Bông điên điển nấu gì ngon? Gợi ý 5+ công thức ăn là mê

bong-dien-dien-nau-gi-ngon

Bông điên điển, loại thực phẩm độc đáo và giàu chất dinh dưỡng, đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt trong ẩm thực đương đại. Không chỉ mang lại hương vị tinh tế, bông điên điển còn là nguồn cảm hứng cho những món đặc sản miền Tây  tuyệt vời. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà khám phá những cách nấu bông điên điển sao cho ngon miệng và đầy ấn tượng, làm thế nào để tận dụng hết tất cả các đặc tính dinh dưỡng của loại rau này, và tạo nên những bữa ăn ngon mắt cho cả gia đình!

Lợi ích tuyệt vời của bông điên điển

Bông điên điển không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại nhiều công dụng sức khỏe. Lá điên điển được dùng để nấu nước uống, được xem như là chất tẩy xổ, trục giun sán làm giảm đau, kháng sinh và chống viêm sưng. Thuốc dán được bào chế từ lá điên điển thúc đẩy sự mưng mủ, làm mủ những nhọt đầu đinh, áp-xe, ung mủ, viêm sưng thấp khớp. Mặt khác nó dùng để chữa mụn nhọt. Người ta dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng.

Trong khi đó, rễ của điên điển được dùng để chữa trị vết cắn của con bò cạp, ung mủ, mụn nhọt, áp-xe. Tinh dầu hạt điên điển có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tim và giúp hạ đường huyết đã được y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận. Nước ép của vỏ điên điển cũng được dùng để chữa bệnh phát ban và ngứa ở da.

loi-ich-cua-bong-dien-dien
Lợi ích của bông điền điển

Cách chọn mua bông điền điển tươi ngon

Để chọn mua bông điên điển tươi ngon, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Màu sắc: Bông điên điển tươi thường có màu vàng tươi rực rỡ, không bị úa hay dập nát. Nếu bông úa và có vết thâm hay đổi màu là dấu hiệu bông đã để lâu, không còn giữ được chất lượng tốt nhất.
  • Kết cấu: Khi sờ vào, bông điên điển tươi sẽ có kết cấu chắc, không quá mềm và cũng không quá già. Bông quá mềm sẽ mất độ giòn khi chế biến, còn bông quá già có thể dai gây ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
  • Mùi hương: Bông tươi thường có mùi thơm nhẹ tự nhiên. Nếu bạn ngửi thấy mùi hắc hoặc mùi lạ, đó có thể là dấu hiệu bông đã bị hỏng hoặc không còn tươi mới.
bong-dien-dien-tuoi
Bông điền điển tươi

Phân tích đối tượng nên sử dụng bông điền điển

Bông điên điển không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm miền Tây mà còn thu hút nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:

  • Người yêu ẩm thực truyền thống: Những ai đam mê khám phá hương vị đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ sẽ bị hấp dẫn bởi các món từ bông điên điển vì hương vị đậm đà và dân dã.
  • Người ăn chay: Với vị ngọt tự nhiên, bông điên điển là nguyên liệu lý tưởng cho các món chay như bánh xèo chay, gỏi bông điên điển từ đó mang lại sự phong phú cho thực đơn chay.
  • Người quan tâm đến sức khỏe: Với các lợi ích như giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ hạ đường huyết, bông điên điển được ưa chuộng bởi những người muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng.
bong-dien-dien-phu-hop-cho-nguoi-an-chay
Bông điền điển phù hợp cho người ăn chay

Bông điên điển nấu gì ngon? TOP 5+ công thức ăn là mê

Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo từ lâu đã là món ăn nổi tiếng khắp Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có một phong cách làm bánh xèo riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bánh xèo bông điên điển đậm chất miền Tây nhé!

