Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu trái cây phổ biến tại Việt Nam được dùng để nhâm nhi mà cả các chú, các anh hay các chị em đều rất yêu thích. Tuy nhiên, để ngâm được rượu mận bồi bổ cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, bạn hãy theo chân Nông sản Dũng Hà mình đi tìm hiểu cách ngâm rượu mận và cách sử dụng đúng cách để phát huy tối đa lợi ích nhé.
Rượu mận là rượu gì?
Rượu mận là loại đồ uống truyền thống được chế biến từ quả mận chín, kết hợp với đường và men rượu qua quá trình lên men tự nhiên. Loại rượu này thường được ưa chuộng nhờ hương vị ngọt ngào, hơi chua đặc trưng của mận và màu sắc đỏ sậm bắt mắt.
Rượu mận không chỉ là một thức uống giải trí mà còn được nhiều người tin rằng mang lại lợi ích sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Theo các nghiên cứu khoa học, quả mận giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và các hợp chất tự nhiên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
Công dụng rượu mận mang lại cho sức khỏe
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Mận chứa nhiều chất xơ hòa tan và sorbitol, giúp tăng nhu động ruột và giảm táo bón. Khi lên men trong rượu, các enzyme tự nhiên này vẫn được bảo toàn. Ngoài ra, olyphenol và sorbitol trong quả mận giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa bằng cách cân bằng vi khuẩn đường ruột và giảm tình trạng táo bón.
- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào: Rượu mận giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là anthocyanin và vitamin C từ quả mận. Anthocyanin từ quả mận giúp tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể trước tác động của các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và ung thư.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Rượu mận có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ khả năng cải thiện tuần hoàn máu và giảm cholesterol xấu (LDL). Các polyphenol trong mận đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thành mạch máu.
- Kiểm soát đường huyết: Rượu mận có thể giúp kiểm oát đường huyết khi được dùng đúng cách. Mận có chỉ số đường huyết thấp và chứa axit chlorogenic, giúp cải thiện độ nhạy insulin ở người bị tiểu đường loại 2.
- Giảm căng thẳng: Quả mận chứa polyphenol và vitamin C, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể – một trong những nguyên nhân gây lo âu và căng thẳng. Các chất này hỗ trợ hệ thần kinh bằng cách giảm tổn thương tế bào thần kinh do gốc tự do.
- Cải thiện giấc ngủ: Quá trình lên men trong rượu mận sản sinh một lượng nhỏ melatonin tự nhiên, chất này hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Cách ngâm rượu mận đơn giản, tốt cho sức khỏe
Mẹo chọn mua mận tươi ngon
Để ngâm rượu mận ngon và đạt hiệu quả cao cho sức khỏe, bạn cần chọn mận ngon và chất lượng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mận:
- Chọn mận chín tự nhiên có màu sắc đậm và tươi sáng, như đỏ sẫm, xanh hoặc vàng tùy loại mận.
- Chọn mận có độ cứng vừa phải, không quá mềm.
- Ưu tiên chọn quả có vỏ mịn, bóng, nguyên vỏ, không bị trầy xước, thâm đen hay dập nát. Mận tươi mới sẽ có lớp phấn trắng bao phủ xung quanh.
- Chọn những quả mận cuống còn bám vào quả, tươi mới, không bị khô héo.
- Chọn mua mận đúng mùa vụ sẽ cho mận chất lượng cao. Mùa mận thường rơi vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
- Chọn mua mận tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.
Đừng bỏ lỡ: Các loại mận ở miền Bắc gồm loại nào? BẤM XEM NGAY!
Mẹo chọn rượu ngon để ngâm
- Nên sử dụng rượu nếp cái hoa vàng có nồng độ từ 35 đến 40 độ C vì khi ngâm rượu, nồng độ cồn sẽ giảm xuống.
- Mua rượu từ các cơ sở sản xuất uy tín, có giấy chứng nhận chất lượng hoặc từ các làng nghề truyền thống.
- Rượu ngon thường trong suốt, không có cặn hay lợn cợn. Nếu có váng hoặc đục, đó có thể là dấu hiệu của tạp chất.
