Sứa bao nhiêu calo? Lợi ích, rủi ro và cách ăn sứa an toàn

Sua-bao-nhieu-calo

Sứa biển là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị giòn mát, thanh nhẹ và thường xuất hiện trong các món nộm, gỏi hoặc bún. Tuy nhiên, với những ai đang ăn kiêng hay theo dõi chế độ calo hàng ngày, câu hỏi “Sứa bao nhiêu calo?” lại trở nên đặc biệt được quan tâm. Không chỉ là thực phẩm ít calo, sứa còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nếu được chế biến và sử dụng đúng cách. Hãy cùng Nông Sản Dũng Hà khám phá chi tiết lượng calo trong sứa, tác dụng, rủi ro tiềm ẩn và mẹo ăn sứa an toàn qua bài viết dưới đây.

Sứa bao nhiêu calo? Hàm lượng dinh dưỡng chi tiết

Bạn có biết sứa bao nhiêu calo trong 100g? Theo chuyên gia dinh dưỡng, 100g sứa tươi chỉ cung cấp khoảng 36–40 kcal. Đây là mức năng lượng rất thấp so với nhiều loại hải sản khác. Lý do là vì sứa chứa đến 95% là nước, phần còn lại chủ yếu là protein cùng khoáng chất như iodine, canxi, sắt và collagen tự nhiên.

Hàm lượng calo trong sứa biển theo từng trạng thái 

Hàm lượng calo trong sứa phụ thuộc vào trạng thái (tươi hay khô) và phương pháp chế biến. Cụ thể:

Sứa còn cung cấp các dưỡng chất như protein (5–6g/100g), iodine, calcium, magnesium và collagen tự nhiên, rất tốt cho da và xương khớp

Nộm sứa bao nhiêu calo? Có phù hợp ăn kiêng không?

Một đĩa nộm sứa trung bình chứa 120–150 kcal. Lượng calo này tương đối thấp so với các món ăn khác, giúp người ăn kiêng yên tâm đưa vào thực đơn. Tuy nhiên, cần lưu ý lượng đường, dầu mỡ và đậu phộng đi kèm có thể làm tăng calo.

Bún sứa bao nhiêu calo? 

Bún sứa khoảng 1 tô 300g có thể chứa 350–400 kcal. Món này tương đối nhẹ nhưng nếu ăn kèm nhiều chả cá hoặc nước lèo béo ngậy, tổng calo sẽ tăng cao. Người ăn kiêng nên chú ý chọn phần ít dầu mỡ để kiểm soát năng lượng nạp vào.

Sua-bao-nhieu-calo
Tìm hiêu sứa bao nhiêu calo

Ăn nhiều sứa có béo không? Giải đáp từ chuyên gia 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Sứa là thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Gần như không chứa chất béo và đường, chủ yếu là nước (chiếm hơn 90%) và một phần nhỏ protein.

Trung bình, 100g sứa tươi chỉ cung cấp khoảng 36–50 kcal. Thấp hơn rất nhiều so với nhiều loại thực phẩm khác trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chính vì vậy, ăn sứa đúng cách sẽ không gây béo. Thậm chí, nhờ lượng protein cao mà không kèm theo chất béo hay đường. Sứa còn giúp tạo cảm giác no lâu. Hỗ trợ hạn chế cảm giác thèm ăn và rất phù hợp với người đang theo chế độ giảm cân hoặc ăn uống kiểm soát năng lượng.

Sứa có tác dụng gì? Top lợi ích sức khỏe nổi bật

Ngoài việc quan tâm sứa bao nhiêu calo, nhiều người còn tò mò về những lợi ích sức khỏe mà loại hải sản này mang lại. Nhờ chứa hàm lượng protein cao, ít chất béo và giàu khoáng chất. Sứa không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn hỗ trợ nhiều mặt cho cơ thể.

  • Làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện độ đàn hồi da nhờ vào hàm lượng collagen tự nhiên.
  • Tốt cho tim mạch nhờ chứa omega-3 và omega-6. Hỗ trợ giảm cholesterol xấu.
  • Cải thiện chức năng não nhờ choline, vi chất giúp tổng hợp DNA. Hỗ trợ chuyển hóa chất béo, tăng khả năng ghi nhớ và giảm lo âu.
  • Chống oxy hóa mạnh nhờ selen, giúp bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim và Alzheimer.
  • Thanh nhiệt, giải độc theo y học cổ truyền, nhờ đặc tính mát, vị mặn nhẹ.
  • Hỗ trợ làm dịu viêm loét dạ dày khi kết hợp với các nguyên liệu như da dứa, táo tàu, đường đỏ.
  • Giảm rôm sảy, dị ứng da ở trẻ nhỏ khi dùng nước nấu từ sứa để tắm.
  • Giảm ho có đờm, viêm phế quản kéo dài khi kết hợp với sa sâm, hạnh nhân.
  • Bồi bổ cơ thể cho người có sức đề kháng kém, có thể nấu cùng xương heo để làm canh dinh dưỡng.
Tac-dung-cua-sua-bien
Tác dụng khi ăn sứa biển đúng cách

