Thực Hư Lạc Mọc Mầm Có Ăn Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng?

lac-moc-mam-co-an-duoc-khong

Lạc (đậu phộng) là một loại hạt giàu dinh dưỡng, rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi lạc mọc mầm, nhiều người phân vân không biết liệu có nên ăn hay không vì lo ngại về độ an toàn và nguy cơ sức khỏe. Bài viết này, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi lạc mọc mầm có ăn được không và cung cấp các thông tin hữu ích liên quan.

1. Lợi ích sức khỏe của lạc mang lại

Lạc hay đậu phộng là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm. Lạc chứa một lượng lớn steroid thực vật, một chất rất có lợi cho sức khỏe con người. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr lạc cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 567 calo
  • 49gr lipid
  • 7gr chất béo bão hòa
  • 18mg natri
  • 705mg kali
  • 16gr carbohydrate
  • 9gr chất xơ
  • 4gr đường
  • 26gr protein
  • 4.6mg sắt
  • 92mg canxi
  • 0.3mg vitamin B6
  • 168mg magie

Theo tạp chí “Cooking Light” của Mỹ cũng rất nhiều lần đưa ra lợi ích sức khỏe cho việc tiêu thụ lạc. Sau đây là một số lợi ích của lạc đối với sức khỏe của con người.

goc-thac-mac-lac-moc-mam-co-an-duoc-khong
Lợi ích sức khỏe của lạc mang lại

1.1 Tốt cho tim mạch

Lạc được mệnh danh là thần dược với những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não hoặc cholesterol cao. Một bài báo trên tạp chí Mỹ đã chỉ ra rằng: “những người khỏe mạnh ăn nhiều lạc có thể giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bởi axit béo trong lạc sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, có lợi cho tim và thúc đẩy tuần hoàn máu”.

1.2 Tốt cho não bộ

Một nghiên cứu cho thấy việc ăn lạc sẽ tăng cường sức khỏe cho não, nhất là cải thiện trí nhớ. Lý do là bởi trong lạc chứa nhiều vitamin B6, đây là chất giúp não bộ hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

giai-dap-lac-moc-mam-co-an-duoc-khong
Tốt cho não bộ

1.3 Giảm nguy cơ mắc ung thư

Trong lạc có chứa Isoflavone, resveratrol và axit phenolic cùng chất oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan cho thấy rằng: “ăn lạc cũng có giảm nguy cơ mắc ung thư vú sau mãn kinh”.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, các phụ ăn lạc ít nhất 2 lần/tuần có nguy cơ mắc ung thư ruột kết thấp hơn 58% còn đàn ông giảm 27%.

1.4 Ngừa tiểu đường, thiếu máu

Lạc là một người rất tốt đối với người thiếu máu bởi nó giàu sắt và cung cấp nhiều Vitamin, chất dinh dưỡng phục hồi cơ thể.

Nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng: “người sử dụng lạc trong chế độ ăn uống thay cho thịt đỏ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể giảm 21%”.

1.5 Giảm cân

Trưởng khoa dinh dưỡng của bệnh viện tại Mỹ đề cập đến việc nếu ăn một ít bơ đậu phộng vào buổi sáng sẽ tăng cảm giác no lâu và giảm lượng thức ăn của ngày hôm đó. 

hoi-lac-moc-mam-co-an-duoc-khong
Giảm cân với lạc

2. Tại sao lạc lại mọc mầm?

Lạc mọc mầm là do một số yếu tố môi trường bên ngoài và cách bảo quản không đúng cách. Khi lạc tiếp xúc với độ ẩm cao và nhiệt độ ấm, quá trình nảy mầm sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Ngoài ra, lạc cũng có khả năng tự sử dụng chất dinh dưỡng trong thân củ để phát triển mà không cần phải trồng dưới đất. Ngược lại, nếu lạc mọc mầm được trồng dưới đất, chúng sẽ dùng nguồn dinh dưỡng từ đất để phát triển.

3. Lạc mọc mầm có ăn được không?

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn lạc đã mọc mầm hoặc bị mốc. Vì khi đó, hạt lạc dễ xuất hiện nhiều vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc mọc mầm có thể chứa các độc tố nguy hiểm, trong đó có aflatoxin – một loại nấm mốc đặc biệt độc hại, phát triển tốt trong môi trường ẩm (khoảng 85%) và nhiệt độ từ 30-38 độ C.

Việc tiêu thụ lạc mọc mầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, thậm chí gây tổn hại cho gan và nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu ở miền Đông nước Anh vào năm 1960 cho thấy khoảng 100.000 con gà bị chết do ăn lạc mọc mầm và mốc. Thí nghiệm tiếp theo trên khỉ cũng kết luận rằng nhiều cá thể bị chẩn đoán ung thư gan sau khi ăn lạc bị nhiễm nấm mốc này.

Do hàm lượng dinh dưỡng của lạc mọc mầm giảm mạnh trong khi độc tố tăng cao, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên chọn lạc tươi, mẩy, và tránh những hạt bị lép, mốc hoặc mọc mầm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

thac-mac-lac-moc-mam-co-an-duoc-khong
Có nên ăn lạc mọc mầm không?

4. Cách bảo quản lạc không bị mọc mầm

Để lạc giữ được giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon và hạn chế tình trạng nảy mầm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp bảo quản lạc sau đây: 

  • Lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát: Bảo quản lạc ở nhiệt độ lý tưởng 10-15°C, tránh ánh sáng trực tiếp để hạn chế quá trình nảy mầm.
  • Bảo quản trong ngăn mát khi cần thiết: Nếu sống ở khu vực có khí hậu nóng và độ ẩm cao, bạn có thể đặt lạc trong ngăn mát tủ lạnh: Lạc cần được buộc kín và sử dụng trong vòng vài ngày để giữ độ thơm ngon nhất.
  • Đựng lạc trong hũ kín: Hạn chế tiếp xúc với không khí để tránh nấm mốc phát triển.
  • Không để lạc quá lâu: Dùng lạc trong khoảng thời gian ngắn để giữ nguyên độ tươi ngon và tránh nảy mầm.
  • Sấy khô lạc trước khi đóng gói: Việc này giúp giảm hàm lượng nước trong lạc, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Sau khi sấy, lạc nên được bảo quản trong bao bì kín để hạn chế tiếp xúc với không khí ẩm.

5. Cam kết

Trên đây chính là bài viết giải đáp thắc mắc lạc mọc mầm có ăn được không rất tỉ mỉ mà Nông sản Dũng Hà đã chia sẻ. Lạc mọc mầm không nên ăn để tránh nguy cơ ngộ độc do aflatoxin. Để bảo vệ sức khỏe, hãy chú ý đến dấu hiệu nhận biết và phương pháp bảo quản lạc. Nếu lạc có dấu hiệu mọc mầm, tốt nhất bạn nên bỏ đi và lựa chọn các thực phẩm thay thế an toàn hơn.

Đừng bỏ lỡ: Địa chỉ bán lạc nhân đỏ uy tín nhất Hà Nội

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...

8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào,...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button