khoai lang từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp để tiêu thụ loại thực phẩm này. Đặc biệt, với một số nhóm người thì việc ăn khoai lang có thể dẫn đến những tác động không mong muốn đến sức khỏe. Vậy “khoai lang kỵ với gì” và “những nhóm người không nên ăn khoai lang?”. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng của 100g khoai lang và những công dụng từ các chất dinh dưỡng trong khoai lang:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang (theo USDA):
- Năng lượng: 86 calo
- Carbohydrate: 20,1g
- Chất xơ: 3g
- Đường tự nhiên: 4,2g
- Chất đạm: 1,6g
- Chất béo: 0,1g
- Vitamin A: 709 mcg (khoảng 236% giá trị khuyến nghị hằng ngày)
- Vitamin C: 2,4 mg
- Vitamin B6: 0,2 mg
- Kali: 337 mg
- Magiê: 25 mg
- Canxi: 30 mg
- Sắt: 0,6 mg
Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe
- Cung cấp năng lượng lành mạnh: Carbohydrate trong khoai lang là dạng carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài mà không gây tăng đường huyết đột ngột.
- Tốt cho mắt và da: Hàm lượng vitamin A cao (từ beta-carotene) giúp bảo vệ mắt, duy trì thị lực khỏe mạnh, đồng thời làm sáng da và hỗ trợ tái tạo tế bào da.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Khoai lang chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, và duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch:Vitamin C và beta-carotene giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tác động của gốc tự do.
- Kiểm soát đường huyết: Với chỉ số đường huyết (GI) thấp, khoai lang giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt phù hợp cho người mắc tiểu đường.
- Tốt cho tim mạch: Kali và chất xơ trong khoai lang giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Hỗ trợ giảm cân: Chứa ít calo và chất béo, lại giàu chất xơ, khoai lang giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ hiệu quả trong các chế độ ăn kiêng giảm cân.
- Bổ sung khoáng chất quan trọng: Magiê và canxi trong khoai lang hỗ trợ sức khỏe xương và hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa: Khoai lang chứa polyphenol và anthocyanin (đặc biệt trong khoai lang tím), giúp chống lại gốc tự do, giảm viêm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Khoai lang kỵ với gì
Để tận dụng tối đa lợi ích của khoai lang và tránh các tác động không mong muốn thì bạn cần lưu ý đến những thực phẩm kỵ với khoai lang.
Khoai lang kỵ với hồng
Khoai lang có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch axit. Do đó, bạn không nên kết hợp khoai lang với các món có vị ngọt và chứa nhiều pectin như quả hồng. Khi dạ dày tiêu hóa cả hồng và khoai lang thì một phản ứng hóa học giữa tanin và pectin có thể xảy ra dẫn đến việc hình thành kết tủa và tạo ra sỏi không tan. Sự kết hợp này không chỉ làm cho việc tiêu hóa và đào thải trở nên khó khăn dẫn đến các vấn đề như xuất huyết hay viêm loét dạ dày.
Khoai lang kỵ với ngô
Khi tiêu hóa ngô dạ dày sẽ phải tiết ra một lượng axit để phân hủy và hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ thức ăn. Tương tự, dạ dày cũng cần một lượng axit nhất định để xử lý khoai lang. Vì vậy, khi bạn ăn ngô và khoai lang cùng lúc sẽ dẫn đến việc dạ dày sẽ phải sản xuất một lượng lớn axit để tiêu hóa cả hai loại thực phẩm trên. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì nguy cơ trào ngược dạ dày có thể bị gia tăng.
Khoai lang kỵ với chuối
Cả khoai lang và chuối đều chứa lượng đường cao nên khi ăn cùng nhau thì chúng có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Điều này có thể gây hại cho những người mắc các bệnh về tiểu đường hoặc có vấn đề về đường huyết. Ngoài ra, việc tiêu thụ lượng đường cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và chuyển hóa.
Khoai lang kỵ với bí đỏ
Khoai lang và bí đỏ đều có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi tiêu thụ cả hai thực phẩm này cùng lúc sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng đầy hơi, nôn khan và ợ chua. Ngoài ra, trong trường hợp khoai lang hoặc bí đỏ chưa được nấu chín kỹ thì các triệu chứng trên có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Khoai lang kỵ với cà chua
Khi nấu khoai lang cùng cà chua sẽ khiến sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Axit dịch vị sẽ được tiết ra nhiều trong dạ dày do vị ngọt của khoai lang trong khi các chất dinh dưỡng trong cà chua có thể bị kết tủa trong môi trường axit cao.
Do đó, bạn nên hạn chế kết hợp hai thực phẩm này cùng lúc vì nó có thể gây khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy. Và khi tình trạng kéo dài quá lâu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa.
Khoai lang kỵ với trứng
Nhiều người thường lựa chọn ăn trứng và khoai lang vào buổi sáng với hy vọng cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Lý do là dạ dày cần thời gian để tiêu hóa hết lượng protein từ trứng và nếu tiếp tục ăn khoai lang ngay sau đó thì hệ tiêu hóa sẽ càng thêm gánh nặng. Đặc biệt, đối với những người đang bị đau dạ dày thì việc ăn trứng và khoai lang cùng lúc có thể dẫn đến đau bụng và trào ngược dạ dày.