Nguyên liệu

  • 300gr bông điên điển
  • 1 chén bột gạo
  • ½ chén nước cốt dừa
  • 1 chén nước lạnh
  • ¼ thìa cà phê muối
  • ½ thìa cà phê bột nghệ
  • Hành lá
  • 250gr tép
  • 100gr giá đỗ
  • 150gr củ sắn
  • Nước chấm: Tỉ lệ 1:1:1 gồm nước mắm, đường, giấm
  • Rau sống ăn kèm

Cách làm

  • Bước 1: Bông điên điển, hành lá, giá đỗ, củ sắn sơ chế cho sạch bụi cát và vỏ. Hành lá thái nhỏ, củ sắn thái thành những khúc miếng dài mỏng. Tép tươi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 2: Pha hỗn hợp bột gồm bột gạo, bột nghệ, nước cốt dừa, hành lá và nước lọc. Để hôn hợp bột nghỉ trong khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Băc một cái chảo lên bếp, đợi cho thật nóng rồi cho một xíu dầu ăn vào. Phần bột sau khi nghỉ lại đem khuấy đều một lần nữa, rồi múc một muôi trải đều trên chảo nóng.
  • Bước 4: Cho lần lượt tép, giá đỗ, bông điên điển và củ sắn vào. Đậy nắp và chờ cho hỗn hợp chín đều. Khi được dùng muôi gập bánh làm đôi sau đó gắp ra đĩa.
  • Bước 5: Pha nước chấm chua ngọt theo tỉ lệ 1:1:1, thêm một ít nước vào và khuấy đều. Thêm tỏi và ớt băm cho thơm. Ăn bánh xèo kèm nước chấm và rau sống.
banh-xeo-bong-dien-dien
Bánh xèo bông điền điển

Lẩu cá linh bông điên điển

Bông điên điển nấu gì ngon? Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước. Vậy món ăn này có gì đặc biệt mà lại được săn đón đến vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá công thức ngay dưới đây nhé!

Nguyên liệu

  • 600gr Cá linh
  • 300gr Chả cá viên
  • 100gr Me xanh
  • 3 trái Ớt
  • 2 trái Cà chua
  • ½ trái dứa
  • Tỏi băm
  • Hành tím cắt lát
  • Rau nhúng lẩu: Bông điên điển, bông súng, thiên lý
  • Hành lá
  • Mùi tàu và rau ngổ
  • Gia vị thông dụng

Cách làm

  • Bước 1: Cá linh bạn mua về làm sạch, cạo vảy, bỏ đầu, bỏ ruột, cạo thật sạch màng đen trong bụng cá sau đó rửa cá với nước sạch. Lưu ý thật khéo léo tránh làm bể mật cá bị bể gây đắng cá không ngo.
  • Bước 2: Dứa bỏ vỏ, gọt mắt rửa sạch sau đó cắt miếng vừa ăn. Me xanh cạo bớt phần phấn trắng ở vỏ, sau đó rửa thật sạch. Mùi tàu rửa sạch, bỏ bớt những phần lá úa. Ớt đập dập. Hành lá rửa sạch và cắt khúc dài. Các loại rau nhúng lẩu gồm bông điên điển, bông súng, thiên lý sơ chế, ngâm nước muối loãng 10 phút sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Bước 3: Cho me vào nồi nước,luộc khoảng 15 phút cho me chín mềm. Lúc này vớt me ra, dằm nát me rồi lọc lấy phần nước chua của me.
  • Bước 4: Hành tím lột vỏ thái lát, sau đó trộn cùng với một xíu bột bắp. Đặt chảo lên bếp, cho thêm ít dầu ăn và phi vàng hành tím. Vớt phần hành tím ra để riêng.
  • Bước 5: Vẫn cái chảo đó cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp tục cho một nửa chỗ dứa, cà chua và 2 trái ớt. Nêm thêm một thìa cà phê muối, xào khoảng 5 phút cho mềm.
  • Bước 6: Cho phần hỗn hợp mới xào ban nãy vào nồi nước me, đun sôi. Thêm 2 thìa hạt nêm, ½ thìa canh muối, 2 thìa canh đường, khuấy đều.
  • Bước 7: Nồi lẩu giờ đã hoàn thành. Khi ăn thêm cá linh, chả cá viên, các loại rau nhúng lẩu và thưởng thức.
lau-ca-linh-bong-dien-dien
Lẩu cá linh bông điên điển

Tép chiên bông điên điển

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bông điên điển, tép, bột chiên giòn… bạn đã có ngay món tép chiên bông điên điển siêu ngon đặc sản miền Tây sông nước. Món ăn này được ăn kèm với bánh tráng và rau sống, ăn kèm nước chấm chua ngọt.

