Dưa chuột kỵ gì? TOP thực phẩm nên tránh kẻo “mất mạng”

dua-chuot-ky-gi

Dưa chuột là một thực phẩm ngon, bổ và rất giàu dinh dưỡng. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp chung cùng với dưa chuột. Việc sơ suất trong khâu chế biến, bạn vô tình biến một sản phẩm lành tính thành độc tính. Nguy hiểm hơn nếu như bạn không nhận ra điều này sớm sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của mình và người thân xung quanh. Vậy hãy cùng chuyên mục sức khỏe của Nông sản Dũng Hà tìm lời giải đáp cho câu thắc mắc dưa chuột kỵ gì nhé.

Dưa chuột là gì?

Dưa chuột hay còn được biết với tên gọi khác là dưa leo, tên gọi khoa học là Cucumis sativus, tên Tiếng Anh là Cucumber, là một giống cây thuộc họ Bầu bí. Dưa chuột là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên Thế Giới. Các Quốc Gia có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Tây Ban Nha,…

goc-thac-mac-dua-chuot-ky-gi

Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên chúng được trồng phổ biến tại Việt Nam. Dưa chuột có thể trồng quanh năm suốt tháng, nhưng vụ chính để cho năng suất trái to thì nên được trồng vào vụ xuân hè (từ tháng 2 đến tháng 4) và thu đông (từ tháng 9 đến tháng 10).

Dưa chuột có hình dạng dài, thuôn ở hai đầu, vỏ có màu xanh đậm, nhiều gai nhỏ. Thịt quả màu trắng, nhiều hạt nhỏ, dẹt ăn rất giòn và nhiều nước.

Đừng bỏ lỡ: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT NẾP TA TỐT NHẤT

Giá trị dinh dưỡng trong dưa chuột?

Theo nghiên cứu từ tài liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, giá trị dinh dưỡng trong 100gr dưa chuột gồm có:

  • 15 calo
  • 3.63gr carbohydrates
  • 0.65gr protein
  • 0.11gr chất béo
  • 0.5mg chất xơ
  • 0.07mg vitamin B9 (Folate)
  • 0.098mg vitamin B3
  • 0.259mg vitamin B5
  • 0.040mg vitamin B6
  • 0.033mg vitamin B2
  • 0.027mg vitamin B1
  • 2.8mg vitamin C
  • 0.03mg vitamin E
  • 0.164mg vitamin K
  • 0.28mg sắt
  • 13mg magie
  • 0.079mg mangan
  • 24mg photpho
  • 0.20mg kẽm
  • 105IU Vitamin A

Có thể thấy rằng, dưa chuột chính là một nguồn cung cấp nước, khoáng chất và vitamin dồi dào. Bên cạnh đó, lượng chất béo và calo trong dưa chuột cũng rất ít. Đây thực sự là một loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ.

Dưa chuột kỵ gì? TOP Thực phẩm không nên chế biến chung kẻo sinh độc tố “chết người”?

Dưa chuột kỵ cà chua

Khi được hỏi dưa leo (dưa chuột) và cà chua có kỵ nhau không thì câu trả lời là dưa chuột và cà chua rất kỵ nhau và chúng không tốt khi kết hợp chung. Nhiều người hay kết hợp salad cà chua cùng với dưa chuột mà không hề hay biết rằng chúng rất nguy hiểm tới sức khoẻ.

dua-chuot-ky-ca-chua

Lý do là vì:

  • Cà chua chứa hàm lượng chất vitamin C rất lớn. Trong dưa chuột có chứa một loại enzym có khả năng phân giải vitamin C trong cà chua. Khi ăn chung dưa chuột cùng cà chua, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được vitamin C.
  • Dưa chuột có tính kiềm, cà chua có tính axit mạnh. Việc kết hợp hai thực phẩm có tính axit khác nhau trong cùng một bữa ăn sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, tiêu chảy, nôn ói,…

Dưa chuột kỵ trái cây giàu vitamin C

Như đã nói ở trên, trong dưa chuột có chứa một loại enzym có khả năng phân giải vitamin C. Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hệ miễn dịch, chức năng da và hấp thụ sắt. Mặc dù sự kết hợp này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng chúng khiến vitamin C không được hấp thụ vào trong cơ thể.

dua-chuot-ky-trai-cay-giau-vitamin-c

Một số loại trái cây giàu Vitamin C có thể kể tới như: cam, quýt, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, ổi,…

Dưa chuột kỵ gì? Dưa chuột kỵ đậu phộng

Dưa chuột và đậu phộng (hay) lạc là 2 thực phẩm đại kỵ nhau, chúng không tốt khi kết hợp chung cùng nhau. Nguyên nhân là do:

  • Dưa chuột có tính hàn, vị ngọt. Đậu phộng có tính ấm, vị béo. Khi kết hợp hai loại thực phẩm có tính trái ngược nhau này sẽ dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đặc biệt là cho những người có hệ tiêu hóa yếu.

dua-chuot-ky-dau-phong

Đừng bỏ lỡ: Lạc kỵ với gì? Lưu ý khi dùng kẻo “chết người như chơi”?

