Mướp đắng kỵ gì? Tránh ngay 5 thực phẩm sau kẻo "chết người"

Mướp đắng kỵ gì? Đây là một câu hỏi khó mà thời gian gần đây rất nhiều chị em nội trợ thực sự quan tâm tới. Mướp đắng rất giàu dinh dưỡng, có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ngon khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, mướp đắng vẫn tồn tại những mặt tiêu cực mà không phải ai cũng biết đến. Và hôm nay, hãy cùng theo chân chuyên mục tin tức sức khỏe của Nông sản Dũng Hà đi tìm lời giải câu hỏi mướp đắng kỵ gì nhé.

Mướp đắng là gì?

Mướp đắng hay còn được biết với tên gọi khác như khổ qua, thuộc họ Bầu bí. Đây là một loại thực vật thân thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây được trồng phổ biến, rộng rãi nhất ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribe với mục đích là lấy quả để ăn.

muop-dang-ky-gi-ban-da-biet-chua

Tại Việt Nam, cây mướp đắng được trồng từ khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam. Một số khu vực vùng núi phía Bắc và lạnh thì không hợp để mướp đắng phát triển. Mướp đắng được trồng từ tháng 11, 12 đến tháng 6, 7 năm sau. Quả mướp đắng to, hình thon dài, trên bề mặt có nhiều u nổi lên, lúc còn non có màu xanh, khi chín trái có màu vàng hồng, có vị đắng đặc trưng.

Khổ qua rất thông dụng trong ẩm thực và có thể tạo ra rất nhiều các món ngon như: nấu canh, xào, ăn sống,... rất thanh mát cho cơ thể vào những ngày oi nóng. Với vị đắng đặc trưng, mướp đắng còn được mệnh danh là "vị thuốc đắng dã tật" chữa bệnh rất hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ: Địa điểm bán mướp đắng chất lượng, giá rẻ hiện nay

Giá trị dinh dưỡng trong mướp đắng?

Xét về mặt dinh dưỡng, mướp đắng rất giàu dinh dưỡng và không hề thua kém những loại trái quả khác. Tuy nhiên, dinh dưỡng trong mướp đắng còn nhỉnh hơn so với những loại trái quả cùng dòng. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr mướp đắng cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 34 calo
  • 0.2gr lipid
  • 0gr chất béo bão hòa
  • 0mg cholesterol
  • 13mg Natri
  • 602mg kali
  • 7gr carbohydrate
  • 1.9gr chất xơ
  • 1gr đường trắng
  • 3.6gr protein
  • 55.6mg vitamin C
  • 1mg sắt
  • 0.8mg vitamin B6
  • 94mg magie
  • 42mg Canxi

Đó chính là toàn bộ thành phần dinh dưỡng trong mướp đắng. Việc bổ sung mướp đắng vào khẩu phần ăn uống là điều cần thiết. Lợi ích sức khỏe của mướp đắng gồm có:

  • Hỗ trợ điều trị rất tốt bệnh tiểu đường loại 2
  • Loại bỏ sỏi thận trong cơ thể một cách tự nhiên
  • Giảm Cholesterol xấu gây nguy hại tới tim mạch, đột quỵ,...
  • Ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy
  • Làm trắng sáng da, trị mụn trứng cá, vẩy nến, bệnh chàm
  • Giảm cân nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
  • Bổ gan, mát gan, giải độc tố trong gan
  • Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Giàu vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của xương
  • Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, ngừa táo bón, khó tiêu,...

Đó chính là toàn bộ thành phần dinh dưỡng và công dụng trong mướp đắng. Vậy, mướp đắng kỵ gì? Đây mới chính là câu hỏi chính của bài viết này. Bạn hãy theo chân tôi cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Mướp đắng kỵ gì? Tránh ngay 5 thực phẩm sau kẻo "chết người"?

Tôm

muop-dang-ky-tom

Danh sách mướp đắng kỵ gì đầu tiên đó chính là Tôm. Tôm là một loại hải sản biển chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tôm và mướp đắng lại là thực phẩm xung khắc không nên kết hợp cùng nhau. Nguyên nhân là vì:

  • Khổ qua chứa rất nhiều vitamin C. Trong khi đó, tôm lại là động vật có vỏ cứng chứa nhiều Asen hóa trị 5. Khi Asen hóa trị 5 kết hợp với Vitamin C sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 - hay còn gọi là thạch tín. Thạch tín là một chất cực kì độc hại với cơ thể con người nếu chúng được hấp thụ số lượng lớn vào trong cơ thể.

