ sâu, giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc.

Lưu ý các bước trên sẽ giúp mẹ bầu tận dụng được lợi ích dinh dưỡng từ cà rốt, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

me-bau-3-thang-dau-an-ca-rot-duoc-khong
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn cà rốt?

5. Món ngon bổ dưỡng từ cà rốt cho mẹ bầu

5.1 Cà rốt xào thịt bò

 Nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt
  • 350gr thịt dẻ sườn bỏ
  • 1 củ hành tây trắng
  • 3-5 nhánh tỏi băm
  • Rau mùi
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm, dầu hào, tiêu xay

Cách làm:

  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi bào sợi mỏng
  • Thịt bò thái miếng vừa ăn
  • Ướp thịt bò với gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm, tiêu xay, dầu dào, 1/2 thìa tỏi băm
  • Trộn đều và ướp 15 phút cho thịt bò ngấm gia vị
  • Hành tây trắng đem thái lát mỏng
  • Đun nóng dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm dậy mùi
  • Đổ thịt bò vào xào nhanh với lửa lớn, rồi vớt ra
  • Tiếp tục sử dụng chảo, cho cà rốt sợi vào xào mềm, thêm chút nước
  • Cho thịt bò, rau mùi, hành tây trắng vào xào chung, nêm gia vị lại
  • Tắt bếp, đổ ra đĩa, rắc tiêu xay lên trên và thưởng thức
ca-rot-xao-thit-bo
Cà rốt xào thịt bò

5.2 Canh cà rốt khoai tây sườn heo

 Nguyên liệu:

  • 2 quả cà rốt
  • 3 trái khoai tây
  • 2 trái cà chua
  • 300gr sườn heo
  • 2.5 lít nước lọc
  • Hành lá
  • Rau mùi
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm, tiêu xay

Cách làm:

  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn
  • khoai tây nạo vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn
  • Sườn heo mua về chặt nhỏ, rửa với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ráo
  • Cho 500ml nước tinh khiết vào nồi và đun sôi
  • Nước sôi, cho sườn heo vào trần sơ qua rồi vớt đổ nước đi
  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau cho vào nồi và nấu chín nhuyễn
  • Đổ 2 lít nước vào nồi cà chua, cho sườn heo, cà rốt, khoai tây vào nồi
  • Thêm gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm vào
  • Nấu chín toàn bộ nguyên liệu lại cùng nhau trong 45-60 phút
  • Đổ canh ra tô, cho hành lá, rau mùi, tiêu xay lên và thưởng thức
canh-ca-rot-nau-khoai-tay
Canh cà rốt nấu khoai tây

5.3 Nước ép cà rốt

 Nguyên liệu:

  • 2-3 củ cà rốt
  • 1 quả táo
  • Một ít nước cốt chanh
  • Đường trắng
  • Nước lọc
  • Đá viên (tùy chọn)

Cách làm:

  • Gọt vỏ cà rốt và cắt thành miếng nhỏ dễ ép
  • Táo rửa sạch, bổ làm bốn và lọc bỏ hạt
  • Cho cà rốt và táo vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn
  • Đổ hỗn hợp nước vừa xay qua rây lọc, lọc nước cốt, loại bỏ xơ bã
  • Đổ hỗn hợp nước vừa lọc được ra ly, thêm đường trắng và khuấy đều tay
  • Có thể thêm chút đá viên nếu thích
nuoc-ep-ca-rot
Nước ép cà rốt

6. Một số câu hỏi liên quan

6.1 Bầu ăn cà rốt sống được không?

Mẹ bầu có thể ăn cà rốt sống để tận dụng tối đa các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C và beta-carotene. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần rửa sạch, gọt vỏ cà rốt và ngâm cùng với nước muối loãng trước khi ăn nhằm loại bỏ vi khuẩn.

6.2 Mẹo chọn mua cà rốt tươi ngon

Để chọn được cà rốt tươi ngon và an toàn cho sức khỏe, hãy lưu ý một số đặc điểm phân biệt giữa cà rốt Đà Lạt và cà rốt Trung Quốc:

  • Hình dáng và kích thước: Cà rốt Trung Quốc thường có củ to, đều đặn, thân củ trơn láng và không có mắt. Trong khi đó, cà rốt Đà Lạt có củ nhỏ, không đồng đều, thân xù xì và có nhiều mắt nhỏ.
  • Màu sắc: Cà rốt Trung Quốc có màu cam đậm, hơi pha đỏ, nhìn rất đẹp mắt. Cà rốt Đà Lạt thường có màu cam nhạt, dần chuyển sang vàng.
  • Rễ: Cà rốt Đà Lạt có nhiều rễ nhỏ li ti trên thân củ, trong khi cà rốt Trung Quốc thường trơn láng, không còn rễ.
  • Cuống lá: Cà rốt Đà Lạt thường có cuống lá dài và tươi, còn cà rốt Trung Quốc thường không có cuống lá hoặc phần gốc bị thâm.

Nhớ những điểm này để chọn được cà rốt an toàn và phù hợp cho bữa ăn gia đình.

6.3 Bà bầu nên ăn bao nhiêu cà rốt mỗi tuần?

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 củ cà rốt mỗi tuần để tránh dư thừa vitamin A.

7. Tạm kết

Như vậy câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không đã được Nông sản Dũng Hà mình giải đáp rất cụ thể trong bài viết này. Việc ăn cà rốt trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn mang tới nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi, miễn sao mẹ bầu ăn đúng cách và ăn với liều lượng hợp lý. Mẹ bầu cũng đừng quên ghé hệ thống siêu thị Dũng Hà chọn mua cà rốt chuẩn xịn chính gốc Đà Lạt nhé.

Đừng bỏ lỡ: Giá Cà Rốt Hôm Nay 30/10/2024 Bao Nhiêu Tiền 1KG?

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Hồng treo gió bao nhiêu calo? 5 cách ăn và chế biến CỰC KỲ NGON

Hồng treo gió là một món ăn vặt tuyệt vời, không chỉ ngon miệng mà...

Cam Canh Bao Nhiêu Calo? Nên Đưa Vào Thực Đơn Giảm Cân?

Cam canh, một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam, không chỉ nổi bật...

Quả bầu kỵ với gì? 9 thực phẩm gây hại khi kết hợp chung

Quả bầu là món ăn quen thuộc với hương vị thanh mát và nhiều lợi...

Ớt ngọt có tác dụng gì? 15+ Công dụng tuyệt vời

Ớt ngọt, hay còn gọi là ớt chuông, không chỉ là một nguyên liệu quen...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button