Lưu ý quan trọng khi ăn sứa để tránh rủi ro sức khỏe

Sứa là món ăn thanh mát, ít năng lượng. Phù hợp với những ai đang quan tâm đến vấn đề cân nặng hay tìm hiểu sứa bao nhiêu calo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn sứa một cách tùy tiện. Để tận dụng được lợi ích mà không gặp rủi ro cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý bạn cần ghi nhớ:

  • Tuyệt đối không ăn sứa tươi sống: Sứa biển sống chứa độc tố tự nhiên và vi khuẩn có hại, nếu chưa qua xử lý kỹ rất dễ gây ngộ độc.
  • Chỉ nên ăn sứa đã qua sơ chế đúng cách: Sứa cần được ngâm với phèn chua hoặc xử lý nhiều lần bằng nước muối loãng để loại bỏ độc tố. 
  • Hạn chế ăn sứa đóng gói có nhiều gia vị: Một số loại sứa chế biến sẵn chứa hàm lượng muối cao. Dễ gây tích nước, tăng huyết áp nếu ăn quá nhiều.
  • Không ăn sứa khi đang bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa: Do sứa có tính hàn, dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy.
  • Thử phản ứng dị ứng nếu chưa từng ăn sứa trước đó: Một số người có cơ địa mẫn cảm với hải sản. Có thể bị dị ứng nhẹ đến nặng sau khi ăn sứa.
  • Không dùng sứa đã để lâu hoặc có dấu hiệu hỏng: Mùi tanh nặng, nhớt, chảy nước, đổi màu đều là dấu hiệu sứa không còn an toàn để sử dụng.

Mẹo chọn mua và sơ chế sứa an toàn, không lo độc tố

Nhiều người quan tâm sứa bao nhiêu calo vì đây là món ăn vừa nhẹ bụng vừa phù hợp với người ăn kiêng. Tuy nhiên, để thưởng thức sứa an toàn, bạn cần biết cách chọn đúng loại và sơ chế chuẩn. Tránh nguy cơ ngộ độc do sứa sống hoặc sứa tẩm hóa chất.

Cách chọn sứa biển tươi ngon, không hóa chất

Để đảm bảo an toàn, nên ưu tiên chọn loại sứa đã được sơ chế, đóng gói từ các cơ sở uy tín. Khi chọn sứa, bạn cần lưu ý:

  • Quan sát màu sắc: Sứa ngon có màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, không có màu lạ như xanh tái, vàng đục.
  • Kiểm tra mùi: Không nên chọn sứa có mùi khét, chua hoặc quá nồng, đó có thể là dấu hiệu của sứa ngâm hóa chất hoặc để lâu ngày.
  • Cảm nhận độ đàn hồi: Sứa đạt chất lượng thường có độ giòn tự nhiên, không quá mềm nhũn hay nhớt dính.
  • Ưu tiên loại sứa đóng gói có thông tin rõ ràng: Nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng đầy đủ và có hướng dẫn chế biến.

Cách chế biến không lo ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu chế biến sai cách, bạn vẫn có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hoặc ngộ độc. Để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý:

  • Rửa sứa kỹ nhiều lần với nước sạch để loại bỏ muối và hóa chất bảo quản còn sót lại.
  • Ngâm sứa trong nước muối loãng pha với một chút giấm hoặc chanh trong 15–20 phút để làm sạch nhớt và khử mùi tanh tự nhiên.
  • Không luộc trực tiếp sứa sống nếu chưa ngâm kỹ. Sứa chưa được xử lý hoàn toàn có thể chứa độc tố tự nhiên gây nguy hiểm khi ăn.
  • Tránh kết hợp với quá nhiều dầu mỡ: Dù thắc mắc sứa bao nhiêu calo thường gắn với mục đích ăn kiêng. Nhưng nếu trộn sứa với sốt béo, lạc rang hay đường, lượng calo sẽ tăng lên đáng kể.
  • Không để sứa đã sơ chế ở nhiệt độ phòng quá lâu. Nên sử dụng trong ngày hoặc bảo quản trong ngăn mát, tránh ôi thiu.
Meo-chon-va-so-che-sua-bien-an-toan
Mẹo chọn và sơ chế sứa biển đúng cách

Một số món ngon từ sứa biển

Không chỉ nổi bật với độ giòn sần sật và vị thanh mát. Sứa biển còn dễ dàng biến tấu thành nhiều món ngon hấp dẫn. Dưới đây là một vài gợi ý bạn nên thử:

Bún sứa chả cá

Đây là món đặc sản trứ danh của miền Trung. Nước dùng được ninh từ cá biển, vị ngọt thanh tự nhiên, kết hợp với chả cá dai ngon và những miếng sứa giòn mát. Bún sứa chả cá thường được ăn kèm rau sống, ớt chưng và chút chanh để tăng hương vị. 

