Dứa có nóng không? Ăn sao để tốt cho da, không lo nổi mụn

Dua-co-nong-khong

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, giàu dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon, thanh mát. Tuy nhiên, có không ít người lo ngại rằng dứa có nóng không, ăn nhiều có gây nổi mụn, rát họng hoặc ảnh hưởng đến da dẻ. Bài viết này Nông Sản Dũng Hà sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó một cách khoa học, đồng thời hướng dẫn cách ăn dứa đúng chuẩn để vừa làm đẹp da, vừa bảo vệ sức khỏe.

Giải mã quả dứa – Loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng

Nguồn gốc và đặc điểm

Dứa là loại trái cây nhiệt đới, xuất hiện phổ biến ở các nước á đẩm nống. 

Quả dứa có vỏ gai nhỏ, ruột vàng ánh, vị ngọt thanh hoặc chua ngọt tùy giống. 

Đây là một trong những loại trái cây được yêu thích nhờ hương vị tươi mát và tính ứng dụng cao trong ẩm thực.

Qua-dua
Tìm hiểu về quả dứa

Giá trị dinh dưỡng

Theo bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trong mỗi trái thơm (trái dứa) chứa lượng calo thấp nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng:

  • 47 kcal
  • 86% nước
  • Vitamin A: 58 IU
  • Vitamin C: 47.8 mg
  • Vitamin B6: 0.112 mg
  • Folate: 18 mcg
  • Sắt: 0.29 mg
  • Kẽm: 0.12 mg
  • Canxi: 13 mg
  • Tinh bột: 13.1 g
  • Chất xơ: 1.4 g
  • Kali: 109 mg
  • Axit pantothenic: 0.213 mg
  • Mangan: 0.927 mg

Dứa có nóng không? Giải thích theo Đông – Tây y

Không ít người e ngại khi ăn dứa vì sợ bị nóng, nổi mụn hay rát họng. Vậy dứa có nóng không thực sự, hay đây chỉ là hiểu lầm do cách ăn chưa đúng? Để có cái nhìn toàn diện và chính xác, hãy cùng phân tích theo cả quan điểm Đông y truyền thống và khoa học hiện đại.

Dứa có nóng không?  Phân tích theo quan niệm dân gian và khoa học

Không, dứa không gây nóng. Ngược lại, dứa là loại trái cây có tính mát theo Đông y và được khoa học xác nhận là tốt cho tiêu hóa.

Theo quan niệm dân gian và Đông y, dứa có vị chua ngọt, tính hàn (tức là mát), giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm – đặc biệt phù hợp để giải khát trong mùa hè.

Tuy nhiên, một số người sau khi ăn dứa cảm thấy rát lưỡi, ngứa họng, khiến hiểu nhầm rằng dứa gây nóng. Trên thực tế, cảm giác này là do enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân giải protein mạnh, có thể kích ứng niêm mạc nếu ăn quá nhiều hoặc chưa sơ chế kỹ.

Tóm lại: Dứa là trái cây có tính mát, không gây nóng. Nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc không sơ chế đúng cách, có thể gây khó chịu tạm thời ở miệng và họng.

Ăn dứa có gây nổi mụn không? Sự thật ít ai biết

Nhiều người lo lắng ăn dứa sẽ nóng và sau khi ăn dứa bị nổi mụn. Tuy nhiên, khoa học chỉ ra rằng bromelain trong dứa có tác dụng kháng viêm, giúp tẩy tế bào chết và hỗ trợ tiêu hóa, đôi khi gây kích ứng da ở người nhạy cảm. Chính vì vậy, ăn dứa còn hỗ trợ làn da khỏe mạnh.

Mẹo trị mụn bằng dứa mà bạn đọc cần biết

Bạn có biết rằng ăn dứa đúng cách không những không gây nổi mụn mà còn hỗ trợ trị mụn hiệu quả? Nếu bạn còn băn khoăn dứa có nóng không, thì cách sử dụng dứa ngoài da sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Một mẹo đơn giản là mỗi lần ăn dứa, bạn hãy bớt lại một ít để ép lấy nước. Dùng nước ép này massage da mặt sau khi rửa sạch, để khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. 

Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn một miếng dứa lớn rồi trộn cùng sữa tươi không đường và mật ong nguyên chất theo tỷ lệ vừa đủ để tạo thành mặt nạ sệt. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong 15 phút sau khi đã làm sạch da. Thực hiện đều đặn 2–3 lần/tuần sẽ giúp da sáng mịn và mụn giảm rõ rệt.

Một công thức khác là dứa trộn với sữa chua không đường. Vừa giúp dưỡng trắng vừa làm dịu nốt mụn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo da bạn không bị dị ứng với dứa trước khi áp dụng các phương pháp này nhé. Lưu ý: Chỉ nên sử dụng 1–2 lần mỗi tuần để tránh kích ứng da.

Meo-tri-mun-bang-dua
Mẹo trị mụn bằng dứa

Lưu ý khi sử dụng dứa đảm bảo an toàn

Dứa là loại trái cây giàu enzyme và vitamin, nhưng không phải ai ăn cũng phù hợp. Nếu bạn còn băn khoăn dứa có nóng không, thì việc sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng lợi ích mà không gặp tác dụng phụ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Ngâm dứa đã gọt vỏ vào nước muối loãng khoảng 10–15 phút để loại bỏ bớt enzyme bromelain gây ngứa rá
  • Tránh ăn dứa bị dập nát: Dứa dễ bị nhiễm nấm nếu phần thịt quả bị tổn thương. Ăn phải dứa hỏng có thể gây ngộ độc, dị ứng, nổi mề đay.
  • Không ăn dứa xanh hoặc uống nước ép chưa chín: Dứa xanh chứa các hợp chất dễ gây tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí hình thành búi xơ trong ruột.
  • Không ăn khi bụng đói: Bromelain trong dứa có thể kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, gây cảm giác nôn nao, khó chịu.
  • Hạn chế ăn dứa vào buổi sáng sớm: Lúc này dạ dày trống rỗng, enzyme và vitamin C trong dứa dễ gây rối loạn tiêu hóa.
  • Tránh ăn hoặc uống nước ép dứa vào buổi tối: Vì dứa có tính lợi tiểu cao, có thể gây tiểu đêm và làm tăng gánh nặng lên gan, thận.
  • Nếu còn lo ngại dứa có nóng không, bạn có thể kết hợp dứa với rau má, đậu xanh hoặc các món ăn mát để trung hòa
Luu-y-khi-su-dung-dua
Lưu ý sử dụng dứa an toàn

Tác dụng của dứa khi sử dụng đúng và đủ 

Dứa không chỉ là loại trái cây giải nhiệt được yêu thích mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu biết sử dụng hợp lý. Vậy tác dụng thực sự của nó là gì? Cùng khám phá những công dụng nổi bật dưới đây để hiểu vì sao dứa nên có mặt trong thực đơn hàng tuần của bạn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Dứa giàu vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm và nhiễm trùng. Nếu ăn điều độ, bạn không cần lo dứa có nóng không.Dứa giúp tăng đề kháng nhờ vitamin C và chất chống oxy hóa. Nếu ăn điều độ, bạn không cần lo ăn dứa sẽ bị nóng.

Theo USDA, 100g dứa cung cấp khoảng 47.8mg vitamin C. Đáp ứng hơn 50% nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành.

Hỗ trợ giảm cân

Nhờ chứa nhiều nước, chất xơ và ít calorie, dứa giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ người ăn kiêng kiểm soát khẩu phần hiệu quả. Enzyme bromelain trong dứa còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ phân giải protein và giảm tích mỡ thừa. 

Theo nghiên cứu đăng trên Food Science and Biotechnology (2018). Enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân giải lipid, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Cải thiện thị lực hiệu quả

Dứa chứa beta-carotene và vitamin A – những vi chất quan trọng giúp duy trì thị lực khỏe mạnh. Việc bổ sung dứa vào chế độ ăn giúp làm chậm tiến trình thoái hóa điểm vàng. Một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực ở người lớn tuổi. 

Theo nghiên cứu đăng trên Archives of Ophthalmology (2001), vitamin C và các chất chống oxy hóa có thể giảm tới 25% nguy cơ thoái hóa điểm vàng (AMD). Nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt

Bromelain trong dứa giúp tiêu hóa đạm hiệu quả, giảm cảm giác đầy bụng. Vì thế, dù nhiều người thắc mắc ăn dứa có nóng không, thực tế nó rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Bromelain trong dứa hỗ trợ tiêu hóa đạm, giảm đầy bụng, đây là loại quả có lợi cho dạ dày. Enzyme bromelain trong dứa giúp tiêu hóa đạm tốt hơn, giảm đầy hơi, chướng bụng sau bữa ăn. 

Theo nghiên cứu đăng trên Biotechnology Research International (2012). Bromelain trong dứa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, đặc biệt sau bữa ăn giàu đạm.

Kiểm soát bệnh viêm khớp 

Dứa có đặc tính kháng viêm tự nhiên nhờ enzyme bromelain, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp ở những người mắc bệnh viêm khớp hay gout. Việc đưa dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát các phản ứng viêm, từ đó nâng cao chất lượng sống.

Theo nghiên cứu đăng trên Alternative Therapies in Health and Medicine (2000), bromelain có tác dụng tương đương thuốc kháng viêm NSAID trong việc giảm đau viêm xương khớp gối, nhưng ít tác dụng phụ hơn.

Phòng ngừa ung thư

Dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và đặc biệt là vitamin C – những hợp chất có khả năng trung hòa gốc tự do gây ung thư. 

Việc tiêu thụ dứa thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần bảo vệ tế bào trước các tác nhân gây hại. Với những ai còn băn khoăn dứa có nóng không, thì đây chính là minh chứng rõ nét cho lợi ích mát lành mà dứa mang lại.

Một số thức uống giải nhiệt bằng dứa cực ngon miệng 

Không chỉ dùng trực tiếp, dứa còn là nguyên liệu tuyệt vời để pha chế những món uống mát lạnh, thanh lọc cơ thể. Nếu bạn vẫn còn lo lắng dứa có nóng không, thì các công thức dưới đây sẽ giúp bạn tận hưởng dứa một cách an toàn, ngon miệng và dễ thực hiện.

Nước ép dứa – bạc hà

Thức uống đơn giản, dễ làm, giúp giải nhiệt nhanh, hỗ trợ tiêu hóa. Hương vị the mát từ bạc hà kết hợp với vị chua ngọt của dứa cực kỳ sảng khoái.

Nguyên liệu:

Cách làm:

  • Gọt vỏ dứa, cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho dứa, bạc hà và nước vào máy ép.
  • Lọc qua rây nếu cần, thêm mật ong, khuấy đều.
  • Uống ngay với đá lạnh.
Nuoc-ep-dua-bac-ha
Nước ép dứa bạc hà

Sinh tố dứa – sữa chua

Vừa ngon miệng vừa tốt cho tiêu hóa, sinh tố dứa kết hợp sữa chua là lựa chọn lý tưởng cho những ai lo ngại dứa có nóng không. Món này giúp làm mát và dưỡng da hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả dứa
  • 1 hộp sữa chua không đường
  • Vài viên đá

Cách làm:

  • Cắt nhỏ dứa đã gọt vỏ.
  • Cho dứa, sữa chua và đá vào máy xay sinh tố.
  • Xay nhuyễn rồi thưởng thức ngay.
Sinh-to-dua-sua-chua
Sinh tố dứa sữa chua

Trà dứa chanh sả

Thức uống thanh lọc cơ thể, giải độc gan, hỗ trợ làm mát từ bên trong. Rất thích hợp cho những ngày nóng bức hoặc người thường nổi mụn

Nguyên liệu:

  • 1/3 quả dứa
  • 1 cây sả (đập dập)
  • 1 lát chanh
  • 1 thìa mật ong
  • 300ml nước

Cách làm:

  • Đun sôi sả với nước khoảng 5 phút.
  • Thêm dứa cắt nhỏ, đun thêm 5 phút.
  • Tắt bếp, lọc lấy nước.
  • Thêm chanh, mật ong, khuấy đều.
  • Uống nóng hoặc lạnh tùy thích.
Tra-dua-chanh-sa
Trà dứa chanh sả

Câu hỏi liên quan

Trong quá trình tìm hiểu về lợi ích và cách sử dụng dứa, nhiều người vẫn còn băn khoăn xoay quanh các thắc mắc phổ biến. Dưới đây là phần giải đáp nhanh, giúp bạn sử dụng dứa một cách thông minh, an toàn và hiệu quả hơn.

