Măng cụt là đặc sản của vùng miệt vườn Tây Nam Bộ, loại quả này có phần thịt trắng, mọng nước, vị ngọt nên được rất nhiều người ưa thích. Trong măng cụt có nhiều loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), chất đạm, chất béo, sắt, canxi, kẽm và kali. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết măng cụt kỵ với gì và lưu ý khi ăn măng cụt. Bài viết dưới đây, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp bạn chi tiết câu hỏi này.
1. Ăn măng cụt có tác dụng gì?
1.1 Tác dụng chống viêm
Với những người có tình trạng viêm khớp, viêm ruột hay các vấn đề viêm khác trong cơ thể. Trong thành phần của quả măng cụt có chứa Anthocyanin và Polyphenol. Đây là những thành phần chống oxy hóa và có khả năng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể. Ăn măng cụt có thể làm giảm khả năng ức chế sự nhân lên của vi khuẩn, đây chính là nguyên nhân gây viêm.
1.2 Bảo vệ tim mạch
Theo nghiên cứu của Đại học Madras ở Ấn Độ thì thành phần Alpha-mangostin trong măng cụt bảo vệ sức khỏe tim mạch rất tốt. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống oxy hóa, măng cụt còn có khả năng củng cố hệ thống tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
1.3 Kiểm soát cân nặng
Thịt măng cụt có màu trắng, ngọt, có tính mát, mọng nước, thơm ngon, chứa nhiều chất xơ, đạm, canxi, sắt,… nhưng lại có hàm lượng calo thấp nên không tác động xấu tới cân nặng.
Bên cạnh đó, kháng thể Xanthones có trong quả măng cụt được mệnh danh là “khắc tinh” của mỡ thừa có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất. Dưới sự tác động của Xanthones, thức ăn chuyển hóa thành năng lượng hoạt động hiệu quả nên giúp bạn giảm cân thành công.
1.4 Cung cấp chất xơ
Măng cụt cung cấp chất xơ hòa tan và chất xơ chưa hòa tan. Với hàm lượng chất xơ như thế, măng cụt sẽ giúp cho hệ thống đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, trơn chu và quá trình đi vệ sinh diễn ra dễ dàng, tránh các vấn đề liên quan đến táo bón, tiêu chảy.
Vậy măng cụt kỵ gì? Chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu nhé.
2. Măng cụt kỵ với gì?
2.1 Măng cụt kỵ với nước có ga
Một số loại nước ngọt có ga có thể kể đến như: Coca-cola, soda gừng, soda hương chanh, soda hương trái cây,… được khuyến cáo là không nên ăn chung với măng cụt vì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.
Nguyên nhân là bởi hàm lượng axit cao trong măng cụt khi kết hợp với đường tinh luyện trong nước có ga sẽ tạo thành các chất hóa học độc hại. Chất này có thể sẽ khiến cơ thể gặp phải các hiện tượng như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu.
2.2 Măng cụt kỵ với đường cát
Kết hợp măng cụt và đường cát trắng có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đau cơ, đau khớp, đau đầu, buồn nôn, khó thở và chóng mặt.
Nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2.3 Măng cụt kỵ với bia, sữa đậu nành
Nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng trong măng cụt không tương thích với thành phần trong bia và sữa đậu nành. Uống bia hoặc sữa đậu nành sau khi ăn măng cụt có thể gây buồn nôn và đau bụng.
2.4 Măng cụt kỵ dưa hấu
Măng cụt kỵ với gì? Câu trả lời là măng cụt kỵ với dưa hấu. Dưa hấu và măng cụt đều có tính mát, khi ăn chung dễ gây lạnh bụng, tổn thương tỳ vị, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Ngoài dưa hấu, bạn cũng nên tránh kết hợp măng cụt với các thực phẩm có tính hàn tương tự như dưa leo, dừa, măng tây, và đậu tương.
