10 Bước Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch Đại Thành Công 2024

Kinh doanh thực phẩm sạch tại Việt Nam chắc chắn sẽ là một xu thế phát triển vô cùng mạnh mẽ những năm tiếp theo. Ngày nay, thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm không đạt tiêu chuẩn liên tục được cập nhật nóng hổi trên các trang mạng xã hội, thời sự, các phương tiện truyền thông,... Khi nhận thức của con người được nâng cao, tiếp cận gần hơn với công nghệ số và nhu cầu tìm hiểu về thực phẩm sạch sẽ tăng mạnh trong tương lai. Đây sẽ chính là cơ hội hiếm có cho những người có ý định mở cửa hàng thực phẩm sạch. Vậy, muốn khởi nghiệp với kinh doanh thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì để thành công? Bài viết dưới đây, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp bạn chi tiết.

Kinh doanh thực phẩm sạch là gì?

Kinh doanh thực phẩm sạch là cung cấp các loại thực phẩm sạch, thực phẩm tươi sống không chứa các chất hóa học độc hại khi gieo trồng, không chứa chất bảo vệ thực vật, không thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thậm chí là nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Các loại thực phẩm sạch có thể kể tới như: rau củ quả, hải sản tươi sống, thực phẩm tươi sống, đồ khô,...

Các bước kinh doanh thực phẩm sạch đại thành công 2024?

Để chuẩn bị kinh doanh đại thành công, không bị đóng cửa hay thua lỗ nặng thì phải có chiến lược kinh doanh bài bản. Dưới đây là các bước kinh doanh thực phẩm sạch đại thành công mà Nông sản Dũng Hà mình đã đúc kết ra được qua nhiều người anh, người chị đi trước chỉ dạy.

Bước 1: Khảo sát thị trường

Trước khi kinh doanh, bạn phải khảo sát thị trường một cách thật nghiêm túc. Địa điểm bạn định kinh doanh có tiền năng hay không. Trong đó, thói quen mua sắm của người dân như nào, mức thu nhập của người dân. Địa điểm bạn kinh doanh đã có cửa hàng thực phẩm sạch nào hay chưa, họ đang hoạt động như nào.

Việc khảo sát thị trường được xem như là bước quan trọng để bạn dự tính sẽ buôn bán những mặt hàng gì để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Bước 2: Chuẩn bị mở cửa hàng

Sau khi đã khảo sát được thị trường nơi mình kinh doanh, tiếp theo chính là chuẩn bị để mở cửa hàng. Trong giai đoạn mở cửa hàng, bạn cần chuẩn bị những thứ như:

  • Đặt tên thương hiệu.
  • Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn cho xã hội thông qua việc kinh doanh của mình.

Ở bước này, bạn hãy tạo ra sự khác biệt và gây ấn tượng cho khách hàng trong việc đặt tên, logo, màu sắc chủ đạo Công ty để dễ nhận diện, không trùng lặp với thương hiệu đã có, không quá dài và phải thật sự dễ nhớ. Tên thương hiệu tốt nhất thì bạn nên đặt từ 3 - 5 chữ. Ví dụ như: Nông sản Dũng Hà, Thực phẩm khô, Sói biển, Bách hóa Xanh, Bách hóa xe lam,...

Hãy tự tạo cho riêng mình logo, thương hiệu hoặc nhờ bạn bè thiết kế hộ. Hoặc bạn có thể lên Google tự tìm kiếm và khoảng 3 ngày là bạn sẽ hoàn thành cho mình riêng logo và thương hiệu nhận diện.