Ăn nhiều dứa có tốt không? Ăn dứa lúc nào là tốt nhất?

Dứa là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và enzyme có lợi, tuy nhiên ăn quá nhiều có thể gây kích ứng miệng, rối loạn tiêu hóa, hoặc dị ứng nhẹ ở người nhạy cảm. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn từ 100–150g dứa tươi là phù hợp.

Về thời điểm, tốt nhất nên ăn dứa sau bữa ăn 30 phút đến 1 giờ để hỗ trợ tiêu hóa. Tránh ăn khi đói bụng vì enzyme bromelain có thể gây cồn ruột, khó chịu dạ dày. 

Ai không nên ăn dứa?

  • Người dị ứng với dứa
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế.
  • Người bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu.

Nếu thuộc các nhóm trên, bạn nên cân nhắc trước khi ăn để tránh gây hại cho sức khỏe

Những thực phẩm mà dứa không nên kết hợp 

Một số thực phẩm khi ăn cùng dứa có thể gây phản ứng không tốt cho cơ thể. Chẳng hạn, dứa không nên dùng chung với sữa tươi vì enzyme bromelain trong dứa có thể làm sữa bị kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu. 

Ngoài ra, việc kết hợp dứa với hải sản như tôm, cua cũng dễ gây dị ứng ở người nhạy cảm. Với những thực phẩm có tính nóng như sầu riêng, nhãn, nếu ăn cùng lúc với dứa sẽ làm tăng nhiệt cơ thể, khiến nhiều người hiểu lầm dứa có nóng không. Để an toàn, nên dùng dứa cách xa các thực phẩm này khoảng 1–2 tiếng.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết dứa kỵ gì tại đây.

Kết luận

Dứa không chỉ là trái cây giải nhiệt phổ biến mà còn mang đến nhiều lợi ích cho làn da, tiêu hóa và sức khỏe tổng thể nếu biết ăn đúng cách. Vậy nên, thay vì lo lắng dứa có nóng không, hãy chú ý đến cách sử dụng và kết hợp thực phẩm phù hợp để tận dụng trọn vẹn vị ngon và công dụng của loại quả tuyệt vời này.

Nếu bạn đang tìm mua dứa tươi ngon, đã sơ chế sẵn, có thể ăn liền hoặc dùng cho chế biến, hãy ghé ngay Dũng Hà – chuỗi cung ứng thực phẩm sạch với hàng chục chi nhánh phủ khắp Hà Nội & TP.HCM. Mua trực tiếp tại website https://nongsandungha.com/ , các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki hoặc gọi hotline: 0986.691.8366 để được tư vấn tận tình. 

Ngoài dứa, NSDH còn nổi bật với các danh mục xu hướng như rau mát mùa hè, trái cây nhập khẩu, đồ khô sạch – không chất bảo quản, tất cả đều rõ nguồn gốc, giao nhanh trong ngày. Mùa hè này, hãy để Dũng Hà đồng hành cùng gian bếp xanh – sạch – tiện lợi của bạn!

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Lá Súp Lơ Có Ăn Được Không? 99% Người Dùng Bỏ Phí

Trong mỗi lần chế biến súp lơ, bạn có bao giờ tự đặt ra câu...

Giá cần tây hôm nay trên thị trường cập nhật mới nhất 24 giờ

Cần tây – Một loại thực phẩm có độ dinh dưỡng cao và được nhiều...

Quả mận miền Nam gọi là gì? Giải mã tên gọi khác biệt giữa hai miền Bắc-Nam

Ở Việt nam, không ít lần bạn sẽ bắt gặp một loại trái cây quen...

Hạt Sầu Riêng Có Ăn Được Không? Hé Lộ Sự Thật Ít Ai Ngờ Tới

Sầu riêng – thứ trái cây “gây nghiện” với mùi hương đặc trưng và vị...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button