2.5 Măng cụt kỵ ăn trước bữa ăn
Tuyệt đối không nên ăn măng cụt trước bữa ăn. Nguyên nhân là măng cụt có vị chua, chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, khi ăn măng tụt trước bữa ăn sẽ khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt sau bữa ăn và dùng như một loại trái cây tráng miệng.
2.6 Măng cụt kỵ ăn quá nhiều
Măng cụt có vị chua cùng với hàm lượng chất xơ lớn, bởi vậy không nên sử dụng loại trái cây này. Liều dùng tốt nhất là 2-3 lần/tuần, mỗi lần không nên ăn qua 1kg để đảm bảo sức khỏe.
3. Những người nào không nên ăn măng cụt?
3.1 Bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của liệu pháp họa trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt các khối u.
Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố gây trở lại trong việc điều trị ung thư.
3.2 Người mắc bệnh tiêu hóa
Một nghiên cứu tại trường dinh dưỡng học tại Hoa Kỳ cho thấy, ăn nhiều hơn 30gr măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự, nếu tiêu thụ quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường.
3.3 Người mắc bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu là rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu dẫn đến tăng số lượng đột ngột hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh này tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu.
3.4 Phụ nữ mang thai và cho con bú
Măng cụt không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ mang thai và cho con bú cũng như trẻ sơ sinh. Mang cụt chứa nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết và gây nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên ăn măng cụt ở mức vừa phải, không quá 2 lần mỗi tuần.
Thêm vào đó, măng cụt có tính nóng, không phù hợp với cơ địa nóng của bà bầu, dễ gây mụn nhọt và cảm giác bí bách cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
3.5 Người có cơ địa dị ứng
Măng cụt có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm, bao gồm các triệu chứng nhẹ như nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa và phát ban. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện sưng miệng, môi, họng hoặc cảm giác tức ngực.
3.6 Người chuẩn bị phẫu thuật
Xanthones trong măng cụt có thể cản trở quá trình đông máu, gây nguy cơ chảy máu nhiều trong phẫu thuật. Ngoài ra, xanthones còn tương tác với thuốc chống đông máu như warfarin, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, người chuẩn bị phẫu thuật nên tránh ăn măng cụt ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
4. Một số câu hỏi liên quan
4.1 Tiểu đường ăn măng cụt được không
Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được măng cụt. Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ số đường huyết (GI) trong măng cụt chỉ là 25, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn. Người bệnh tiểu đường nên chọn măng cụt tươi, chín đều, vỏ trơn nhẵn, lượng thịt có thể ăn khoảng 100-150gr/ngày.
4.2 Cách chọn măng cụt ngon
- Hãy ưu tiên lấy những quả có vệt mủ màu vàng bám bên ngoài vỏ măng cụt. Các vệt vàng này tuy xấu xí nhưng là dấu hiệu cho biết quả măng cụt rất ngọt.
- Chọn những quả có vỏ rám màu xám và sần sùi. Đừng chọn những quả có vỏ đen bóng, trông đẹp nhưng ăn không ngọt.
- Đáy quả măng cụt có 1 hình bông hoa nhỏ nhiều cánh, số lượng cánh sẽ tương ứng với số lượng thịt bên trong. Bạn chọn những quả có cánh hoa bên dưới nhiều thì thịt bên trong sẽ ngon.
- Dùng tay nhấn vào đều xung quanh vỏ quả măng cụt. Quả nào dễ ấn, mềm đều thì đây là quả chín ngọt, không bị hỏng.
5. Tạm kết
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc măng cụt kỵ với gì mà Nông sản Dũng Hà đã chia sẻ rất tỉ mỉ. Hi vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ bổ sung thêm cho mình một kiến thức bổ ích về măng cụt. Đừng quên ghé hệ thống siêu thị chọn mua măng cụt tươi ngon, chất lượng bạn nhé.
Xem thêm: Măng cụt bao nhiêu calo? Điểm danh top món ăn cực ngon từ quả