Khoai lang kỵ với thực phẩm giàu oxalat
Oxalat là một hợp chất tự nhiên có mặt trong nhiều thực phẩm trong đó có cả khoai lang. Oxalat có thể kết hợp với canxi trong cơ thể để hình thành sỏi thận hoặc gây khó tiêu. Khi các thực phẩm giàu oxalat kết hợp với khoai lang sẽ có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Do đó, Khoai lang nên được tiêu thụ cách biệt với các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: đậu nành, đậu bắp, cacao, trà,…
Tham khảo thêm: Hành Tây Kỵ Gì? 7+ Thực Phẩm Tránh Từ Xa Kẻo “Mất Mạng”
Các nhóm người kỵ khoai lang
Khoai lang là một thực phẩm bổ dưỡng và được ưa chuộng trong nhiều chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số nhóm người lại có thể gặp tác dụng phụ hoặc tình trạng sức khỏe không mong muốn khi ăn khoai lang.
Người mắc các bệnh về thận
Khi chức năng thận suy giảm dẫn đến khả năng loại bỏ kali dư thừa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do khoai lang chứa hàm lượng kali khá cao nên người bị bệnh về thận khi ăn vào có thể dẫn đến tình trạng thừa kali trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ người bệnh gặp phải các vấn đề về tim mạch như: suy yếu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Bởi vậy, những người mắc bệnh thận cần cẩn trọng và hạn chế ăn khoai lang để tránh gặp phải các tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu thì việc ăn khoai lang có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn qua đó dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu và ợ chua. Khoai lang chứa nhiều tinh bột và chất xơ và chúng có thể khó tiêu hóa nếu hệ tiêu hóa của bạn không hoạt động tốt.
Do đó, để tránh làm nghiêm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa thì những người có dạ dày nhạy cảm nên cân nhắc giảm lượng khoai lang trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Người gặp các vấn đề về dạ dày
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn thì dạ dày đóng một vai trò tối quan trọng. Trong khi khoai lang lại chứa nhiều chất xơ và tinh bột khi ăn vào sẽ khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động và tiết ra nhiều axit dịch vị để tiêu hóa. Đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày mãn tính thì việc ăn khoai lang có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, người mắc các bệnh về dạ dày nên hạn chế tiêu thụ khoai lang để bảo vệ sức khỏe và tránh làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Người đang đói bụng
Ăn khoai lang khi bụng đói có thể kích thích cơ thể tiết ra nhiều dịch vị qua đó gây cảm giác nóng rát ở vùng ruột và dẫn đến ợ chua. Để hạn chế lượng men có trong khoai lang thì bạn nên luộc chín kỹ khoai trước khi ăn. Nếu cảm thấy đầy bụng do ăn khoai lang khi dạ dày trống rỗng thì việc uống một ly nước gừng nóng có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt cảm giác khó chịu.
Một số câu hỏi liên quan đến khoai lang
Dưới đây là một số câu hỏi khi ăn khoai lang có thể bạn cũng đang thắc mắc.
Khoai lang ăn sống được không?
Bạn nên và chỉ nên ăn khoai lang đã được nấu chín do khi khoai lang chín thì tinh bột và enzyme trong nó mới bị nhiệt phá hủy giúp bạn dễ tiêu hóa hơn và giảm nguy cơ gây đầy bụng, ợ chua và ợ hơi.
Xem ngay: Cà chua ăn sống được không? Những điều cần lưu ý khi ăn cà chua
Ăn nhiều khoai lang có giúp giảm cân không?
Ăn khoai lang có thể hỗ trợ giảm cân nhưng khoai lang vẫn chứa lượng calo và tinh bột nhất định nên nếu ăn quá nhiều khoai lang mà không kiểm soát khẩu phần có thể dẫn đến dư thừa calo và ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Vì vậy, cần ăn khoai lang đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.
Khoai lang để qua đêm còn ăn được không?
Khoai lang để qua đêm vẫn có thể ăn được nếu được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh. Tuy nhiên, khoai lang để qua đêm ở nhiệt độ phòng thường xuất hiện chất nhầy, nhớt và mùi lạ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe thì bạn nên tránh việc ăn khoai lang luộc đã để qua đêm.
Khoai lang xuất hiện những đốm đen còn ăn được không?
Bạn không nên ăn khoai lang có đốm đen vì đây là dấu hiệu của việc khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen và đây là nguyên nhân gây ra nhiễm độc gan cho cơ thể.
Xem thêm: Cách Làm Khoai Lang Sấy
Kết luận
Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết “Khoai lang kỵ với gì? 4+ nhóm người không nên ăn khoai lang kẻo rước bệnh vào ngư” của Nông sản Dũng Hà sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn để tận dụng tối đa lợi ích từ khoai lang một cách an toàn và hiệu quả. Để trải nghiệm hương vị thơm ngon và chất lượng của Khoai lang bạn có thể ghé qua các cơ sở hoặc liên hệ trực tiếp với Nông sản Dũng Hà. Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng để giúp bạn có những bữa ăn bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Hotline đặt hàng: 1900986865
Website: Nongsandungha.com
Địa chỉ cửa hàng:
- Số 11 Kim Đồng – Đường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội
- A10 – Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
- Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh