Bưởi không chỉ là loại quả được sử dưng như một loại trái cây tráng miệng. Trong bưởi còn có nguyên liệu cùi bưởi dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn khác. Cùi bưởi có vị đắng nhưng nếu biết cách chế biến thì chúng sẽ trở nên cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Hôm nay Nông sản Dũng Hà sẽ bật mí cho bạn cách sơ chế cùi bưởi không đắng siêu đơn giản!
1. Tác dụng của cùi bưởi
Bưởi được biết đến là một loại quả giàu vitamin và dưỡng chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc tốt cho da và hệ tiêu hóa, cùi bưởi còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác:
- Giảm mỡ máu và bảo vệ niêm mạc dạ dày: Cùi bưởi chín chứa pectin, một loại chất nhầy có khả năng giảm hấp thu chất béo và cholesterol trong máu. Đồng thời, pectin còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau dạ dày.
- Hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Pectin trong cùi bưởi có khả năng kéo dài quá trình phân hủy tinh bột và đường trong cơ thể, giúp tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Giúp long đờm và trị ho hen: Cùi bưởi có khả năng làm long đờm và giúp trị ho hen.
- Cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa: Cùi bưởi giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm khớp và hen suyễn.
- Chữa hôi miệng: Nấu nước cùi bưởi và súc miệng hàng ngày có thể giúp bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa viêm nướu, chảy máu chân răng và chống hôi miệng.
Xem thêm: CÁCH LÀM TINH DẦU BƯỞI – SỬ DỤNG TINH DẦU BƯỞI MỌC TÓC
2. Cách sơ chế cùi bưởi không bị đắng
2.1 Cách sơ chế cùi bưởi
Phèn chua là một loại chất có tính acid yếu, được sử dụng để làm sạch và khử các vị the, đắng của cùi bưởi. Ngoài ra, phèn chua còn giúp cùi bưởi trở nên giòn hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng phèn chua một cách hợp lý, có thể gây tác động xấu đến sức khỏe.
Chuẩn bị:
- Bưởi hồng da xanh
- Nước sôi
- Bột năng
- Đường
Cách làm:
- Bước 1: Chúng ta nên chọn mua bưởi không non mà không già. Nhẹ nhưng cùi to cho nhiều cùi. Vì bưởi non sẽ có nhiều tinh dầu nên vỏ sẽ dễ bị đắng. Còn bưởi già thì ăn quá xơ và không ngon. Tiếp đó lọc lấy cùi bưởi và thái phần cùi thành hạt lựu.
- Bước 2: Bạn đun một nồi nước sôi, thả cùi bưởi vào rồi ngâm trong khoảng 10 phút rồi vớt ra. để cho thật nguội rồi thì bóp kiệt nước. Nếu bạn thấy cùi xẹp không phồng trở lại là đạt. Nếu cùi vẫn phồng trở lại thì bạn phải lặp lại tiếp tương tự 1-2 lần đến kho cùi thật khô.
- Bước 3: Tiếp đó bạn đem cùi bưởi ra xả với nước lạnh. Bạn ngâm trong nước lạnh thêm 5 phút rồi bóp thật kiệt nước. Bạn lặp lại động tác này 2 lần để cho cùi bưởi thật khô. Chúng ta nếm thử thấy cùi không có vị the đắng là được.
- Bước 4: Đặt chảo lên bếp đun thật thì cho 60g đường vào cho chảy rồi cho thêm một chút nước đun đến khi đường chuyển màu thành caramen thì hạ lửa nhỏ. Bạn tiếp tục cho 50g đường và 120ml nước rồi đun sôi. Tiếp đó tắt bếp rồi chờ đến khi đường còn ấm thì cho 80g bột năng ngấm hết vào cùi.
- Bước 5: Bạn cho thêm 300g bột năng vào bát lớn rồi trút hết cùi bưởi vào rồi xóc thật đều cho bột bám đều vào cùi bưởi. Tiếp đó cho cùi bưởi vào nồi nước đun sôi luộc lại cho đến khi cùi bưởi trong là đạt.
2.2 Cách sơ chế cùi bưởi bằng nước muối loãng
- Bước 1: Để khử đắng cho cùi bưởi mà không cần sử dụng đường phèn, bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm cùi bưởi trong nước muối pha loãng qua đêm hoặc từ 3-4 tiếng. Trong quá trình ngâm, hãy thay nước ít nhất 3 lần và sau mỗi lần ngâm, vớt cùi bưởi ra và bóp khô để loại bỏ tinh dầu. Lưu ý, điều chỉnh lượng muối phù hợp tùy thuộc vào lượng cùi bưởi để tránh mặn quá.
- Bước 2: Sau khi ngâm trong nước muối, bạn có thể luộc cùi bưởi bằng nước nóng một lần nữa và sau đó cho vào thau đá để làm lạnh. Sau đó, bạn có thể sử dụng cùi bưởi để làm chè bưởi. Đối với việc sơ chế cùi bưởi, hãy chọn loại bưởi da xanh hoặc bưởi Năm Roi. Khi cắt cùi bưởi, hãy để lại một khoảng trống giữa vỏ xanh và phần ruột để tránh đắng và gân. Nếu sử dụng bột năng trong quá trình sơ chế, hãy điều chỉnh lượng bột phù hợp với lượng cùi bưởi để đạt được độ giòn và ngon nhất.