Người mắc ngộ độc thạch tín có thể sẽ gặp một số biểu hiện như:

  • Ngộ độc thạch tín cấp tính: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khát nước dữ dội, tiểu khó, mặt nhợt nhạt rồi tím. Dễ tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn
  • Ngộ độc thạch tín mãn tính: xuất hiện mụn cơm trắng li ti ở lòng bàn tay, bàn chân, tê buốt đầu ngón tay, ngón chân, sạm da, rụng tóc nhiều, xơ gan, tăng huyết áp, sinh con nhẹ cân, sảy thai,...

Vậy nên, bạn tuyệt đối không chế biến mướp đắng chung cùng tôm nhé.

Đừng bỏ lỡ: Hải sản kỵ gì? 5 thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?

Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ Sườn heo chiên

muop-dang-ky-an-chung-voi-suon-heo-chien

Đúng vậy, sườn heo chiên mà bạn kết hợp chung với mướp đắng hoặc ăn kèm với nhau rất dễ sinh ra những độc tố nguy hại cho sức khỏe. Điển hình như:

  • Khiến cơ thể không hấp thụ được Canxi: Mướp đắng và sườn heo chiên chứa rất nhiều Oxalat. Khi hai chất này kết hợp với nhau trong cùng một món ăn rất dễ tạo ra chất Canxi Oxalat, đây là một chất rất khó hòa tan trong nước. Canxi Oxalat rất dễ hình thành lên sỏi thận, sỏi mật,...

Vậy nên, bạn không nên ăn mướp đắng cùng với sườn heo chiên mặc dù chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt. Và cả 2 món này, không được phép xuất hiện đồng thời trên cùng một bữa ăn của gia đình bạn. Hãy nhớ kỹ điều này nhé.

Trà xanh

muop-dang-ky-uong-cung-nuoc-tra-xanh

Mướp đắng và trà xanh đều là những thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng khi kết hợp với nhau có thể gây ra những tác hại nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt là dạ dày và hệ tiêu hóa đường ruột.

Khi ăn mướp đắng rồi uống nước trà xanh luôn, các chất trong 2 loại thực phẩm này sẽ kết hợp lại cùng với nhau, tạo ra phản ứng hóa học có thể gây hại trực tiếp cho dạ dày. Cụ thể:

  • Chất Caffein trong trà xanh có thể làm tăng tác dụng kích thích chất đắng trong mướp đắng. Qua đó, khiến dạ dày bị co thắt liên tục, bụng óc ách, gây khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa,...

Nếu đã ăn món chứa khổ qua, bạn hãy để cơ thể bạn nghỉ ngơi khoảng 2 - 3 tiếng rồi uống nước trà nhé. Bạn cũng đừng nhầm lẫn với trà khổ qua khô nhé, vì trà khổ qua khô được làm từ khổ qua tươi sấy khô chứ không phải được pha từ lá trà xanh.

Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ Măng cụt

muop-dang-ky-an-chung-voi-mang-cut

Mướp đắng và măng cụt đều là những loại trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mướp đắng nổi tiếng tác dụng giảm cân, hạt đường huyết, giảm Cholesterol,... Bên kia chí tuyến, măng cụt có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch,... Tuy nhiên, khi kết hợp măng cụt chung cùng mướp đắng chúng sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là:

  • Khó tiêu, đầy bụng: Mướp đắng và măng cụt chứa lượng chất xơ rất lớn. Khi kết hợp với nhau, sẽ khiến hệ tiêu hóa căng mình ra hoạt động nhiều hơn, dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy bụng,...
  • Nôn ói, tiêu chảy: Mướp đắng có chứa chất Vicine, chất này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn tới tình trạng nôn mửa, tiêu chảy
  • Nhức đầu, chóng mặt: Măng cụt có chứa chất Xanthone, chất này có thể gây tác động tới hệ thần kinh, dẫn tới hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,...

Để tránh những tác dụng phụ này, tốt nhất bạn nên tránh kết hợp mướp đắng cùng măng cụt. Ngoài ra, bạn có thể ăn măng cụt và mướp đắng cách nhau khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ.