Dưa chuột kỵ nấm

Nấm có rất nhiều loại khác nhau và chúng được biết là một thực phẩm lành tính, cung cấp nhiều nước và còn chứa rất nhiều vitamin nhóm B, D,… và chất xơ. Nấm có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và có nhiều công dụng tốt như thải độc tố, làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe tim mạch,…

dua-chuot-ky-nam

Trong chế biến, nấm có thể được kết hợp với rất nhiều các loại rau củ quả khác nhau. Tuy nhiên, nấm đại kỵ với dưa chuột và không tốt khi kết hợp với nhau. Nguyên nhân là do:

  • Dưa chuột chứa enzyme cucurbitacin có khả năng phân hủy vitamin C. Nấm lại giàu vitamin B, D, C và khoáng chất. Khi ăn chung, enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy vitamin C và một số vitamin B có trong nấm, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
  • Dưa chuột và nấm đều chứa nhiều chất xơ. Ăn chung hai loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng dư thừa chất xơ, gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy

Đừng bỏ lỡ: Nấm rơm kỵ gì? 6+ điều nên tránh kẻo nguy hiểm tính mạng?

Dưa chuột kỵ cần tây

Dưa chuột kỵ gì tiếp theo chắc chắn bạn không thể bỏ qua đó chính là cần tây. Cần tây là một loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất,… và đặc biệt là vitamin nhóm C. Ăn cần tây sẽ giúp bạn giảm cân, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm viêm,…

dua-chuot-ky-rau-can-tay

Cần tây có thể ép nước uống, chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, cần tây đại kỵ dưa chuột và không tốt khi kết hợp với nhau. Lý do là vì:

  • Dưa chuột và cần tây đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Khi 2 thực phẩm có tính hàn mạnh kết hợp chung cùng nhau sẽ dẫn tới tình trạng lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy cấp.

Dưa chuột kỵ gì? Dưa chuột kỵ cải bó xôi (cải bina, rau chân vịt)

Đúng vậy, cải bó xôi đại kỵ với dưa chuột. Lý do cho điều này là:

  • Dưa chuột chứa enzym có khả năng phân hủy vitamin C. Cải bó xôi là loại rau chứa nhiều vitamin C. Do đó, khi ăn chung dưa chuột với cải bó xôi, vitamin C trong cải bó xôi sẽ bị phân hủy. Mặc dù điều này không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhưng chúng làm giảm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể.
  • Cả dưa chuột lẫn cải bó xôi đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn tới tình trạng lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu,… đặc biệt là người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

dua-chuot-ky-rau-cai-bo-xoi

Dưa chuột kỵ sơ chế sai cách

Nhiều chị em nội trợ khi chế biến dưa chuột thường hay có thói quen cắt bỏ phần đầu của trái dưa chuột đi để loại bỏ vị đắng của dưa. Nhưng đây lại là việc làm vô cùng tai hại.

dua-chuot-ky-so-che-sai-cach

Trên thực tế, chất đắng ở đầu dưa chuột có khả năng kích thích dịch tiết tiêu, sản xuất 1 lượng lớn enzyme tốt cho dạ dày, tăng cường cảm giác ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, chất đắng này còn rất tốt cho việc phòng chống cúm, gan, túi mật,… Theo nhiều nghiên cứu trên động vật, chất đắng còn giúp phòng ngừa chống lại khối u.

Dưa chuột kỵ gì? Đối tượng mắc bệnh gì không nên ăn dưa chuột?

Bên cạnh những thực phẩm đại kỵ với dưa chuột thì vẫn còn một số nhóm đối tượng cũng đại kỵ với dưa chuột. Dưới đây chính là những đối tựng đó:

Dưa chuột kỵ người hệ tiêu hoá kém

Dưa chuột kỵ người có hệ tiêu hóa kém là do một số yếu tố sau:

  • Dưa chuột có tính hàn mạnh, rất dễ gây hiện tượng tiêu chảy, lạnh bụng, giảm nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là với người có hệ tiêu hóa kém. Với đối tượng có hệ tiêu hóa kém, ăn dưa chuột có thể làm cho tình trạng tiêu hóa thêm suy yếu.
  • Dưa chuột chứa cucurbitacin E, một chất có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người. Cucurbitacin E có khả năng gây viêm đường tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Dưa chuột kỵ gì? Dưa chuột kỵ người đau dạ dày

Dưa chuột tuyệt đối không tốt đối với người mắc bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân là do:

  • Dưa chuột chứa cucurbitacin E, một chất có thể gây khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Chất này có thể làm tăng co thắt dạ dày, dẫn đến đau và khó chịu.
  • Dưa chuột chứa nhiều vitamin C, vốn tốt cho sức khỏe, nhưng lại có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Axit dư thừa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày.

dua-chuot-ky-nguoi-dau-da-day

Dưa chuột kỵ người mắc bệnh thận

Trong dưa chuột chứa rất nhiều hàm lượng Kali. Kali là một loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Nhưng với những bệnh nhân mắc bệnh về thận việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:

  • Lượng kali dư thừa với người bệnh thận sẽ khiến tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
  • Nồng độ Kali cao có thể khiến người bệnh mắc chứng bệnh rối loạn nhịp tim.
  • Nồng độ Kali lớn có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, yếu ớt.

