Bầu là loại quả thuộc họ bầu bí, rất được yêu thích trong ẩm thực Việt trong những ngày hè oi nóng. Bên cạnh hương vị thơm ngon, bầu còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu ngay tác dụng của quả bí đỏ và những lưu ý khi ăn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng trong quả bầu
Bầu là loại quả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr bầu cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 16 calo
- 3.3gr carbohydrate
- 4gr chất xơ
- 2.5gr đường
- 0.5gr protein
- 0.1gr chất béo
- 98IU Vitamin A
- 9.4mg vitamin C
- 3.4mcg vitamin K
- 9mcg Folate
- 160mg kali
- 12mg magie
- 18mg canxi
- 0.3mg sắt
- 24mg photpho
- 1mg natri
Nhìn chung, bầu là một loại quả giàu nước, ít calo và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giữ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tác dụng của quả bầu đối với sức khỏe
Ổn định đường huyết
Kali và Magie trong quả bầu là khoáng chất quan trọng giúp ổn định huyết áp. Kali giúp giãn nở mạch máu, giảm huyết áp, trong khi magnesium thư giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kali và magnesium có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát huyết áp.
Làm chậm lão hóa da
Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ, trong bầu chứa hàm lượng vitamin A và C rất lớn. Vitamin C được xem là một chất chống oxy mạnh giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Trong khi đó, Vitamin A thúc đẩy sản xuất tế bào khỏe mạnh, giúp củng cố lớp ngoài, lớp hàng rào của da trước vi khuẩn, nhiễm trùng và ô nhiễm.
Giảm cân
Bầu thực sự là một loại quả hỗ trợ giảm cân và giữ dáng nhờ hàm lượng calo thấp chỉ khoảng 13 calo/100g và chứa đến 95% là nước, giúp tạo cảm giác no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ trong bầu giúp cải thiện hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời ngăn ngừa tích tụ mỡ dư thừa, đặc biệt là mở bụng, bắp tay, bắp đùi,…
Tăng cường sức đề kháng
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Kim Tuyến cho biết, bầu chứa nhiều vitamin C, và các hợp chất chống oxy hóa khác. Vitamin C trong bầu kích thích quá trình sản sinh bạch cầu, hỗ trợ hệ miễn dịch. Với hơn 95% nước, quả bầu còn giúp cơ thể duy trì độ ẩm, từ đó cải thiện khả năng phục hồi và chống lại bệnh tật.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hàm lượng Kali và nước trong bầu rất lớn, do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên bổ sung bầu vào chế độ ăn để tăng cường sức khỏe tim mạch. Kali trong bầu giúp duy trì và điều hòa huyết áp ở mức ổn định, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Hàm lượng nước trong quả bầu cao giúp duy trì sự cân bằng điện giải, góp phần tăng cường sức khỏe cho tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một nghiên cứu dinh dưỡng đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm Sàng khẳng định, bầu chứa hàm lượng chất xơ hòa tan rất cao, giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa đầy bụng và táo bón. Chất xơ không chỉ tăng cường sự di chuyển của thực phẩm trong ruột mà còn duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe tiêu hóa. So với khoai lang, cà rốt,… bầu ít tinh bột nhưng có lượng nước cao, giúp làm dịu và bảo vệ đường ruột.
Ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Bầu chứa rất nhiều nước, giúp tăng cường quá trình bài tiết, làm sạch đường tiết niệu và loại bỏ độc tố, từ đó làm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. ThS. Nguyễn Thị Lan Anh khuyến khích người mắc bệnh thận tiết niệu nên sử dụng bầu trong chế độ ăn của mình.
Giảm căng thẳng
ThS. Lê Thị Lan Hương chỉ ra rằng, magie trong quả bầu đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu hệ thần kinh. Đồng thời, maige cũng làm giảm mức độ cortisol (hormone stress), giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn cơ bắp và giảm lo âu.
Bảo vệ gan
Tác dụng của quả bầu cuối cùng đó chính là bảo vệ hệ thống gan. Theo nghiên cứu khoa học trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm Sàng, bầu chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố.
Những ai không nên ăn bầu?
Bầu rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 2–3 lần/tuần. Đặc biệt, với những trường hợp dưới đây, hãy hạn chế ăn bầu:
- Người mắc bệnh thận: Bầu có tính lợi tiểu, giúp bài tiết nước tiểu, những người bị bệnh thận cần thận trọng khi ăn bầu.
- Người bị dị ứng với họ nhà bầu bí: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thực phẩm như mướp, bí ngô, bí đao, dưa leo,… cũng tránh ăn bầu vì có thể gây phản ứng dị ứng, nổi mẩn hoặc khó thở.
- Người huyết áp thấp: Bầu có khả năng giảm huyết áp do tính mát và làm dịu cơ thể. Do đó, những người có huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp cần tránh ăn quá nhiều bầu
Những điều cần lưu ý khi ăn bầu
Như vậy tới đây, phần nào bạn đã nắm rõ được tác dụng của quả bầu là gì rồi phải không nào. Mặc dù được đánh giá là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, nhiều công dụng, nhưng khi sử dụng bầu bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Không ăn bầu khi có vị đắng. Bầu đắng có chứa chất Cucurbitacin rất cao, tiêu thụ lượng lớn có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Không ăn quá 3 bữa bầu/ngày.