Tham khảo thêm: MUA CÙI BƯỞI KHÔ Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG 100% KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
3. Cách làm chè bưởi thơm ngon
3.1 Nguyên liệu
- Bưởi 1 quả: loại vỏ dày để lấy cùi bưởi
- Đậu xanh bóc vỏ 200 gr
- Lá dứa 1 ít
- Nước cốt dừa 100 ml
- Bột năng 120 gr
- Đường 145 gr
- Muối 2 muỗng canh
3.2 Hướng dẫn cách làm chè bưởi
- Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước lạnh khoảng 4-5 tiếng sau khi rửa sạch và nhặt bỏ những hạt lép hoặc hư.
- Bước 2: Đổ nước ngập đậu xanh và cho vào lò vi sóng, chỉnh mức công suất 800W và nấu trong 15 phút. Sau đó, vớt ra và nấu thêm 10 phút. Cùi bưởi thì gọt bỏ vỏ xanh và thái thành miếng nhỏ.
- Bước 3: Cho cùi bưởi vào bát, thêm 2 muỗng canh muối và bóp mạnh để khử đắng. Xả lại với nước lạnh nhiều lần cho sạch muối.
- Bước 4: Ngâm cùi bưởi đã lột vào tô nước có thêm 2 muỗng canh muối. Bóp mạnh để loại bỏ vị đắng, sau đó rửa sạch với nước lạnh. Đun sôi nồi nước và luộc cùi bưởi trong khoảng 3-5 phút, sau đó ngâm vào nước lạnh trong 3 phút và vắt ráo. Tiếp theo, cho cùi bưởi vào tô, thêm 1/2 chén nước và 3 muỗng canh đường, trộn đều và để yên trong 2-3 tiếng cho ngấm gia vị.
- Bước 5: Đặt chảo lên bếp, cho cùi bưởi vào và sên ở lửa nhỏ trong 20 phút. Sau khi sên, thêm 100g bột năng vào và đảo đều cho bột áo đều cùi bưởi.
- Bước 6: Đun sôi khoảng 2 lít nước, luộc lá dứa trong 2-3 phút để lấy mùi thơm, rồi vớt ra. Thêm 1/2 chén đường và 20g bột năng đã pha vào nồi, khuấy đều. Cuối cùng, cho đậu xanh đã nấu chín và cùi bưởi đã xào vào, khuấy đều và đun sôi thêm 1-2 phút. Điều chỉnh vị ngọt và tắt bếp.
4. Cách bảo quản cùi bưởi
Bảo quản cùi bưởi đúng cách không chỉ giúp giữ được hương vị thơm ngon mà còn bảo đảm an toàn thực phẩm. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả để bảo quản cùi bưởi sau khi sơ chế:
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Cho cùi bưởi đã sơ chế vào hộp đựng thực phẩm kín hoặc túi zip để ngăn mùi lạ rồi đặt trong tủ lạnh. Bạn nên dùng trong 3-5 ngày để đảm bảo hương vị và độ tươi ngon.
- Bảo quản bằng cách đông lạnh: Chia cùi bưởi thành từng phần nhỏ và cho vào túi hoặc hộp an toàn để đông lạnh. Cùi bưởi có thể bảo quản trong khoảng 2-3 tháng. Khi cần sử dụng, chỉ cần rã đông tự nhiên.
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Trước khi dùng, hãy kiểm tra mùi và kết cấu của cùi bưởi. Nếu có mùi lạ hoặc có dấu hiệu bị thiu, hãy bỏ đi để đảm bảo an toàn.
- Lưu ý khi bảo quản: Tránh để cùi bưởi ở nơi có ánh nắng trực tiếp và sử dụng càng sớm càng tốt để tận hưởng hương vị tươi ngon nhất.
5. Lưu ý khi sơ chế cùi bưởi không bị đắng
- Chọn bưởi phù hợp: Nên chọn bưởi da xanh hoặc bưởi Năm Roi với cùi dày để có hương vị tốt hơn. Tránh bưởi non hoặc già quá, vì chúng có thể làm tăng vị đắng.
- Điều chỉnh lượng muối: Đối với phương pháp ngâm nước muối, bạn nên điều chỉnh lượng muối để tránh làm cùi bưởi quá mặn.
- Sử dụng phèn chua: Phèn chua giúp khử vị đắng và làm cùi bưởi giòn hơn. Tuy nhiên, cần sử dụng với lượng hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Rửa sạch khi sơ chế: Sau khi ngâm, rửa cùi bưởi nhiều lần với nước lạnh để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vị đắng. Nếm thử trước khi chế biến để chắc chắn không còn đắng.
6. Kết luận
Trên đây là một hướng dẫn đơn giản cách sơ chế cùi bưởi không bị đắng. Chúng ta chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể chế biến cùi bưởi không đắng dễ dàng. Nông sản Dũng Hà hy vọng bạn sẽ thành công với món cùi bưởi này nhé!
Tham khảo thêm: CÁCH CHỌN BƯỞI DA XANH NGON – BƯỞI DA XANH RẺ NHẤT HÀ NỘI