Nguyên liệu

  • 150gr tép
  • 150gr bông điên điển
  • 150gr bột gạo
  • 20gr bột nếp
  • 1 quả trứng gà
  • 120ml nước
  • Hành tím
  • Tỏi
  • Ớt
  • Chanh
  • Gia vị gồm: Hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường, dầu ăn

Cách làm

  • Bước 1: Tép tươi sau khi mua về rửa sạch, để ráo. Bông điên điển nhặt bỏ những bông bị úa, dập. Sau đó đem đi rửa mấy nước cho sạch rồi để ráo. Ớt hành tỏi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Cho bột gạo và bột nếp vào một cái bát, cho thêm trứng gà cùng 120ml nước, xíu hạt nêm và hạt tiêu. Trộn thật đều hỗn hợp cho thật sánh mịn, tiếp tục cho thêm bông điên điển, tép và ít hành tím vào. Trộn nhẹ một lần nữa cho hỗn hợp hòa quyện với nhau.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn một lượng vừa đủ và đun nóng. Cho lần lượt từng muôi bột và chiên vàng đều hai mặt. Vớt ra đĩa và chuẩn bị thưởng thức.
  • Bước 4: Pha nước chấm: Thêm 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, một thìa nước cốt chanh. Thêm khoảng 5 thìa nước, khuấy đều cho đường tan. Cuối cùng thêm tỏi ớt băm lên trên.
tep-chien-bong-dien-dien
Tép chiên bông điên điển

Gỏi tép bông điên điển

Bông điên điển nấu gì ngon? Món gỏi tép bông điên điển với hương vị tươi mát, chua ngọt dịu nhẹ say đắm lòng người. Bông điên điển khi kết hợp với tép cho ra một combo hoàn hảo đậm chất sông nước.

Nguyên liệu

  • 200gr tép
  • 500gr bông điên điển
  • 200gr giá đỗ
  • 10 trái tắc
  • Rau ngổ, mùi tàu, tỏi, ớt
  • Gia vị gồm: Nước mắm, muối, đường, bột ngọt

Cách làm

  • Bước 1: Tép sau khi mua về rửa qua với nước muối loãng để loại bỏ bùn cát, ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó rửa lại với nước rồi để ráo. Tỏi và ớt băm nhuyễn. Tắc bổ đôi, vắt lọc lấy nước cốt. Bông điên điển cùng giá đỗ loại bỏ những phần úa, hỏng, sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước, để ráo. Rau ngổ  và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp, thêm 1 chút muối và nấu sôi. Khi nước sôi nhanh tay cho tép vào luộc khoảng 5 phút cho tới khi tép chuyển màu nghĩa là tép đã chín. Vớt tép ra và để ráo nước.
  • Bước 3: Pha nước sốt gỏi theo tỉ lệ 3 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh đường, 3 thìa canh nước cốt tắc, tỏi ớt băm sau đó khuấy đều. Cho tép, bông điên điển, rau ngổ, mùi tàu,giá đỗ vào một cái thau. Từ từ đổ nước sốt vào, trộn thật đều tay cho phần gỏi ngấm gia vị là hoàn thành.
goi-tep-bong-dien-dien
Gỏi tép bông điên điển

Bông điên điển xào thịt bò

Bông điên điển xào thịt bò tưởng chừng đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể tự làm món ăn này tại nhà chiêu đãi gia đình nhé!