- Rượu ngon sẽ có vị đậm đà, không gắt, và không để lại cảm giác khó chịu ở cổ họng sau khi uống.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1kg mận bắc
- 5 lít rượu nếp ngon
- 400gr đường trắng
- Bình ngâm rượu
Quy trình thực hiện
Bước 1: Sơ chế mận
- Mận mua về, bạn rửa mận dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, lớp phấn
- Hòa chậu muối loãng, ngâm mận cùng nước muối loãng trong 15 phút
- Vớt mận lên, xả lại mận với nước sạch, dùng khăn lau khô
- Dùng dao, cắt đôi trái mận để ngâm rượu nhanh ngấm
Bước 2: Ngâm rượu mận
- Cho toàn bộ mận vào trong bình rượu
- Cho 400gr đường trắng vào bình rượu
- Rót 5 lít rượu nếp ngon vào trong bình ngâm rượu
- Đậy kín miệng bình, tránh tạp chất, vi khuẩn rơi vào rượu
- Tiến hành ngâm rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, ít ánh nắng
Bước 3: Thành phẩm
Áp dụng cách trên, khoảng 3 tháng là bạn đã có ngay cho mình một bình rượu mận siêu thơm ngon, nồng nàn, uống cực kì bổ dưỡng cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng rượu mận trong bữa ăn hay thậm chí là dịp Tết, ngày lễ quan trọng nữa đó. Sử dụng rượu đúng liều lượng sẽ rất tốt cho sức khỏe đó.
Đừng bỏ lỡ: Cách ngâm rượu táo ta thơm ngon, uống say quên lối về
Cách bảo quản rượu mận đúng cách
- Đậy kín miệng bình, bảo quản rượu mận ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời và nguồn nhiệt lớn. Nhiệt độ bảo quản rượu lý tưởng từ 8-12 độ C trong chum sành hoặc bình thủy tinh.
- Độ ẩm lý tưởng để bảo quản rượu mận là từ 70-80%. Độ ẩm dưới 50% hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ khiến cho rượu bị biến chất, mất hương vị, mất giá trị dinh dưỡng cũng như nhanh bị hỏng.
- Cứ 3 tháng thì kiểm tra rượu định kỳ một lần để đánh giá chất lượng rượu.
Cách sử dụng rượu mận đúng cách
- Sử dụng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Liều lượng sử dụng rượu mận sẽ dao động từ 30-50ml/ngày.
- Thời điểm sử dụng rượu mận là trong bữa ăn.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu khi đang đói bụng sẽ rất hại dạ dày và say xỉn.
Ai không nên sử dụng rượu mận
Mặc dù cách ngâm rượu mận rất đơn giản, rượu cũng dễ sử dụng, tốt với sức khỏe, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Một số đối tượng không nên sử dụng rượu mận như:
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Rượu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trẻ, khiến cho trẻ bị mất kiểm soát bản thân, rối loạn thần kinh.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Rượu mận có nồng độ cồn cao, có thể gây hại tới sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu qua đường sữa mẹ.
- Người mắc bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ): Rượu mận ngâm có thể làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan chịu áp lực lớn, dễ tổn thương và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị trầm cảm: Rượu mận có thể tương tác với một số loại thuốc này và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi ngâm rượu mận tại nhà
- Nên dùng bình sành, bình thủy tinh hoặc đồ gốm sứ để ngâm rượu mận. Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa để ngâm rượu vì khi ngâm lâu, chất độc hại có trong nhựa sẽ ngấm vào trong rượu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
- Đảo bảo ngâm rượu theo tỉ lệ chuẩn, thông thường ngâm theo tỉ lệ 1:5 (tức 1kg mận ngâm với 5 lít rượu nếp). Với tỉ lệ này, rượu không quá đậm màu cũng không quá nồng, giữ được hương vị tự nhiên của mận.
- Thời gian ngâm rượu tối thiểu 3 đến 6 tháng để đạt độ ngấu và dinh dưỡng trong mận mới hòa tan cùng rượu. Tuy nhiên, nếu rượu ngâm càng lâu, dinh dưỡng tiết ra càng nhiều, uống lại càng thơm ngon.
- Đặt bình ngâm rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp để không ảnh hưởng đến quá trình lên men của rượu.
Tạm kết
Rượu mận là một thức uống dân dã, thơm ngon, dễ ngâm và đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm, bạn đã có thể tự tay ngâm rượu mận tại nhà để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè. Mong rằng với bài viết cách ngâm rượu mận mà Nông sản Dũng Hà chia sẻ cho bạn, bạn có thể tự ngâm được những hũ rượu mận ưng ý.
Đừng bỏ lỡ: Cách Ngâm Rượu Mít Trị Mất Ngủ Kinh Niên Cực kỳ Hiệu Qủa