Mẹo Hay Phân Biệt Hoa Quả Trung Quốc Trà Trộn Trong Hoa Quả Sạch

hoa-qua-trung-quoc

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chị em nội trợ đó chính là cách phân biệt rau củ quả của Trung Quốc với rau củ quả của Việt Nam. Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh… có thể đến với người dùng. Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này? Cùng tìm hiểu cùng Nông sản Dũng Hà nhé

Táo

Thông thường táo nhập từ Châu Âu, táo Mỹ, hay táo Newzeland,  có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khí hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc

Táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ Châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.

tao-trung-quoc
Táo Trung Quốc

Cam

Cam Việt Nam có giá cao hơn nhiều, lên tới 70.000 đồng/kg. Trái to vừa phải, riêng cam sành của Việt Nam thì có thể có kích thước to gấp đôi so với cam Trung Quốc. Cam Việt Nam có vỏ màu xanh ngả vàng, vỏ dày, da sần sùi, hay bị nám. Nói chung, về mặt hình thức, cam Việt Nam xấu hơn cam Trung Quốc nhiều. Cam Việt Nam có màu vàng đậm, hơi ngả màu cam, thường nhiều hạt và tép cam rất mọng nước. Khi quan sát phần cuống và lá, bạn sẽ thấy cuống tươi, bám vào trái rất chắc chắn, phải dùng sức vặt thì cuống mới rụng. Cam Việt Nam thường là lá già, có màu xanh đậm hoặc hơi úa vàng

cam-Viet-Nam
Cam sành Việt Nam

Xem thêm: Điểm danh 5 loại trái cây không thể bỏ qua trong dip tết trung thu

Cam Trung Quốc

Trái tròn nhìn rất bắt mắt, chỉ to bằng hoặc hơn một chút so với trái cam xoàn của Việt Nam. Cam Trung Quốc có vỏ màu xanh, láng bóng và nhìn rất nhẵn mịn. Cam Trung Quốc không có hạt, tép cam thường có màu vàng nhạt và ít mọng nước. Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam vàng Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.

Khi bổ ra ăn, cam vàng Úc có vị ngon, thơm, nhưng thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam vàng Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.

Nước được vắt từ một quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam vàng Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.

Ngoài ra, cam Trung Quốc còn có giá rẻ hơn cam Việt Nam rất nhiều. Thông thường, cam Trung Quốc có giá chỉ khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg.

cam-trung-quoc
Cam Trung Quốc

Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh

Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 năm 2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có một mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

le-trung-quoc
Lê Trung Quốc

Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng

Khoảng đầu tháng 7 năm 2012, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 – 5 lần. 

nho-trung-quoc
Nho Trung Quốc

Cherry

Với Cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng Cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn Cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn… Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc. Ngoài ra, cherry Trung Quốc thường có kích thước nhỏ hơn so với các loại cherry nhập khẩu trên thị trường hiện nay.

cherry-trung-quoc
Cherry Trung Quốc

Kết luận

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều những loại trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái để chọn mua sản phẩm an toàn và chất lượng cho gia đình. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số hoa quả Trung Quốc độc hại. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua hoa quả nhập khẩu chất lượng tại đây: https://nongsandungha.com/danh-muc/hoa-qua-nhap-khau/

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bỏ túi 2 cách ủ tóc bằng đậu bắp chị em nhất định phải thử

Đậu bắp là một thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình với nhiều...

Mách Bạn Cách Làm Bột Gừng Nguyên Chất Tại Nhà Không Mốc

Cách làm bột gừng là một trong những phương pháp truyền thống để tận dụng...

Phân biệt thốt nốt và dừa nước – điểm giống và khác nhau 

Thốt nốt và dừa nước đều có nguồn gốc xuất phát từ miền Tây, lại...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button