Nguyên liệu

  • 150gr thịt bò
  • 100g bông điên điển
  • Dầu ăn
  • Tỏi xay
  • Gia vị: Hạt nêm, dầu hào, tiêu

Cách làm

  • Bước 1: Đầu tiên, hãy nhặt bớt cọng của bông điên điển, ngâm bông với nước muối loãng  khoảng 5 phút rồi rửa sạch, vớt ra để ráo. Thịt bò thái lát mỏng, cho vào tô và nêm thêm 1 thìa cà phê dầu hào, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, một ít tiêu xay, trộn đều cho bò ngấm gia vị.
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn, dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho thịt bò đã ướp vào, đảo thật nhanh tay với lửa lớn khoảng 2 phút. Khi thịt bò vừa chín tới, bạn cho bông điên điển vào, đảo đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn, xào thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp.
bong-dien-dien-xao-thit-bo
Bông điên điển xào thịt bò

Lưu ý khi chế biến và sử dụng bông điền điển

Khi chế biến bông điên điển, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo giữ được dinh dưỡng và hương vị của bông điền điển:

  • Chọn bông điên điển tươi: Nên chọn những bông điên điển còn tươi, có màu vàng rực rỡ, cánh hoa không bị héo úa. Tránh sử dụng hoa đã bị khô hoặc có dấu hiệu nấm mốc.
  • Rửa sạch trước khi chế biến: Do bông điên điển thường mọc ở những vùng nước, có thể có bùn đất hoặc côn trùng bám vào. Vì vậy, cần rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất.
  • Không nấu quá lâu: Bông điên điển rất dễ bị mềm nhũn nếu nấu quá lâu, làm mất đi vị giòn ngon tự nhiên và một số chất dinh dưỡng. Khi chế biến, chỉ cần nấu chín tới hoặc chần sơ qua là đủ.
  • Kết hợp với các nguyên liệu phù hợp: Bông điên điển thường được nấu kèm với cá, tôm, hoặc các loại rau khác để tăng thêm hương vị. Các món lẩu chua, canh chua cá linh là những món ăn rất phổ biến.
  • Không dùng nếu bị dị ứng: Mặc dù bông điên điển lành tính, nhưng một số người có thể bị dị ứng với loại hoa này. Nếu có biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ, hoặc khó thở sau khi ăn, nên ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Bảo quản đúng cách: Nếu không dùng hết, bạn có thể bảo quản bông điên điển trong ngăn mát tủ lạnh, bọc kín để tránh bị héo hoặc mất nước. Tuy nhiên, nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
  • Tránh ăn quá nhiều: Bông điên điển có tính hàn, nếu ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dạ dày yếu.
chu-y-thoi-gian-nau-bong-dien-dien
Chú ý thời gian nấu bông điền điển

Kết luận

Trên đây chính là bài viết với chủ đề Bông điên điển nấu gì ngon mà chúng tôi muốn gửi gắm tới bạn đọc. Bông điên điển là một trong những thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa mang đậm chất quê. Hãy thử làm các món ngon từ bông điên điển chiêu đãi cả gia đình nhé!

Hãy nhanh ghé qua Website Nông sản Dũng Hà để đặt mua NÔNG SẢN SẠCH và nhận voucher giảm giá 10% trên hóa đơn khi thanh toán bạn nhé.

Liên hệ đặt mua qua hotline: 1900 986865.

  • Cơ sở 1: 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Cơ sở 2: A11 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Xem thêm: LÁ HẸ NẤU CANH GÌ NGON? TOP 7+ MÓN CANH TỪ LÁ HẸ THƠM NGON LẠ MIỆNG

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Ngồng Tỏi Là Gì Và Cách Chế Biến Cực Kỳ Đơn Giản

Trong ẩm thực Việt Nam, ngồng tỏi đang ngày càng được yêu thích nhờ vào...

Xây dựng thực đơn với món ngon từ củ cải trắng mỗi tuần

Củ cải trắng không chỉ là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn...

Biến Tấu 3+ Cách Làm Gỏi Bồn Bồn Chuẩn Phong Cách Miền Tây

Gỏi bồn bồn, một món ăn đặc trưng của ẩm thực Nam Bộ, không chỉ...

Tổng hợp món ăn từ cà rốt tím vừa ngon vừa đẹp mắt

Tại sao nên ăn cà rốt tím? Bởi vì không chỉ giàu dinh dưỡng, cà...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button