8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

tac-dung-cua-cu-nieng

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào, nấu canh, kho và có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác nhau mà giá trị dinh dưỡng không hề thay đổi. Nhiều người ăn củ niễng cảm nhận rằng nó thơm ngon, giòn ngọt nhưng chẳng bao giờ biết được củ niễng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y hiện đại chữa bệnh. Hôm nay, hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của củ niễng và một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhé.

Giới thiệu về củ niễng

Củ niễng là gì?

Củ niễng hay còn được biết với tên gọi là Niềng niễng, Niễng, Cây lúa miêu, Giao bạch, Cao duẩn, Giao hồ. Tên gọi Tiếng Anh là Zizania latifolia, thuộc Họ Lúa – Poaceae. Củ niễng chỉ có duy nhất 1 năm 1 lần và rơi vào mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Bộ phận chính được sử dụng đó là thân củ to, mềm, phồng, xốp, hình chùy dài, đường kính 2,5 – 3 cm, chiều dài khoảng từ 5 – 8 cm.

tac-dung-cua-cu-nieng-doi-voi-suc-khoe
Củ niễng Nam Định

Đặc điểm cây niễng

Cây niễng là loại cây thảo sống lâu năm, thường sinh trưởng trong môi trường ngập nước hoặc nơi có nhiều bùn. Thân rễ của cây phát triển mạnh, thân thẳng đứng, cao khoảng 1-2m, phần gốc thân xốp và phình to.

Lá niễng có dạng hình dải, phẳng, thuôn dài từ 30-70 cm, rộng khoảng 2-3 cm. Mặt lá ráp, mép lá dày ở hai bên. Bẹ lá nhẵn, có các khía rãnh rõ rệt, và lưỡi bẹ lá hình bầu dục. Đến mùa sinh trưởng, cây mọc nhiều chồi từ các nách lá.

Hoa niễng mọc thành cụm hình chùy hẹp, dài 20-50 cm, với cuống chung phân nhánh mạnh mẽ. Cụm hoa thường gồm bông nhỏ đực ở trên và bông nhỏ cái ở dưới. Hoa đực có 6 nhị ngắn, trong khi hoa cái có bầu và đầu nhuỵ dài.

Cấu trúc và đặc điểm của cây niễng cho thấy sự thích nghi cao với môi trường sống ngập nước, đồng thời mang lại tiềm năng sinh trưởng vượt trội trong các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

tac-dung-cua-cu-nieng-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi
Đặc điểm cây niễng

Nguồn gốc cây niễng

Cây củ niễng có nguồn gốc từ vùng Đông Siberia và hiện nay được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều quốc gia châu Á. Tại Việt Nam, cây thường xuất hiện ở ven bờ ao, hồ, các vùng đất ngập nước, hoặc ruộng có bùn lầy mềm đặc biệt nhiều nhất ở Nam Định và được xem là đặc sản nơi đây.

Giá trị dinh dưỡng trong củ niễng

Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr củ niễng cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 42 calo
  • 9.5gr carbohydrate
  • 2.2gr chất xơ
  • 1.5gr protein
  • 0.3gr chất béo
  • 18mg canxi
  • 0.7mg sắt
  • 230mg Kali
  • 30mg Photpho
  • 4mg vitamin C
  • 0.1mg vitamin B6
  • 92% nước
gia-tri-dinh-duong-cua-cu-nieng
Giá trị dinh dưỡng của củ niễng

Tác dụng của củ niễng cải thiện toàn diện sức khỏe

Ngừa táo bón

Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g củ niễng chứa tới 4,3g chất xơ, chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hương từ Đại học Y Hà Nội cho biết, củ niễng là nguồn cung cấp prebiotic tự nhiên, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh táo bón, khó tiêu, đầy bụng,…

tac-dung-cua-cu-nieng-ngua-tao-bon
Chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa

Lợi sữa, ngừa tắc tia sữa

Tác dụng của củ niễng rất tốt cho mẹ bầu mang thai. Một nghiên cứu tại Đại học Dinh dưỡng Hà Nội chỉ ra rằng, mẹ bầu ăn củ niễng thường xuyên có thể tăng lượng sữa tiết ra lên 25% so với nhóm không sử dụng nhờ hàm lượng Vitamin B6 và chất xơ dồi dào. Ngoài ra, chất chống viêm tự nhiên còn giúp giảm nguy cơ tắc tia sữa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe mẹ sau sinh.

Xem thêm: Bà bầu ăn củ niễng được không? Gợi ý một số món ăn ngon

Giảm cân

Tác dụng của của niễng rất tốt đối với người đang thực hiện chế độ ăn giảm cân. Củ niễng giàu chất xơ, ít calo, được coi là lựa chọn hàng đầu cho người giảm cân. 100gr củ niễng chỉ chứa khoảng 50 calo, nhưng lại cung cấp tới 5gr chất xơ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải chia sẻ, củ niễng không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn bổ sung các vi chất cần thiết như kali và vitamin B6, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng hiệu quả.

tac-dung-cua-cu-nieng-ho-tro-giam-can
Giảm cân hiệu quả

Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

Theo chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, củ niễng chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đạt khoảng 15 mg trên 100 gram. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp giúp tăng sản sinh tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Điều trị đau dạ dày

Tác dụng của củ niễng tiếp theo là điều trị đau dạ dày. Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, củ niễng chứa đến 10% chất xơ tự nhiên. Chất xơ ày giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược và khó tiêu. Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh nhận định, bổ sung củ niễng vào chế độ ăn giúp trung hòa axit dạ dày, cải thiện tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…

tac-dung-cua-cu-nieng-tri-dau-da-day
Trị đau dạ dày

Bảo vệ tim mạch

Trong 100gr củ niễng chứa đến 3.5gr chất xơ, chất xơ giúp giảm Cholesterol xấu trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch. Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải cũng nhấn mạnh, các polyphenol trong củ niễng có khả năng chống viêm, cải thiện lưu thông máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngừa đau tim, đột quỵ,…