Bước 3: Tìm địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh sẽ chiếm khoảng 40% sự thành bại trong việc kinh doanh của bạn. Khi chọn địa điểm kinh doanh, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Khu vực đông dân cư qua lại, thu nhập khá trở nên và là tầng lớp người có tri thức.
  • Khu vực thuận tiện cho việc mua sắm. Ví dụ: gần chợ, gần trường học, gần các nhà máy, xí nghiệp, văn phòng,...
  • Diện tích mặt sàn cửa hàng từ 35m2 đến 50m2 là đẹp.
  • Mặt tiền cửa hàng càng rộng càng tốt. Đẹp nhất là 3m - 5m. Tốt nhất là 2 mặt tiền, hướng ra phố lớn để dễ tiếp cận khách hàng. Chỗ để xe rộng rãi, thoáng mát, an toàn.
  • Giá thuê/tháng: Tùy từng khu vực và nhu cầu sử dụng của bạn sẽ có mức giá khác nhau. Gia từ 6 đến 12 triệu đối với khu vực ngoại thành một chút. Vị trí đắc địa lí tưởng, giá dao động từ 15 đến 35 triệu. Tuy theo nhu cầu và số vốn mà bạn sẵn có có thể chọn điểm kinh doanh hợp lý. Nhưng theo Nông sản Dũng Hà, giá mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch tốt nhất dao động ở mức 7 - 15 triệu.

Bước 4: Tìm nguồn thực phẩm sạch

Bắc buộc cửa hàng của bạn phải có những nguồn hàng riêng, độc đáo, khác biệt, chất lượng so với thị trường mà không phải cửa hàng nào cũng có. 

Bạn có thể về các khu vực làng quê, liên hệ với cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín để đặt vấn đề phân phối sản phẩm độc quyền của họ cho Công ty mình. Ví dụ như Nông sản Dũng Hà, măng tây xanh chính là biểu tượng chính của Công ty. Bên cạnh đó thì tiến vua khô cũng là một sản phẩm thế mạnh.

Nếu ở Hà Nội, chủ cửa hàng có thể tìm các nguồn cung mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, hải sản thì thu mua trực tiếp ở ngư trường, cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn,...

Ưu tiên những sản phẩm gần khu vực kinh doanh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chi phí vận chuyển cũng như giúp thực phẩm bạn luôn tươi ngon.

Bước 5: Tìm mua trang thiết bị

Việc quan trọng trong việc kinh doanh thực phẩm sạch đó chính là các trang thiết bị máy móc phục vụ công việc. Bạn hãy cố gắng đầu tư chúng mới hoàn toàn. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh có thể là: tủ đông, tủ mát, máy tính, rổ, kệ sắt, máy tính, máy POS, cân, camera, điện thoại, túi đựng, màng bọc thực phẩm, máy đóng gói,...

Bước 6: Trang trí cửa hàng

Sau khi tìm được điểm kinh doanh, bạn hãy trang trí cho cửa hàng của mình một gam màu chủ đạo độc quyền riêng. Gam màu thích hợp đối với các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch là những gam màu sáng sủa như: màu xanh, màu trắng. Nếu xin được giấy chứng nhận của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm, bạn nên ép plastic, treo ở những khu vực khách hàng thuận tiện quan sát nhất khi bước vào cửa hàng.

Bước 7: Chuẩn bị giấy tờ pháp lý

Để cửa hàng đi vào hoạt động, bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu chính quyền. Có 2 hình thức đăng ký kinh doanh như: kinh doanh hộ gia đình và kinh doanh doanh nghiệp.

Thực tế, nhiều người cung cấp thực sạch theo kiểu tự phát đều không có giấy đăng ký kinh doanh. Hình thức này chỉ mang tính chất tạm thời, không thể lâu dài được. Đôi khi nếu bị cơ quan phát hiện sẽ bắt buộc đình chỉ, phạt hành chính với cá nhân đó.

Ngoài ra, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm khi đi kiểm tra bắt buộc chủ cửa hàng phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.

Bước 8: Thuê và đào tạo nhân viên

Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch sẽ không thể thiếu vắng bộ phận nhân sự. Đây được coi là bộ mặt sáng của của Công ty. Không ít cửa hàng mất khách chỉ vì thái độ của nhân viên bán hàng, kiến thức sản phẩm hạn hẹp. Do đó, việc thuê và đào tạo nhân viên là điều chủ doanh nghiệp bắt buộc phải làm.

