Cần tây kỵ gì? Những thực phẩm đại kỵ với cần tây

can-tay-ky-gi

Cần tây là loại rau xanh giàu dưỡng chất, được biết đến với hàm lượng vitamin K, vitamin C, Folate và chất xơ dồi dào. Nó thường được dùng làm nước ép, món xào, salad và là lựa chọn yêu thích của nhiều người để hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng nếu kết hợp sai thực phẩm hoặc dùng không đúng đối tượng, cần tây có thể gây hại thay vì có lợi. Vậy cần tây kỵ gì? Những thực phẩm nào đại kỵ với cần tây? Ai nên cẩn trọng khi dùng loại rau này? Hãy cùng Dũng Hà tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cần tây kỵ gì? Những thực phẩm đại kỵ với cần tây

Việc kết hợp thực phẩm một cách khoa học chính là chìa khóa để tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng và tránh những tác dụng không mong muốn. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên cân nhắc hoặc tránh kết hợp với cần tây:

Lạc

Theo Đông y, lạc có tính béo và cần tây có tính hàn. Khi kết hợp, đặc biệt là với lượng lớn, sự hòa trộn giữa tính hàn của cần tây và hàm lượng dầu cao trong lạc có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, đầy bụng hoặc tiêu chảy ở một số người, nhất là những người có dạ dày yếu kém.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng ghi nhận các hợp chất Flavonoid trong cần tây có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất từ lạc nếu ăn quá thường xuyên. Để an toàn, bạn nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau một khoảng thời gian.

kham-pha-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ lạc (đậu phộng)

Dưa chuột

Cả dưa chuột và cần tây đều có tính mát, chứa nhiều nước. Khi kết hợp trong các món ép hoặc gỏi trộn có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng ở người có tỳ vị yếu, dạ dày nhạy cảm. Thêm vào đó, enzym ascorbinase trong dưa chuột có thể làm phá hủy vitamin C trong cần tây, làm giảm hiệu quả dinh dưỡng, khiến bạn không tận dụng được tối đa lượng vitamin C quan trọng.

goc-kham-pha-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ dưa chuột

Đừng bỏ lỡ: DƯA CHUỘT KỴ GÌ? TOP THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KẺO “MẤT MẠNG”

Hải sản

Hải sản như nghêu, mực, sò, hàu,,… chứa enzyme phân giải vitamin B1 có trong cần tây. Theo Đông y, cả hải sản và cần tây đều là thực phẩm có tính hàn mạnh, khi kết hợp có thể rất dễ gây lạnh bụng, khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc nấu chín kỹ cả hai trước khi ăn.

Để biết cần tây kỵ gì thì hải sản tươi sống là thực phẩm bạn không nên kết hợp chung.

goc-tim-hieu-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ hải sản tươi sống

Thịt thỏ

Theo Đông y, thịt thỏ có tính hàn, kết hợp với cần tây tính mát sẽ làm tổn thương tỳ vị, gây lạnh bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng âm ỉ. Đây là cặp thực phẩm đại kỵ thường được các y bác sĩ khuyến cáo tránh kết hợp. Người già, trẻ em, phụ nữ sau sinh không nên ăn món nấu từ thịt thỏ và cần tây trong cùng một bữa.

bi-mat-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ thịt thỏ

Thịt ba ba

Cùng thuộc nhóm thực phẩm “bổ âm”, nhưng kết hợp cần tây và thịt ba ba tuyệt đối phải tránh xa có thể gây khí huyết bất ổn, tiêu hóa chậm, nổi mề đay hoặc mẩn ngứa. Đã có những trường hợp ghi nhận về ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng khi thịt ba ba được dùng chung với cần tây. Nguy cơ này có thể đe dọa tính mạng, vì thế bạn cần hết sức cẩn trọng.

Để trả lời cho thắc mắc cần tây kỵ gì, thịt ba ba tuyệt đối không được ăn chung.

bat-mi-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ thịt ba ba

Cà rốt

Nhiều chị em nội trợ có thói quen nấu canh cần tây và cà rốt với thịt bò. Tuy nhiên, cà rốt chứa enzyme phân giải vitamin C có thể làm giảm dưỡng chất quý giá từ cần tây nếu nấu chung thời gian dài. Ngoài ra, cả hai đều giàu chất xơ không hòa tan nên ăn chung có thể gây đầy bụng, khó hấp thu ở người hệ tiêu hóa kém.

tim-hieu-can-tay-ky-gi
Cần tây kỵ cà rốt

Xem thêm: Cà rốt kỵ gì? TOP 10+ thực phẩm nên tránh kẻo “gặp nguy”

Những ai không nên dùng cần tây hoặc cần cẩn trọng?

Cần tây kỵ gì đã được giải đáp rất chi tiết bên trên, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý hoặc nên tránh hoàn toàn sử dụng cần tây để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân:

Phụ nữ mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cần tây chứa các hợp chất có thể kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non nếu sử dụng với liều lượng lớn. Mặc dù dùng lượng nhỏ trong món ăn là an toàn, nhưng nên tránh sử dụng nước ép cần tây nguyên chất hoặc các sản phẩm cô đặc từ cần tây.

Xem thêm: Bà bầu ăn rau cần tây được không? Cần lưu ý những gì?