Rau diếp cá

muop-dang-ky-an-chung-voi-rau-diep-ca

Mướp đắng kỵ với gì cuối cùng chắc chắn bạn hết sức lưu tâm đó chính là rau diếp cá. Theo Đông Y: Mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, nhuận tràng. Rau diếp cá có tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng. Nhưng mướp đắng và ra diếp cá lại kỵ ăn chung cùng nhau vì:

  • Cả 2 loại rau này đều có tính hàn mạnh. Nếu ăn chung cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị lạnh bụng, dẫn đến việc bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần,...
  • Mướp đắng và rau diếp cá đều có tác dụng lợi tiểu. Nếu ăn chung cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn tới triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

Để tránh kỵ nhau, bạn không nên ăn mướp đăng và rau diếp cá cùng nhau. Nếu muốn ăn cả 2 loại thực phẩm này, hãy ăn cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Mướp đắng kỵ gì? Đối tượng nào không nên ăn mướp đắng kẻo "chết người"?

Người huyết áp thấp

Người huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng vì:

  • Mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp. Do đó, nếu người huyết áp thấp mà ăn mướp đắng sẽ khiến huyết áp bị giảm xuống đột ngột. Gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, ngất xỉu,...

Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ Người thiếu Canxi

Với những người thiếu Canxi hay đang bổ sung Canxi cho cơ thể thì hãy tránh xa mướp đắng. Vì:

  • Mướp đắng chứa lượng lớn chất Oxalat. Chất Oxalat là một chất có thể dễ dàng liên kết với Canxi tạo thành Canxi Oxalat, một chất khó hoàn tan trong nước. Canxi Oxalat có thể gây ra sỏi thận, sỏi mật,...

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng. Nguyên nhân là vì:

  • Với phụ nữ mang thai: Mướp đắng có vị đắng, tính hàn mạnh, nếu mẹ bầu ăn mướp đắng nhiều sẽ bị dễ bị lạnh bụng, co thắt tử cung, băng huyết và làm hư thai. Ngoài ra, một số chất trong mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và sinh non
  • Với phụ nữ cho con bú: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chưa hoàn thiện nên việc mẹ bầu cực kì chú ý tới chế độ ăn uống. Mẹ bầu ăn uống linh tinh và khi bé bú sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là mướp đắng khi loại trái quả này có một số chất rất độc hại ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ nhỏ.

Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ Người mắc bệnh gan, thận

Với người mắc bệnh gan, hoặc thận, khi ăn mướp đắng sẽ gặp một số tác dụng phụ như:

  • Người mắc bệnh gan mãn tính: Có thể làm tăng độc tính cho gan, tăng hoạt động của men gan, dẫn tới tình trạng gan tổn thương, mất đi chức năng của mình
  • Người mắc bệnh thận mãn tính: Giảm độ lọc cầu thận, dẫn tới hiện tượng suy thận

Người mắc bệnh thiếu men G6PD

Mướp đắng có chứa chất chống oxy hóa mạnh, có thể làm tăng nguy cơ tan máu ở người mắc bệnh thiếu men G6PD. Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền, khiến cơ thể không sản sinh đủ men G6PD. Men này giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do oxy hóa. Khi thiếu men G6PD, tế bào hồng cầu dễ bị vỡ ra, dẫn tới hiện tượng máu tán huyết.

Mướp đắng kỵ gì? Mướp đắng kỵ Người có hệ tiêu hóa kém

Mướp đắng kỵ người có hệ tiêu hóa kém. Mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có thể gây kích ứng dạ dày, ruột, gan,... dẫn tới các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, kiết lỵ, chướng bụng,... Ngoài ra, mướp đắng cũng có thể làm giảm tiết dịch vị, gây khó tiêu, chướng bụng.

Tạm kết

Trên đây chính là bài viết giải đáp thắc mắc câu hỏi mướp đắng kỵ gìNông sản Dũng Hà đã tổng hợp và chia sẻ chi tiết nhất tới quý bạn đọc. Đặc biệt, bài viết này chị em nội trợ cần phải đọc để biết và phòng tránh cho bản thân mình những rủi do mà mướp đắng mang lại. Đừng vì một chút thiếu hiểu biết mà biến một sản phẩm lành tính thành độc tính.

Hy vọng rằng, thông qua bài chia sẻ trên đây, chị em sẽ trang bị cho mình thêm một kiến thức sức khỏe hữu ích.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và đón đọc bài chia sẻ này. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!!!

Đừng bỏ lỡ: QUẢ SU SU KỴ VỚI GÌ? LƯU Ý NÊN TRÁNH KẺO "CHẾT NGƯỜI NHƯ CHƠI"?