- Người cơ thể hàn, dễ lạnh bụng, hệ tiêu hóa kém,… không nên ăn bầu hoặc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
- Bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vào chế độ ăn để cân bằng nguồn dinh dưỡng.
- Mua bầu ở nơi uy tín để được cam kết về chất lượng sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ.
- Mua bầu nên chọn quả non, vỏ căng sáng bóng cuống còn tươi thì sẽ ngon hơn so với những trái bầu già.
Bầu làm món gì ngon?
Canh bầu nấu chay
Nguyên liệu:
- 1 quả bầu
- 200g nấm rơm
- 1 cây hành lá
- 1 lít nước lọc
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm
Cách làm:
- Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh tròn mỏng
- Nấm rơm rửa sạch, để ráo, thái làm đôi
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
- Đun sôi 1 lít nước trong nồi, cho bầu vào nấu trong 5-7 phút cho chín
- Sau đó, cho nấm rơm vào nấu cùng với bầu
- Thêm gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm, khuấy nhẹ cho tan
- Nấu 5-7 phút cho các nguyên liệu chín mềm
- Múc canh bầu chay ra tô, thêm hành lá vào và thưởng thức nóng
Canh bầu nấu ngao
Nguyên liệu:
- 1 quả bầu
- 300g ngao tươi
- 1 củ hành tím
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm
Cách làm:
- Bầu gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước
- Cắt bầu làm thành từng khúc nhỏ, bổ làm đôi rồi lọc sạch ruột bầu
- Thái bầu thành từng miếng nhỏ vừa ăn
- Ngao ngâm với nước muối khoảng 15 phút, rửa sạch
- Đun chín ngao cho ngao mở miệng thì lấy toàn bộ phần ruột ngao
- Đun sôi 1 lít nước, cho hành tím và gừng vào đun khoảng 5 phút để tạo mùi thơm
- Cho phần ruột ngao vào nồi, nấu đến khi ngao chín
- Tiếp theo, cho bầu vào nồi, nấu khoảng 5-7 phút cho bầu chín mềm
- Nêm gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm, khuấy nhẹ cho tan
- Tắt bếp, múc canh ra tô, thêm hành lá vào và dùng nóng
Canh bầu nấu sườn heo
Nguyên liệu:
- 1 quả bầu
- 300g sườn heo
- 1 củ hành tím
- 1 cây hành lá
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm
Cách làm
- Bầu gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành hình tam giác
- Sườn heo chặt khúc vừa ăn, rửa sạch
- Hành tím băm nhỏ, hành lá cắt nhỏ
- Đun sôi 1 lít nước, cho sườn heo vào, ninh 20-30 phút cho mềm
- Thêm hành tím, bầu vào nấu thêm 5-7 phút cho bầu chín
- Nêm gia vị, hạt nêm, mì chính, nước mắm, khuấy nhẹ cho tan
- Tắt bếp, múc canh ra tô, thêm hành lá và dùng nóng
Xem ngay: 3+ Cách thái bầu nấu canh siêu nhanh, siêu dễ dàng
Câu hỏi liên quan
Ăn bầu hàng ngày có tốt không?
Khi đã nắm rõ được những tác dụng sức khỏe của quả bầu mang lại, nhiều người quan niệm rằng ăn bầu càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe. Vậy thực tế, việc ăn bầu hàng ngày có tốt không?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, ăn bầu có tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cách sử dụng mỗi người, có thể tăng lên hoặc giảm xuống theo khẩu phần ăn. Lượng bầu khuyến nghị là 100-200gr bầu mỗi ngày, mỗi tuần chỉ ăn khoảng 3-4 lần. Tuy nhiên, người mắc bệnh về thận có thể giảm số lượng ăn xuống hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Quả bầu kỵ với gì?
Mặc dù quả bầu có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe. Nhưng kết hợp với một số thực phẩm kỵ nhau sẽ gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là thực phẩm bạn cần tránh khi kết hợp với bầu:
- Quả bầu kỵ thịt gà
- Quả bầu kỵ thực phẩm có tính acid mạnh (chanh, cam, cà chua)
- Quả bầu kỵ với đậu xanh
- Quả bầu kỵ với hải sản
Tạm kết
Trên đây chính là toàn bộ tác dụng của quả bầu đối với sức khỏe mà Nông sản Dũng Hà đã chia sẻ tới bạn đọc. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, quả bầu xứng đáng được bạn bổ sung vào chế độ ăn của mình để chữa bệnh. Tuy nhiên, hãy sử dụng bầu đúng cách, đúng liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài chia sẻ này!
Đừng quên ghé hệ thống siêu thị Dũng Hà chọn mua rau củ quả sạch tươi ngon, giá rẻ, chuẩn VietGAP nhé.