Vào thời điểm đầu, chủ doanh nghiệp cần làm việc trực tiếp với khoảng 2 - 3 nhân sự gồm: thu ngân kiêm kế toán, bán hàng kiêm sơ chế, phân chuyên kiêm lấy hàng. Ban đầu, lượng khách chưa nhiều nên cửa hàng dồn nhiều vào giai đoạn training cho nhân viên, giúp họ trở nên linh hoạt. Sau vài tháng khi họ đã có kinh nghiệm, chủ doanh nghiệp có thể tuyển thêm người.

Bước 9: Lên kế hoạch Marketing

Bước tiếp theo trong kinh doanh thực phẩm sạch đó là kế hoạch Marketing. Bạn có thể áp dụng các chiến lượng Marketing như tạo Website, chạy quảng cáo, SEO, xây dựng Fanpage Facebook.

Bước 10: Vận hành cửa hàng

Cuối cùng đó chính là vận hành cửa hàn. Trong bước vận hành này, đây là quy trình bạn xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu tới đông đảo người tiêu dùng.  Những cái tên đơn giản, độc đáo sẽ giúp khách hàng dễ nhớ, dễ tìm tới bạn. 

Ngoài ra, khâu chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng. Hãy tư vấn cho khách hàng một cách nhiệt tình, giao hàng nhanh, đúng số lượng và chất lượng. Ngoài ra, cửa hàng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, mini game để tri ân khách hàng.

5 điều cần lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch

Thực phẩm không an toàn hiện nay đang là nỗi lo của nhiều bà nội trợ. Các thông tin về thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được cập nhật trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Từ đồ ăn tươi sống: Thịt, tôm, cá… đến các loại rau củ quả được nuôi trồng và chăm sóc trong một môi trường không đảm bảo, thậm chí là bị phun tưới bằng những chất hóa học độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nắm bắt được tâm lý cùng với nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do không lường trước được khó khăn nên cứ 10 cửa hàng thực phẩm sạch mở ra thì có tới hơn một nửa phải đóng cửa trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số lời khuyên cho những ai đang mong muốn khởi nghiệp thành công với ngành thực phẩm sạch.

Lựa chọn địa điểm tốt

Việc chọn địa điểm kinh doanh thực phẩm sạch thực sự quan trọng với sự thành bại của một cửa hàng thực phẩm sạch. Bạn có thể tìm địa điểm mở cửa hàng dựa theo tập khách hàng muốn hướng tới. Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng, bạn nên tìm địa điểm trên trục đường chính, phù hợp với việc mua sắm khi tan sở. Hoặc đối tượng là khu dân cư, bạn nên chọn những nơi có dân cư là người trẻ, các cặp vợ chồng trẻ, thu nhập khá trở lên và có tri thức tốt. Đó là những tập khách hàng rất quan tâm đến sức khỏe, luôn đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng đừng lo ngại khi đặt cửa hàng nằm ngay cạnh một đối thủ đã có tiếng bởi nhiều mô hình thực phẩm sạch đồng thời mở ra sẽ giúp người dân có ý thức hơn trong việc chọn cho gia đình mình những sản phẩm thực sự an toàn.

4 điều cần lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch

Tìm nguồn hàng chất lượng và độc quyền phân phối

Bắt tay vào công việc kinh doanh thực phẩm sạch bạn cần hiểu rõ về nguồn gốc, chất lượng của từng sản phẩm để có thể tư vấn cho người tiêu dùng chính xác mặt hàng họ cần. Có như vậy, khách hàng sẽ càng tin tưởng và quay lại mua thực phẩm sạch của bạn. Qua những chuyến đi thực tế tại các vùng quê, bạn có thể liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và đặt vấn đề phân phối độc quyền để có nguồn hàng chất lượng và ổn định.

