[Q&A]: Hành tây mọc mầm có ăn được không? Lưu ý khi sử dụng

hanh-tay-moc-mam-co-an-duoc-khong

Hành tây là một loại rau củ phổ biến, có thể bảo quản lâu ngày nếu được để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ thấy hành tây bắt đầu mọc mầm sau một thời gian dài bảo quản. Điều này làm nhiều người băn khoăn: Liệu hành tây mọc mầm có ăn được không? Bài viết này, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp các lưu ý quan trọng khi sử dụng hành tây mọc mầm.

1. Lợi ích sức khỏe của hành tây

Hành tây là nguyên liệu cần thiết trong mọi món ăn, từ nướng, luộc, xào hay ăn sống. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr hành tây cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 39 calo
  • 0.1gr lipid
  • 4mg natri
  • 146mg kali
  • 9gr carbohydrate
  • 1.7gr chất xơ
  • 4.2gr đường
  • 1.1gr protein
  • 7.4mg vitamin C
  • 0.2mg sắt
  • 0.1mg vitamin B6
  • 23mg canxi
  • 10mg magie
gia-tri-dinh-duong-trong-hanh-tay-moc-mam
Giá trị dinh dưỡng trong hành tây mọc mầm

Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng như vậy, việc bổ sung hành tây vào chế độ ăn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Một số lợi ích của hành tây có thể kể tới như:

1.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Nguồn vitamin C dồi dào trong hành tây có thể chữa lành và tái tạo mạch máu cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

1.2 Tốt cho hệ tiêu hóa

Hành tây có 2 loại chất xơ: ăn kiêng và prebiotic. Chất xơ giúp cảm thấy no lâu, giảm đi tiêu đầy đặn. Khi đã cảm thấy no sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ prebiotic trong hành tây cung cấp cho vi khuẩn đường ruột men vi sinh giúp chúng phát triển.

1.3 Chất chống oxy hóa dồi dào

Quercetin trong hành tây giống như một chất Flavonoid. Quercetin có đặc tính chống viêm, giúp cơ thể tạo ra vitamin E bảo vệ nó khỏi nhiều bệnh ung thư.

hanh-tay-moc-mam-giau-chat-chong-oxy-hoa
Giàu chất chống oxy hóa

1.4 Giảm nguy cơ ung thư

Quercetin trong hành tây được coi là chất ngăn cấm hoạt động hoặc tạo ra yếu tố gây ung thư. Chế độ ăn giàu Quercetin có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi

1.5 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, tạo ra mùi vị và mùi mạch. Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm mức độ Cholesterol xấu trong cơ thể và cũng có thể giúp phá vỡ các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

1.6 Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Quercetin và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tìm thấy trong hành tây được biết có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin khiến chúng trở thành sự lựa chọn rau hữu ích cho người mắc bệnh đái tháo đường.

1.7 Giúp xương chắc khỏe

Một nghiên cứu khoa học ở 24 phụ nữ trung niên và sau mãn kinh cho thấy, những người tiêu thụ 100ml nước ép hành tây mỗi ngày trong 8 tuần đã cải thiện mật độ khoáng xương và hoạt động chống oxy hóa so với nhóm đối xứng.

Với rất nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích đối với sức khỏe. Vậy đâu là nguyên nhân khiến hành tây mọc mầm? Chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu nhé.

hanh-tay-moc-mam-ho-tro-xuong-khop-chac-khoe
Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

2. Nguyên nhân khiến hành tây mọc mầm

Hành tây, giống như nhiều loại củ khác, có thể nảy mầm khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi dù không cần trồng trong đất. Khi được đặt ở nơi ẩm ướt và có ánh sáng, hành tây dễ dàng sử dụng dinh dưỡng và đường dự trữ trong thân củ để phát triển mầm. Ngược lại, hành tây trồng dưới đất sẽ tận dụng nguồn dinh dưỡng từ đất để phát triển.