Làm đẹp da và chống lão hóa

Củ niễng được chứng minh có lợi cho làn da và chống lão hóa nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm cho biết, hàm lượng polyphenol trong củ niễng cao hơn 30% so với các loại rau củ thông thường. Ngoài ra, vitamin C là một yếu tố quan trọng trong sản xuất Collagen, giúp da săn chắc và mịn màng hơn.

tac-dung-cua-cu-nieng-lam-dep-da
Làm đẹp da, chống lão hóa

Kiểm soát đường huyết

Tác dụng của củ niễng cuối là là giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Với những ai có đường huyết cao, bổ sung củ niễng vào chế độ ăn sẽ giúp chỉ số đường huyết luôn duy trì ở mức ổn định. Điều này là nhờ củ niễng chứa inulin, một dạng chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu đường trong máu.

Theo TS.BS Trần Quốc Cường, việc bổ sung củ niễng vào chế độ ăn giúp giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ niễng

Bài thuốc chữa sốt và kiết lỵ

  • Nguyên liệu: 80gr củ niễng tươi
  • Thực hiện: Sơ chế củ niễng như bình thường, sắc nước uống đều đặn mỗi ngày và uống khi nước còn ấm.

Bài thuốc chữa đau dạ dày

  • Nguyên liệu: 100gr củ niễng tươi
  • Thực hiện: Xay nhuyễn củ niễng, lọc lấy nước cốt để uống. Sử dụng liên tục trong 4 đến 5 ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 lần.

Bài thuốc chữa táo bón

  • Nguyên liệu: 100gr củ niễng, 100gr khoai lang, 50gr thịt heo xay
  • Thực hiện: Củ niễng bóc vỏ, rửa nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch. Khoai lang nạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Đun nóng dầu ăn, cho toàn bộ nguyên liệu vào xào chín với nhau trong 35-40 phút. Nêm gia vị cho vừa ăn. Ăn liên tục trong 4 đến 5 ngày để cải thiện táo bón.

Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

  • Nguyên liệu: 100gr củ niễng, 100gr gạo tẻ, 50gr thịt nạc heo xay, 20gr nấm hương
  • Thực hiện: Sơ chế nhanh toàn bộ các nguyên liệu. Cho tất cả vào trong nồi, hầm trong khoảng 30-40 phút để toàn bộ nguyên liệu chín mềm. Nêm chút gia vị và ăn như bữa ăn hàng ngày.

Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc

  • Nguyên liệu: 100gr củ niễng tươi, 50gr cà rốt, 3 lát gừng, 50gr thịt nạc vai heo thái lát.
  • Thực hiện: Sơ chế toàn bộ nguyên liệu bình thường, củ niễng và cà rốt thái lát. Đun nóng dầu ăn, cho thịt heo vào xào săn lại trong 10 phút. Thêm củ niễng, cà rốt, gừng vào, đảo đều toàn bộ nguyên liệu lại cùng nhau. Nêm chút gia vị cho vừa miệng và ăn như bữa ăn hàng ngày.

Bài thuốc điều trị cao huyết áp

  • Nguyên liệu: 100gr củ niễng, 2 quả trứng gà, gia vị các loại.
  • Thực hiện: Sơ chế củ niễng bình thường, sau đó thái lát mỏng. Đun nóng dầu ăn, cho củ niễng vào xào chín tới trong 10 phút. Đập trứng gà vào, đảo đều tay cùng củ niễng trong 3 phút. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và dùng như bữa ăn hàng ngày.

Câu hỏi liên quan

Ai không nên ăn củ niễng?

Mặc dù củ niễng rất giàu dinh dưỡng, nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được củ niễng. Dưới đây là một số nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên ăn củ niễng:

  • Người mắc bệnh suy thận.
  • Người có hệ tiêu hóa kém, dễ tiêu chảy, dễ lạnh bụng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người cơ thể hàn.
  • Người dương suy hoạt tinh.

Củ niễng có ăn sống được không?

Với hương vị ngọt nhẹ, thơm và giòn, củ niễng có ăn sống được. Tuy nhiên, củ niễng sống sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng nên khi ăn bạn cần phải rửa thật kĩ cùng nước muối loãng.

Đừng bỏ lỡ: Củ niễng bị đen bên trong có ăn được không? BẤM ĐỌC NGAY!

Cách bảo quản củ niễng được lâu?

  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, dùng giấy báo (hoặc màng bọc thực phẩm) bọc kín toàn bộ củ niễng lại và đặt trong tủ lạnh từ 7 – 10 ngày với điều kiện nhiệt độ từ 4-6°C.
  • Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản củ niễng ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao. Cách này chỉ giữ củ niễng được từ 2 – 4 ngày.

Tạm kết

Như vậy, toàn bộ các tác dụng của củ niễng đối với sức khỏe là gì đã được Nông sản Dũng Hà mình giải đáp rất cụ thể. Với hàm lượng nước dồi dào, ít calo, giàu chất xơ, củ niễng là một sản phẩm tốt mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình. Đặc biệt, củ niễng có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ngon khác nhau mà không hề bị mất đi hương vị hay giá trị dinh dưỡng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ đem đến cho bạn nhiều điều bổ ích.

Đừng quên ghé hệ thống siêu thị Dũng Hà chọn mua rau củ quả sạch tươi ngon bạn nhé.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

2+ cách ngâm rượu quả nhàu trị đau lưng, mỏi gối hiệu quả

Rượu quả nhàu là một thức uống dân gian từ bao đời nay và được...

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button