Người huyết áp thấp

Cần tây nổi tiếng với khả năng hạ huyết áp tự nhiên nhờ các hoạt chất như phthalides. Điều này rất tốt cho người cao huyết áp, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cho người huyết áp thấp. Việc sử dụng cần tây có thể làm tình trạng huyết áp thấp trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

giai-dap-can-tay-ky-gi
Huyết áp thấp hạn chế dùng cần tây

Người mắc bệnh về thận

Cần tây chứa một lượng lớn oxalate và kali. Với người mắc bệnh thận, khả năng đào thảo oxalate và kali bị hạn chế, dẫn đến sự tích tụ và có thể gây gánh nặng thêm cho thận hoặc rối loạn điện giải. Ngoài ra, oxalate có thể làm tăng nguy cơ sự hình thành sỏi thận, đặc biệt là ở người có tiền sử mắc bệnh thận.

Người mắc bệnh ngoài da

Cần tây chứ một số hợp chất Arachidon, có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng các phản ứng viêm trong cơ thể. Đối với người mắc các bệnh ngoài da có tính chất viêm như vảy nến, chàm hoặc lở loét, việc sử dụng cần tây có thể không có lợi, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người đang mắc bệnh ngoài da hoặc có tiền sử bị các bệnh về da thì nước ép cần tây là thức uống cần tránh xa tuyệt đối.

Nam giới

Nghiên cứu từ BV Nam khoa Hiếm muộn Việt Nam cho biết, việc tiêu thụ lượng lớn cần tây trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng do tác động của Apigenin lên quá trình sản sinh tinh trùng, làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, nam giới đang mong con cần lưu ý hạn chế uống nước ép cần tây.

goc-giai-dap-can-tay-ky-gi
Nam giới hạn chế sử dụng cần tây

Đừng bỏ lỡ: 19 món ngon từ cần tây giúp tăng cường sinh lý, ngủ ngon

Người đang dùng thuốc chống đông máu

Cần tây rất giàu vitamin K, một loại vitamin thiết yếu cho quá trình làm đông máu. Các loại thuốc chống đông máu như Warafin hoạt động bằng cách đối kháng với vitamin K để làm loãng máu. Việc tiêu thụ lượng lớn cần tây có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, tăng nguy cơ hình thành cực máu đông.

Người có hệ tiêu hóa kém

Cần tây rất giàu chất xơ không hòa tan và một số loại carbohydrate có thể lên men trong đường ruột (FODMAPs). Mặc dù chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa hoặc kích thích ruột, làm nặng thêm các triệu chứng của hội kích thích đường ruột (IBS).

Lưu ý khi chế biến và ăn cần tây đúng cách

Để tận dụng tối đa lợi ích của cần tây mà vẫn có thể đảm bảo an toàn, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Rửa sạch kỹ càng: Cần tây có nhiều kẽ và lá, dễ bám bụi bẩn, thuốc trừ sâu,… Hãy rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối loãng trước khi chế biến.
  • Chế biến ngay sau khi mua: Cần tây, đặc biệt là sau khi đã cắt, sẽ dần mất các vitamin nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng. Tốt nhất nên chế biến ngay sau khi mua hoặc bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.
  • Bảo quản đúng cách: Rau cần tây rất nhanh bị thối, hỏng, lá úa vàng, do đó bạn không nên rửa với nước trước khi bảo quản. Bạn chỉ cần cắt bỏ gốc, bọc màng bọc thực phẩm hoặc cho vào túi bóng rồi đem bảo quản.
  • Cân bằng và đa dạng: Không nên chỉ tập trung vào cần tây mà hãy kết hợp với nhiều loại rau củ quả khác để đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Sử dụng đủ liều lượng: Dù cần tây tốt, nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt là nước ép cần tây đậm đặc. Liều lượng phù hợp sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mục đích sử dụng của mỗi người.
  • Sử dụng đúng cách: Ưu tiên ăn chín, nấu canh, xào nhẹ hoặc kết hợp cùng các thực phẩm lành tính như táo, cà chua, thịt gà,…
goc-bat-mi-can-tay-ky-gi
Lưu ý khi chế biến và ăn cần tây

Câu hỏi liên quan

Có nên uống nước ép cần tây khi đói không?

Không nên. Nước ép cần tây có tính kiềm và nhiều chất xơ rất dễ gây cồn ruột, đau dạ dày, cồn ruột nếu uống khi đói bụng. Nên dùng sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.

Cần tây ăn sống được không?

CÓ. Cần tây thích hợp để ăn sống trong các món salad, sinh tố hoặc dùng kèm với các loại nước chấm. Ăn sống giúp giữ lại tối đa hàm lượn vitamin, enzyme và chất xơ tự nhiên. Tuy nhiên, cần đảm bảo cần tây được rửa thật sạch trước khi ăn sống.

Kết luận

Cần tây là loại rau giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể, từ hỗ trợ huyết áp, tiêu hóa đến cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những giá trị này mà không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, việc hiểu rõ “cần tây kỵ gì” là vô cùng quan trọng.

Đừng bỏ lỡ: Hành tây kỵ gì? 6 thực phẩm ‘đại kỵ’ tránh kết hợp với hành tây

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Lợi hay hại?

Bà bầu ăn củ cải trắng được không là câu hỏi khiến nhiều mẹ lo...

Kiwi bao nhiêu calo? Ăn có tăng cân không?

Kiwi bao nhiêu calo? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đang...

Thanh long đỏ bao nhiêu calo? Có tác dụng gì cho sức khỏe?

Thanh long đỏ bao nhiêu calo? Nếu bạn đang tìm hiểu về giá trị dinh...

Uống đậu nành có tốt không? Tác dụng sức khỏe và lưu ý khi uống

Sữa đậu nành là một nguồn dinh dưỡng phổ biến và quen thuộc với nhiều...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button