Bun-sua-cha-ca
Bún sứa chả cá

Nộm sứa hành tây

Nộm sứa là món ăn khai vị mát lành, thích hợp trong những ngày oi bức. Sứa được trộn cùng hành tây thái mỏng, cà rốt, rau thơm và nước mắm chua ngọt. Từng miếng sứa giòn dai hòa quyện cùng vị chua cay nhẹ, tạo nên món ăn dễ ăn, không ngấy. Rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc gia đình.

Nom-sua-hanh-tay
Nộm sứa hành tây

Nộm sứa hoa chuối

Một biến tấu khác của món nộm là sự kết hợp giữa sứa và hoa chuối bào sợi. Thêm chút rau răm, đậu phộng rang và nước mắm pha chuẩn vị. Món ăn này vừa có độ giòn của sứa, vừa có hương vị dân dã rất đặc trưng. 

Nom-sua-hoa-chuoi
Nộm sứa hoa chuối

Sứa xào thịt bò

Nếu bạn muốn một món ăn đủ chất hơn, sứa xào thịt bò là lựa chọn lý tưởng. Vị ngọt mềm của thịt bò kết hợp cùng sứa giòn nhẹ tạo cảm giác lạ miệng mà không nặng bụng. Món này thường được nêm nếm đơn giản với hành tỏi, tiêu và rau cần. Giữ nguyên vị tươi ngon mà không làm mất đi độ nhẹ nhàng vốn có của sứa.

Sua-xao-thit-bo
Sứa xào thịt bò

Sứa muối vẹt 

Đây là món ăn dân dã, thường xuất hiện trong các bữa cơm miền biển. Sứa sau khi sơ chế kỹ sẽ được trộn với muối, vẹt, thêm chút tỏi ớt và để ngấm vị. Món này có vị mặn nhẹ, cay dịu. Thường dùng như món khai vị hoặc đồ nhắm rất “bắt vị”.

Sua-muoi-vet
Sứa muối vẹt

Câu hỏi liên quan

Sau khi tìm hiểu “sứa bao nhiêu calo“, dưới đây là một số câu hỏi mà người dùng thắc mắc và lời giải đáp ngắn gọn

Sứa ăn sống được không?

Không. Sứa biển không được ăn sống vì có thể chứa độc tố tự nhiên và vi khuẩn gây hại. Cần được sơ chế kỹ hoặc mua loại đã xử lý an toàn trước khi dùng.

Sứa biển có độc không? 

Một số loài sứa biển có độc, đặc biệt là khi còn tươi sống. Nếu không được xử lý đúng cách, sứa có thể gây ngộ độc, dị ứng hoặc kích ứng da khi tiếp xúc hoặc ăn phải.

Ai không nên ăn sứa?

Người có cơ địa dị ứng với hải sản, trẻ nhỏ, người bị tiêu hóa yếu, cao huyết áp hoặc phụ nữ mang thai nên hạn chế hoặc tránh ăn sứa.

Sứa kỵ với những thực phẩm nào?

Không nên ăn sứa cùng với thức ăn nhiều vitamin C (như cam, chanh) vì có thể gây phản ứng bất lợi. Ngoài ra, tránh kết hợp với thực phẩm lạnh như nghêu, sò, vì dễ gây lạnh bụng.

Kết luận 

Hiểu rõ sứa bao nhiêu calo cùng những lợi ích sức khỏe nổi bật giúp bạn dễ dàng cân nhắc đưa loại hải sản này vào chế độ ăn uống của mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm sứa biển tươi ngon hoặc các thực phẩm tươi sống, hải sản đông lạnh chất lượng cao, Siêu thị Nông sản Dũng Hà chính là lựa chọn đáng tin cậy. Chúng tôi cung cấp đa dạng thực phẩm từ sứa tươi giòn, hải sản sạch đến rau củ quả đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặt hàng ngay tại nongsandungha.com để tận hưởng những bữa ăn dinh dưỡng, an toàn và tiện lợi!

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Tôm Sú Giá Bao Nhiêu? Cập Nhật Mới Nhất 2025

Tôm sú là một trong những loại hải sản phổ biến, được yêu thích nhờ...

Cách trồng cải ngồng bằng hạt giống cho năng suất ổn định

Rau cải ngồng không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại giá...

Cách trồng rau bò khai cho thu hoạch quanh năm, ít sâu bệnh

Rau bò khai là một loại rau rừng đặc sản nổi tiếng của Tây Bắc...

Giá nấm đùi gà mới nhất hôm nay – Cập nhật bảng giá 2025

Nấm đùi gà luôn là loại nấm sạch được nhiều người yêu thích bởi hương...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button