Do đó, người mắc bệnh thận để cải thiện tình trạng này tuyệt đối không nên ăn dưa chuột thường xuyên. Người mắc bệnh thận vẫn có thể ăn dưa chuột được, nhưng chỉ lên tiêu thụ không quá 100g dưa chuột/ngày mà thôi.

Dưa chuột kỵ gì? Dưa chuột kỵ thai phụ

Mặc dù dưa chuột được đánh giá là loại củ quả giàu dinh dưỡng, chứa rất nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin nhóm B, D, C,… nhưng với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều dưa chuột, đặc biệt là với dưa chuột muối.

dua-chuot-ky-phu-nu-mang-thai

Nguyên nhân là do:

  • Trong dưa chuột muối chứa hàm lượng muối lớn. Lượng muối lớn như vậy sẽ rất dễ gây hiện tượng tăng huyết áp sưng phù và các vấn đề tim mạch khác cho phụ nữ mang thai.
  • Dưa chuột muối có thể chứa nitrat và nitrit, có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong cơ thể. Nitrosamine là một chất gây ung thư có thể gây hại cho thai nhi.
  • Dưa chuột muối có thể bị nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là dưa chuột muối xổi. Vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa và các triệu chứng khác.

Một số câu hỏi liên quan

Có nên ăn dưa chuột mỗi ngày không?

Dưa chuột là một loại thực phẩm bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn dưa chuột mỗi ngày có tốt hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: Giàu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho da, và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và. Vậy, với câu hỏi “Có nên ăn dưa chuột mỗi ngày không”. Câu trả lời là “Có thể ăn dưa chuột mỗi ngày”, nhưng cần lưu ý đến lượng tiêu thụ, cách chế biến và đối tượng sử dụng. Dưa chuột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải là “thần dược” và không thể thay thế cho các loại thực phẩm khác.

Nên ăn bao nhiêu dưa chuột 1 ngày

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng dưa chuột nên ăn mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng cá nhân. Tuy nhiên, nhìn chung, mức tiêu thụ khuyến nghị là 1-2 quả dưa chuột mỗi ngày (tương đương với 140-280 gram).

dua-chuot-ky-gi-ban-co-biet-khong

Tác hại của dưa chuột?

Hầu như dưa chuột có lợi ích nhiều hơn tác hại. Các tại hại của dưa chuột tới từ việc ăn quá nhiều hoặc dùng sai cách như:

  • Gây đầy bụng, khó tiêu hóa
  • Mất nước và mất cân bằng điện giải
  • Gây dị ứng
  • Nguy cơ ngộ độc cucurbitacin
  • Không tốt cho người có hệ tiêu hóa kém
  • Không nên ăn dưa chuột héo úa

Ăn dưa chuột uống sữa có sao không?

Ăn dưa chuột uống sữa không bị gì quá nghiêm trọng. Nhưng chúng cũng gây tác dụng phụ như:

  • Gây đầy hơi, khó tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng
  • Gây đau

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết giải đáp câu thắc mắc dưa chuột kỵ gì mà Nông sản Dũng Hà mình đã chia sẻ rất tỉ mỉ. Đặc biệt, với bài viết này, chị em nội trợ cần phải đọc để biết cách và phòng tránh những tai nạn nhỏ nhất không đáng có khi chế biến dưa chuột. Đừng vì một chút sơ xuất hay thiếu hiểu biết mà vô tình biến một sản phầm từ lành tính trở thành một loại độc tính nguy hại tới tính mạng của mình và người thân xung quanh. 

goc-giai-dap-thac-mac-dua-chuot-ky-gi

Hy vọng rằng, với một chút kinh nghiệm nho nhỏ trên đây sẽ giúp bạn trang bị một kiến thức đời sống sức khoẻ bổ ích cho bản thân mình.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn đọc ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!

Đừng quên cập nhật những tin tức nóng hổi hàng ngày tại: https://www.facebook.com/nongsandungha

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Đừng bỏ lỡ: SU HÀO KỴ VỚI GÌ? LƯU Ý KHI DÙNG KẺO “MẤT MẠNG NHƯ CHƠI”?

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Gạo Lứt Đen Và Gạo Lứt Đỏ Loại Nào Tốt Hơn?

Gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn? Đây là câu hỏi...

Uống Hạt Muồng Nhiều Có Tốt Không? Lợi Ích & Tác Hại

Hạt muồng, một loại thảo dược phổ biến trong nền y học cổ truyền Việt...

Bông Hẹ Là Gì Và Những Lợi Ích Sức Khỏe Không Thể Ngờ Đến

Bông hẹ là một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không...

Cách ngâm hoa atiso với đường phèn và những lợi ích bất ngờ

Cách ngâm hoa atiso với đường phèn là một phương pháp đơn giản nhưng đem...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button