Ngoài ra, việc tính toán về việc nhập hàng, tiêu thụ hàng cũng là một bài toán rất quan trọng. Bạn cần cân đối việc nhập hàng ban đầu và đưa ra phương án xử lý hàng tươi sống trong ngày. Cách sơ chế, đóng khay, sử dụng màng bọc thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở tủ mát, tủ đông cần phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Thịt lợn bán trong ngày nên nhập lượng vừa phải, bảo quản tốt, nếu bán trong ngày không hết, bạn phải đưa cấp đông ngay và bán hạ giá phần cấp đông này hoặc chuyển sang làm ruốc sạch. Tương tự với các mặt hàng hải sản, bạn có thể làm chả hay các món chế biến sẵn…

Và đặc biệt để tồn tại trong thời gian đầu, cửa hàng của bạn cần phải có một nguồn hàng riêng, chất lượng và thực sự khác biệt làm điểm mạnh. Đây cũng là một cách xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng biết đến góp phần phát triển công việc kinh doanh thực phẩm sạch.

Tạo sự tin tưởng nơi khách hàng

Khách hàng luôn là yếu tố quyết định sự thành công của cửa hàng. Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thành công luôn đi cùng với lượng khách hàng quen và ổn định. Để khách hàng tin tưởng, quay lại mua hàng và quan trọng hơn là giới thiệu, nói tốt về cửa hàng của mình, bạn cần hiểu khách hàng cần gì, họ muốn gì.

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách lưu lại các thông tin như tên, địa chỉ, nhu cầu, nghề nghiệp, sở thích… của họ để tiện việc chăm sóc và hiểu rõ khách hơn. Khi biết một khách hàng có sở thích như thế nào, thường mua loại mặt hàng gì, bạn sẽ dễ dàng tư vấn và giới thiệu sản phẩm mới đến họ. Hãy coi khách hàng như là người thân của bạn !4 điều cần lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch

Xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là bước rất quan trọng đối với cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch. Việc chăm sóc khách hàng tốt, tận tình, chu đáo sẽ giúp khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, được quan tâm nhiều hơn và sẽ quay trở lại mua sắm tại cửa hàng. Thậm chí, chăm sóc tốt, khách hàng có thể giới thiệu bạn bè đến với cửa hàng nhiều hơn.

Hầu như đa số các chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ đều triển khai chương trình đăng ký thành viên để tặng thẻ thích điểm, voucher giảm giá. Càng mua nhiều, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi độc quyền của từ cửa hàng. Vào các dịp Lễ Tết, ngày đặc biệt, sinh nhật khách hàng thì cửa hàng có thể áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi lớn như: mua 1 tặng 1, tặng túi,...

Quyết tâm, Đam mê và có Tâm với nghề

Lời khuyên cuối cùng cũng là điều kiện tiên quyết mà công việc nào cũng cần đó là “Quyết tâm và Đam mê”. Kinh doanh thực phẩm sạch cần sự tỉ mỉ, tính toán rất chặt chẽ. Khi mới kinh doanh, chưa có lượng khách hàng ổn định thì thời gian đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có sự quyết tâm vượt qua quãng thời gian này (thường là 3->6 tháng) thì việc nản chí và đóng cửa hàng là không thể tránh khỏi.

Kinh doanh thực phẩm sạch trong thời điểm thị trường hiện nay rất cần chữ “TÂM” của người kinh doanh, với phương châm mang lại nguồn sản phẩm tiêu dùng đảm bảo an toàn và cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng Việt, có như vậy thương hiệu thực phẩm sạch mới tồn tại lâu và có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Chúc các bạn thành công !

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DŨNG HÀ

Website https://nongsandungha.com/

Địa chỉ: 

  • CS1: 11 Kim Đồng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • CS2: A10, ngõ 100 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • CS3: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Panpage Facebook: facebook.com/nongsandungha

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.