Mướp hương là một loại trái quả phổ biển, rất giàu dinh dưỡng và vô cùng quen thuộc trong mọi bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, việc chế biến sai cách có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng. Đặc biệt là khi kết hợp mướp hương cùng với những thực phẩm đại kỵ. Vậy, mướp hương kỵ với gì, ai không nên ăn và tác hại khi ăn quá nhiều mướp hương là gì? Cùng chuyên mục sức khoẻ của Nông sản Dũng Hà đi tìm lời giải đáp bạn nhé.
Mướp hương là gì?
Mướp hương hay mướp ta, mướp gối là loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí có tên khoa học là Luffa cylindrica và được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam.
Mướp chính là một cây dây leo, thân mềm, có nhiều lông tơ. Lá lớp mọc so le, hình tim, có 5 – 7 thuỳ. Hoa mướp đơn tính, hoa đực tập hợp thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả mướp có hình trụ thuôn, dài khoảng 25 – 30cm, đường kính từ 6 – 8cm. Khi trái non, trái có màu xanh, nhiều nước, ăn được. Khi già, trái mướp chuyển sang màu vàng nâu, vỏ cứng và bên trong chứa nhiều xơ dai.
Cây mướp rất dễ trồng, dễ chăm bón mà chúng lại không đòi hỏi quá nhiều yếu tố từ người trồng. Mướp có thể được trồng quanh năm. Nhưng để có được trái mướp to, ngon, chất lượng, không sâu bệnh thì bạn nên trồng chúng vào đúng mùa vụ.
Mướp là một loại quả có thể được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon và làm thuốc chữa bệnh.
Đừng bỏ lỡ: 2+ Cách gọt mướp đơn giản, cô nàng vụng về cũng làm được
Tác dụng của mướp hương đối với sức khoẻ?
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr mướp hương cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 55 calo
- 0.3gr lipid
- 21mg Natri
- 453mg Kali
- 14gr carbohydrate
- 2.9gr chất xơ
- 5gr đường
- 0.7gr protein
- 5.7mg vitamin C
- 0.4mg Sắt
- 0.3mg vitamin B6
- 20mg magie
- 9mg Canxi
Một loạt chỉ số dinh dưỡng trong mướp hương đã được Dũng Hà mình liệt kê ở bên trên. Với những chỉ số chất như này, tác dụng của mướp hương đối với sức khoẻ gồm:
- Thanh nhiệt giải độc: Mướp hương có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, rát tốt cho những người bị nóng trong, táo bón, mụn nhọt,…
- Hỗ trợ chức năng tiêu hoá: Mướp hương chứa lượng lớn chất xơ. Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hoá tốt, ngăn ngừa táo bón.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Mướp hương chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
- Làm đẹp da: Mướp hương chứa nhiều vitamin A, C và E. Đây là 3 loại vitamin thiết yếu cho da, giúp làm đẹp da, chống lão hoá, dưỡng da sáng mịn.
- Hỗ trợ giảm cân: Mướp hương chứa rất ít calo, lại giàu chất xơ, giúp tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, an toàn, nhanh chóng.
- Tốt cho mắt: Mướp hương chứa vitamin A, tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực.
- Phòng ngừa ung thư: Mướp hương chứa nhiều chất chống oxy hoá, giúp ngăn ngừa ung thư.
- Tốt cho phụ nữ mang thai: Mướp hương giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm táo bón, tốt cho phụ nữ mang thai.
Mướp hương kỵ với gì? 3 thực phẩm tránh xa kẻo “chết người”?
Có thể thấy, mướp hương mang tới rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể đem tới những phiền toái không mong muốn. Dưới đây là giải đáp về mướp hương kỵ với gì giúp bạn sử dụng loại rau này đúng cách.
Mướp hương kỵ củ cải trắng
Cả mướp hương lẫn củ cải trắng đều là các loại củ chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu. Nếu chế biến riêng thành từng món ăn thì chúng đều không hề gây nguy hiểm gì tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu nấu chung mướp hương với củ cải trắng thì sẽ tác động rất lớn tới sức khoẻ. Lý do là vì:
- Cả mướp hương và củ cải trắng đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Khi kết hợp 2 tính hàn trong cùng một món ăn, chúng có thể làm tăng tính hàn trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như lạnh bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi,…
Theo sổ sách Trung Quốc có ghi chép lại, nam giới ăn mướp hương nấu chung với củ cải trắng sẽ làm giảm đi chức năng ham muốn tình dục của nam giới (Điều này vẫn đang được nhà khoa học nghiên cứu).
Xem thêm: Đu đủ kỵ gì? 7+ Thực phẩm nên tránh kẻo “chết người”?
Mướp hương kỵ với gì? Mướp hương kỵ cải bó xôi
Cải bó xôi (hay cải bina, rau chân vịt) đây chính là thực phẩm nằm trong danh sách mướp hương kỵ với rau gì. Lý do nằm ở:
- Mướp hương và cải bó xôi đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Ăn chung hai loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị lạnh bụng, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
- Cải bó xôi chứa nhiều chất xơ. Khi ăn chung cùng mướp hương, lượng chất xơ cao sẽ kích thích nhu động ruột quá mức, dẫn tới tiêu chảy.
