Còi xương là gì?
Còi xương là một hiện tượng xương phát triển chậm, xương bị xốp mềm, nếu nặng xương của trẻ có thể sẽ bị biến dạng và dẫn đến hệ quả trẻ sẽ ốm yếu, vận động kém, tinh thần uể oải và nguy cơ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là viêm phổi. Bệnh còi xương thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi và tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Việt Nam là khá cao.
Dấu hiệu nhận biết
- Với trẻ sơ sinh
Ngủ không ngon, quấy khóc đêm, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy, mọc ít tóc trước và sau gáy.
- Với trẻ lớn hơn
Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.
Dấu hiệu của trẻ còi xương
Những ảnh hưởng khi trẻ bị còi xương
- Xương phát triển không cân đối (thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, trán dô)
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón
- Bé có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.
- Sức đề kháng yếu, hay ốm
- Sự phát triển chậm (lẫy, bò, ngồi, đứng, đi)
Nhiều hệ lụy khi trẻ còi xương
Cần những dưỡng chất gì, tránh còi xương
- Canxi
Canxi có vai trò quan trọng không chỉ với người lớn mà còn với trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh nhằm giúp tăng trưởng và phát triển cả về trí não cũng như thể lực. Lượng canxi trong cơ thể chiếm 99% ở xương và răng, chiếm 1% trong tế bào máu. Tuy nhiên, cơ thể coi trọng 1% canxi trong tế bào máu hơn và 1% này có ý nghĩa sống còn với cơ thể con người nói chung, cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nói riêng.
Thực phẩm chứa nhiều canxi:
– Nhóm hạt gia vị: Vừng (mè)
– Nhóm ngũ cốc: Bột yến mạch
– Các loại hạt: Hạnh nhân
– Nhóm đồ uống: Sữa
– Nhóm cá: Cá chạch, lươn
Chi tiết: Những thực phẩm chống còi xương
- Vitamin D
Vitamin D có vai trò hấp thụ và chuyển hóa canxi trong thực phẩm. Chỉ bổ sung canxi không là không đủ Nguồn bổ sung vitamin D: Sữa mẹ và ánh nắng sớm. Cần tắm nắng 10-15p mỗi buổi sáng
Tham khảo: Món cháo lươn phòng chống còi xương cho bé