3. Hành tây mọc mầm có ăn được không?

Hầu hết các phần của hành tây, bao gồm cả mầm, đều có thể ăn được mà không hề gây tổn hại gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hành tây mọc mầm có vị đắng hơn do lượng đường dự trữ đã bị tiêu hao.

Dù không gây độc tố cho sức khỏe người sử dụng, nhưng hành tây mọc mầm lâu ngày sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm, làm củ mềm nhũn, có mùi hôi và xuất hiện các đốm mốc đen, xanh,… Khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên vứt bỏ hành để tránh tiêu thụ do nấm mốc gây hại.

thac-mac-hanh-tay-moc-mam-co-an-duoc-khong
Mầm hành tây ăn được không?

4. Cách chế biến hành tây mọc mầm

Bạn có thể chế biến hành tây đã mọc mầm tương tự như các loại hành khác, đặc biệt là trong các món xào hoặc chiên, vì phần mọc mầm giúp giảm bớt cảm giác mềm nhũn.

Hành tây mọc mầm cũng có thể dùng làm trang trí món ăn, nhưng không nên ăn sống. Nếu không thích ăn phần mầm, bạn chỉ cần cắt bỏ chúng, sau đó tiến hành chế biến phần còn lại của hành.

Các bước chế biến hành tây mọc mầm:

  • Bước 1: Loại bỏ phần mầm không mong muốn: Dùng dao cắt bỏ phần mầm xanh và những phần hành tây có dấu hiệu mềm hoặc mốc.
  • Bước 2: Rửa sạch hành tây: Rửa hành tây dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn sau khi loại bỏ phần mầm.
  • Bước 3: Cắt hành tây theo nhu cầu: Tùy món ăn, bạn có thể thái hành thành các lát hoặc miếng theo kích thước mong muốn.
  • Bước 4: Sử dụng hành tây đã cắt: Thêm vào các món như xào, nấu súp, làm nước sốt, hoặc dùng làm nhân bánh mì.

Hành tây mọc mầm vẫn giữ được hương vị đặc trưng và là lựa chọn phù hợp cho nhiều món ăn, từ món Á đến món Âu.

5. Cách bảo quản hành tây không bị mọc mầm

Mặc dù hành tây đã mọc mầm có thể ăn được, nhưng cần lưu ý nguy cơ nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Để hạn chế hành tây nảy mầm và giữ được chất lượng tốt, bạn có thể áp dụng một số phương pháp bảo quản sau đây:

  • Lưu trữ nơi khô ráo, thoáng mát: Bảo quản hành tây ở nhiệt độ lý tưởng từ 10-15°C, tránh ánh sáng trực tiếp để hạn chế quá trình nảy mầm.
  • Để ở nơi có độ thông thoáng cao: Sử dụng kệ hoặc rổ có lỗ thông khí để không khí lưu thông xung quanh từng củ hành, tránh độ ẩm tích tụ.
  • Bảo quản trong ngăn mát khi cần thiết: Nếu sống ở khu vực có khí hậu nóng và ẩm, bạn có thể đặt hành tây trong ngăn mát tủ lạnh. Hành đã cắt nên được bọc kín và sử dụng trong vòng vài ngày để giữ độ tươi ngon.
  • Tránh để gần các loại thực phẩm khác: Hành tây có khả năng hấp thụ mùi, nên không đặt gần thực phẩm khác để tránh tạo mùi không mong muốn.
  • Không bảo quản trong túi nhựa: Túi nhựa dễ làm hành tây bị ẩm, thúc đẩy mọc mầm và hư hỏng.
  • Tránh để cùng khoai tây: Không nên bảo quản hành tây và khoai tây chung vì chúng sẽ thúc đẩy quá trình hư hỏng của nhau.

6. Tạm kết

Bài viết trên đây Nông sản Dũng Hà đã giải đáp bạn chi tiết câu thắc mắc hành tây mọc mầm có ăn được không rất tỉ mỉ. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ phần mầm xanh, để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến hương vị món ăn.

Đừng bỏ lỡ: Cập nhật giá hành tây hôm nay 2024 – Mua hành tây ở đâu?

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...

8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào,...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button