- Mướp hương chứa nhiều vitamin C. tuy nhiên, vitamin C dễ bị phân huỷ bởi axit oxalic trong cải bó xôi. Do đó, khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm lượng vitamin C mà cơ thể hấp thụ được.
- Cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic. Axit oxalic có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo tahfnh Canxi Oxalat, một hợp chất khó tan. Canxi oxalat có thể lắng đọng trong thận, dẫn đến sỏi thận.
Lời khuyên dành cho bạn là không nên kết hợp mướp hương chung với cải bó xôi. Ngoài ra, bạn có thể ăn chúng cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
Mướp hương kỵ cá chạch
Cá chạch cũng nằm trong danh sách câm kỵ không tốt khi ăn chung cùng mướp hương. Nguyên nhân là do:
- Mướp hương và cá chạch đều là thực phẩm có tính hàn mạnh. Khi ăn chung với nhau, chúng sẽ làm tăng tính hàn trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,…
- Mướp hương chứa nhiều vitamin B1, một loại vitamin rất tốt cho hệ thần kinh và tim mạch. Tuy nhiên, cá chạch lại chứa enzym thiaminase, có khả năng phân hủy vitamin B1. Khi ăn chung, enzym này sẽ phá hủy vitamin B1 trong mướp, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm.
- Mướp hương chứa nhiều chất xơ. Trong khi đó, cá chạch lại giàu protein và chất béo. Khi ăn chung, 2 loại thực phẩm này có thể gây khó tiêu, đầy bụng,… đặc biệt là ở người có hệ tiêu hoá kém.
Xem thêm: MƯỚP ĐẮNG KỴ GÌ? TRÁNH NGAY 5 THỰC PHẨM SAU KẺO “CHẾT NGƯỜI”
Mướp hương kỵ với gì? Ai không nên sử dụng mướp hương?
Mướp hương không chỉ kỵ với củ cải trắng, cải bó xôi, hay cá chạch, mà còn “kỵ” cả với những trường hợp dưới đây:
Người thể hàn
Mướp có tính hàn, nên với người có thể hàn được khuyến cáo là không nên ăn mướp hương. Lý do là vì:
- Người thể hạn có các triệu chứng như: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu chảy, tì vị hư hàn,… Ăn mướp hương sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
- Người thể hàn có hệ miễn dịch yếu kém. Ăn mướp hương có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh.
Người có hệ tiêu hoá kém
Mướp hương có tính hàn, có thể làm giảm nhu động ruột, khiến cho tình trạng tiêu hoá kém trở nên trầm trọng hơn. Chất xơ tuy rất tốt đối với người có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh nhưng nó lại gây khó tiêu cho người hệ tiêu hoá kém. Chất xơ không hoà tan trong mướp hương có thể làm tăng lượng khí trong ruột, dẫn tới hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Người mới ốm dậy
Mướp hương có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Tuy nhiên, với người mới ốm dậy, sức đề kháng còn yếu ớt, ăn mướp hương có thể khiến cơ thể bị lạnh, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.
Mướp hương kỵ với gì? Tác hại của quả mướp hương?
Giống như những loại thực phẩm khác, mướp hương cũng có thể gây ra một số tác hại khi tiêu thụ quá mức hoặc khi người tiêu dùng có một số vấn đề về sức khoẻ. Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn của mướp hương:
- Gây khó tiêu và đầy hơi: Mướp hương có thể gây ra khó tiêu hoặc đầy hơi cho một số người do chứa một lượng lớn chất xơ và khí.
- Gây dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với mướp hương. Triệu chứng dị ứng mướp hương như phát ban, ngứa ngáy, nổi mề đay,…
- Tương tác với thuốc: Mướp hương có thể tương tác với thuốc, nhất là thuốc chống đông máu. Việc tiêu thụ mướp hương cùng với các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Gây khó chịu đường tiêu hoá: Một số người sẽ cảm thấy khó chịu khi tiêu thụ mướp hương. Đặc biệt là nếu họ có vấn đề với đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón,…
- Nguy hiểm khi dùng sai cách: Một số phần của mướp có thể chứa chất độc hại khi ăn sống. Do đó, cần chắc chắn rằng mướp hương được chế biến đúng cách, nấu chín kĩ trước khi tiêu thụ.
Đừng bỏ lỡ: CHUỐI KỴ GÌ? 4+ THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KẺO “MẤT MẠNG NHƯ CHƠI”?
Như vậy, Nông sản Dũng Hà đã chia sẻ xong cho các bạn về thắc mắc xung quanh việc mướp hương kỵ với gì, ai không nên ăn và tác hại của mướp hương như nào với sức khoẻ. Hy vọng rằng, qua bài chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề cần tránh khi chế biến mướp hương vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.