Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới với hương vị thơm ngon, thanh mát, giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả và được rất nhiều người yêu thích. Măng cụt có thể được ăn trực tiếp, chế biến món ăn hay thậm chí ép nước uống. Bên cạnh đó, măng cụt cũng có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe, trong đó phải kể tới công dụng giảm cân. Tuy nhiên ăn măng cụt giảm cân như nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Và hôm nay, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp bạn chi tiết thắc mắc măng cụt bao nhiêu calo nhé.
Công dụng sức khỏe khi ăn măng cụt?
Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr măng cụt cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
- 143 calo
- 1.1gr chất béo
- 13.7mg natri
- 35gr carbohydrate
- 3.5gr chất xơ
- 0.8gr chất đạm
- 35gr carbohydrate
Với rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi, việc bổ sung măng cụt vào chế độ ăn là điều cần thiết. Dưới đây chính là những công dụng sức khỏe khi ăn măng cụt.
Giàu chất chống oxy hóa
Măng cụt là một nguồn giàu chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các chất chống oxy hóa như vitamin C và folate có trong măng cụt đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa.
Đặc biệt, măng cụt còn chứa xanthones, một loại hợp chất thực vật độc đáo với đặc tính chống oxy hóa mạnh, đã được nghiên cứu rộng rãi về khả năng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Chống viêm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xanthones trong măng cụt có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp chống viêm, ngăn ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường.
Măng cụt cũng chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm phản ứng viêm trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Trong một số thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng măng cụt có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Được công bố trên Tạp chí Thực phẩm và Thuốc, một nghiên cứu với 59 người trưởng thành khỏe mạnh đã kiểm tra tác động của sản phẩm măng cụt chứa vitamin và khoáng chất so với giả dược trong 30 ngày. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng măng cụt có phản ứng miễn dịch tăng cường đáng kể so với nhóm dùng giả dược.
Phòng bệnh tiểu đường
Một đánh giá nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng chiết xuất từ măng cụt có thể mang lại tác dụng chống tiểu đường, dựa trên các thử nghiệm trong ống nghiệm và trên động vật. Kết quả cho thấy tiềm năng ứng dụng của chiết xuất này trong các loại thuốc điều trị tiểu đường.
Ngoài ra, một khảo sát trên toàn quốc tại Philippines cho thấy sử dụng măng cụt dưới dạng trà hoặc ăn sống có thể giúp hạn chế bệnh tiểu đường ở cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị cần tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng trên người để xác minh hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe cho da
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất măng cụt có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím B (UVB).
Thêm vào đó, một nghiên cứu nhỏ kéo dài 3 tháng trên người cho thấy việc sử dụng 100mg chiết xuất măng cụt mỗi ngày giúp tăng độ đàn hồi và giảm sự tích tụ các hợp chất gây lão hóa da.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng chống oxy hóa và chống viêm của măng cụt là yếu tố chính tạo nên các lợi ích này, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu để xác minh thêm.
Ngừa ung thư
Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy xanthones, hợp chất có trong măng cụt, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người, làm cho nó trở thành một ứng cử viên đầy triển vọng cho chiến lược phòng ngừa và điều trị ung thư.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, mặc dù có bằng chứng hứa hẹn, cần tiến hành thêm các nghiên cứu để xác nhận khả năng này trước khi đưa xanthones vào các liệu pháp điều trị chính thức.
Ngoài ra, báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội Ung thư Tích hợp khuyến cáo rằng bệnh nhân ung thư nên cẩn trọng khi sử dụng măng cụt vì có thể xảy ra tương tác với các liệu pháp hiện tại và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Măng cụt bao nhiêu calo?
Măng cụt chứa một lượng calo vừa phải. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với 100gr măng cụt cung cấp khoảng 73 calo, và một quả chứa từ 30 – 40 calo. Loại quả này không có chất béo bão hòa hay cholesterol, đồng thời giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Măng cụt là nguồn vitamin C phong phú, một chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng và loại bỏ gốc tự do có hại gây viêm nhiễm. Ngoài ra, măng cụt cũng cung cấp các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, và folate, hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein, và chất béo trong cơ thể.
Ăn măng cụt có giảm cân không?
Măng cụt không chứa cholesterol và chất béo bão hòa nên không gây béo. Thậm chí, trong vỏ măng cụt còn có hợp chất xanthones giúp giảm lipid trong tế bào mỡ, hỗ trợ điều trị béo phì. Tác dụng chống viêm của măng cụt cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tăng cân mất kiểm soát.
Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể cho thấy măng cụt gây tăng cân, và hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng măng cụt có khả năng hỗ trợ giảm cân nhờ hàm lượng xanthones. Tuy nhiên, để khẳng định cụ thể hơn về tác dụng này cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu. Tóm lại, ăn măng cụt ở mức độ vừa phải sẽ không gây tăng cân.
Món ăn giảm cân hiệu quả từ măng cụt
Nước ép măng cụt
Nguyên liệu:
- Măng cụt: 4-5 quả
- Nước lọc: 100ml
- Chanh: 1/2 quả
- Mật ong: 1 thìa
- Đá viên: 3-5 viên
Cách làm:
- Rửa sạch măng cụt, bóc vỏ và lấy phần thịt bên trong. Loại bỏ hạt (nếu có) để tránh vị đắng khi ép
- Cho măng cụt vào máy ép trái cây cùng với nước lọc. Ép cho đến khi thu được nước ép mịn màng
- Đổ nước ép ra ly, thêm mật ong, vắt thêm vài giọt nước cốt chanh để tăng hương vị
- Khuấy đều lên để toàn bộ nguyên liệu được hòa tan
- Thêm chút đá viên vào và thưởng thức
Ăn trực tiếp
Nguyên liệu:
- 4 – 5 quả măng cụt
Cách làm:
- Măng cụt mua về, bạn rửa vỏ dưới vòi nước sạch rồi để ráo nước
- Dùng dao khía một vòng tròn quanh quả
- Bóc tách phần vỏ ra khỏi phần thịt và thưởng thức
Một số câu hỏi liên quan?
Đối tượng nào không nên ăn măng cụt?
Mặc dù măng cụt rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải đối tượng nào cũng ăn được măng cụt. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn măng cụt:
- Người mắc bệnh ung thư
- Người có hệ tiêu hóa kém
- Người mắc bệnh đa hồng cầu
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Người có cơ địa dị ứng
Đừng bỏ lỡ: Măng cụt kỵ với gì? Lưu ý quan trọng khi ăn kẻo “mất mạng”
Nên ăn bao nhiêu măng cụt mỗi ngày?
Người trưởng thành có thể tiêu thụ khoảng 560 mg măng cụt mỗi ngày (tương đương 2-3 quả/ngày) qua đường ăn uống, tối đa trong 12 tuần. Tuy nhiên, liều lượng này có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng măng cụt phù hợp với cơ thể.
Tạm kết
Như vậy, măng cụt bao nhiêu calo đã được Nông sản Dũng Hà mình giải đáp rất tỉ mỉ trong bài viết này. Với hàm lượng calo thấp, măng cụt thực sự là một loại trái cây không những chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về măng cụt và bổ sung chúng vào thực đơn tráng miệng của gia đình mình.
Xem thêm: Mách bạn cách chọn măng cụt chuẩn nhất – 10 quả như 10