Gừng là một loại rau củ phổ biến trong ẩm thực, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Gừng có thể bảo quản lâu ngày nếu được để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy hành tây bắt đầu mọc mầm xanh sau một thời gian dài bảo quản. Điều này làm nhiều người băn khoăn: Liệu gừng mọc mầm có ăn được không? Bài viết này, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp các lưu ý quan trọng khi sử dụng gừng mọc mầm.
1. Lợi ích sức khỏe của gừng mang lại
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Gừng có nguồn gốc từ Châu Á. Người ta thường sử dụng gừng trong chế biến các món ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Kinh nghiệm dân gian cho biết, gừng là một phương thuốc thảo dược cổ xưa, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý thông thường như: ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn.
Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr gừng cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 79 calo
- 0.8gr lipid
- 0.2gr chất béo bão hòa
- 13mg natri
- 415mg kali
- 18gr carbohydrate
- 2gr chất xơ
- 1.7gr đường
- 1.8gr protein
- 5mg vitamin C
- 16mg canxi
- 0.6mg sắt
- 0.2mg vitamin B6
- 43mg magie
Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng của mình, các lợi ích sức khỏe của gừng đã được khoa học chứng minh có thể kể đến như:
1.1 Giảm nhẹ vấn đề dạ dày
Từ lâu, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh tiêu hóa và dạ dày. Gừng có thể được sử dụng để giảm buồn nôn, nôn mửa trong thời kỳ mang thai cũng như sau điều trị y tế như phẫu thuật hoặc hóa trị.
Ngoài giảm buồn nôn sau phẫu thuật hoặc hóa trị, loại thảo dược này còn cải thiện tình trạng say tàu xe hoặc ốm nghén.
Một nghiên cứu vào năm 2014 từ đại học Mỹ kết luận rằng: “Gừng không giúp giảm các triệu chứng hội chứng kích thích đường ruột”.
Theo một nghiên cứu vào năm 2012 tại Ấn Độ, gừng cũng có tác dụng tối thiểu đối với trào ngược axit, nó có thể hỗ trợ chữa lành vết loét dạ dày liên quan tới trào ngược dạ dày khi được kết hợp với men vi sinh.
1.2 Chữa cảm lạnh thông thường
Gừng luôn được xem là phương thuốc chữa cảm lạnh số 1 tại nhà. Nghiên cứu khoa học vào năm 2013 từ Đại học Khoa học Y tế Tabriz đã khẳng định khả năng điều trị của nó. Theo nghiên cứu này, việc ăn gừng tươi sẽ tăng cường hệ hô hấp cá nhân và bảo vệ khỏi virus đường hô hấp.
1.3 Cải thiện sức khỏe răng miệng
Gingerols được biết đến với công dụng bảo vệ miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng.
1.4 Chống lại chứng viêm
Gingerols trong gừng có thể được sử dụng để điều trị các cơn đau mãn tính. Các tinh dầu có trong gừng hoạt động như chất chống viêm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Một đánh giá từ năm 2015 đã nghiên cứu và kết luận rằng: “Gừng có kết quả khiêm tốn trong việc điều trị viêm xương khớp”.
1.5 Giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu vào năm 2008 từ I-ran kết luận rằng: “Việc bổ sung 3gr gừng mỗi ngày trong vòng 45 ngày đã cải thiện hồ sơ Lipid của 45 người có cholesterol cao”.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, người ta đã chứng minh rằng, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 dùng 1600mg bột gừng mỗi ngày trong 12 tuần đã báo cáo giảm tổng lượng Cholesterol. Đồng thời cải thiện độ nhạy insulin.
Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích đối với sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân khiến gừng mọc mầm? Chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu nhé.
2. Tại sao gừng lại mọc mầm?
Gừng, cũng giống như các loại củ khác cũng có thể nảy mầm khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi dù không được trồng dưới đất. Khi gừng được để ở nơi có nhiều ánh sáng và ẩm ướt, gừng dễ dàng sử dụng dinh dưỡng và đường dự trữ trong thân củ để phát triển mầm. Ngược lại, khi gừng được trồng dưới đất sẽ tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đất để phát triển.
3. Gừng mọc mầm có ăn được không?
Bất kì một sản phẩm nào khi đã biến chất, để lâu ngày hoặc bảo quản sai cách đều tiềm ẩn các nguy cơ gây hại nhất định cho sức khỏe. Trường hợp gừng mọc mầm cũng không phải là ngoại lệ. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng cho biết, “gừng mọc mầm không thể ăn được”, và chúng bắt đầu sinh ra những độc tố nhất định gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Tuy vẫn giữ được hương vị cay nồng đặc trưng của mình, nhưng khi mọc mầm thì gừng sẽ sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh – một loại độc tố có khả năng gây tổn thương cho gan. Hơn thế nữa, trong củ gừng mọc mầm, shikimol, một chất độc hại, đã phát triển, làm tăng nguy cơ cho sức khỏe nếu sử dụng.
Ngoài ra, gừng mọc mầm cũng sinh ra độc tố gây hại có tên flatoxin, một loại chất gây ung thư ác tính.
4. Nên chế biến gừng mọc mầm như thế nào?
Mặc dù gừng mọc mầm không thể sử dụng được, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số cách chế biến sau đây:
- Bước 1: Loại bỏ mầm: Trước khi sử dụng, nên cắt bỏ phần mầm vì phần này thường có vị hơi đắng và không thơm như củ gừng nguyên bản.
- Bước 2: Gọt vỏ: Dùng dao gọt sạch vỏ gừng, loại bỏ những phần xơ và mầm còn sót lại để tránh ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
- Bước 3: Sử dụng cho món ăn hoặc trà: Gừng mọc mầm vẫn có thể dùng để nấu các món ăn như kho thịt, làm gia vị cho nước chấm, hoặc nấu trà gừng để giữ ấm cơ thể.
Gừng mọc mầm vẫn giữ được một chút hương vị và giá trị dinh dưỡng nếu bạn áp dụng theo cách chế biến này.
5. Cách bảo quản gừng không bị mọc mầm
- Gừng non: Gừng non (khoảng 4 tháng tuổi) có hàm lượng nước cao, dễ bị ẩm. Để bảo quản tốt nhất, bạn nên bọc gừng trong một lớp giấy khô rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ gừng tươi khoảng 1 tuần mà không bị mọc mầm.
- Gừng già: Đến tháng 10, gừng già sẽ có hàm lượng nước thấp hơn, nên bạn có thể bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí để kéo dài thời gian sử dụng khoảng 1 tháng. Gừng có khả năng chống chịu tốt trong nhiều môi trường, nhưng vẫn cần bảo quản đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nguyên nhân bảo quản: Gừng dễ bị thối nếu tiếp xúc với nước, dẫn đến việc sản sinh độc tố. Việc sử dụng gừng thối có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ ung thư, đã được Bộ Y tế cảnh báo.
6. Những lưu ý khi sử dụng gừng
Để gừng phát huy hiệu quả và an toàn khi sử dụng, cần lưu ý những điểm sau:
- Không phù hợp với người thân nhiệt cao: Gừng không nên dùng cho người có thân nhiệt cao, ra mồ hôi nhiều hoặc bị trúng nắng, vì có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể và làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Giới hạn liều lượng: Sử dụng không quá 200g gừng mỗi ngày để tránh tác động không mong muốn như mỏng thành mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tuần hoàn.
- Tránh dùng cho mẹ bầu gặp vấn đề tiêu hóa: Phụ nữ mang thai bị táo bón, đi tiêu ra máu, hoặc có triệu chứng nôn ra máu nên tránh dùng gừng, vì có thể gây co thắt hoặc nguy cơ xuất huyết tử cung.
- Thời điểm sử dụng: Gừng tốt nhất nên được dùng vào buổi sáng để hỗ trợ tiêu hóa; dùng vào buổi tối có thể gây khó chịu vì tính nóng của gừng dễ kích thích hệ tiêu hóa.
7. Tạm kết
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc gừng mọc mầm có ăn được không rất tỉ mỉ. Gừng vừa là một loại gia vị ẩm thực, vừa là một thảo dược chữa bệnh hiệu quả, nhưng nếu bảo quản gừng sai cách gừng sẽ mọc mầm và gây hại tới sức khỏe khi sử dụng. Hi vọng bài viết này sẽ mang tới bạn kiến thức bổ ích.
Đừng bỏ lỡ: Bà bầu ăn gừng được không? Mẹ đọc ngay kẻ hối hận