Tác dụng rau lang – Loại rau dân dã được nhiều người mê mẩn

Tac-dung-rau-lang

Rau lang – loại rau gắn liền với ký ức làng quê Việt, không chỉ dễ trồng, dễ chế biến mà còn chứa đựng nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Vậy tác dụng rau lang là gìăn rau lang như thế nào để tốt cho sức khỏe? Hãy cùng Nông sản Dũng Hà khám phá ngay những điều thú vị xoay quanh loại rau dân dã này!

Thông tin chung về rau lang

Rau lang là phần ngọn và lá non của cây khoai lang thuộc họ Bìm bìm. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. 

Cây có thân mềm, mọc bò, lá hình tim hoặc ba thùy, màu xanh mướt. Rau lang dễ trồng, phát triển nhanh, ít sâu bệnh và có thể thu hoạch sau khoảng 30–40 ngày trồng.

Rau-lang
Giới thiệu rau lang

Thành phần dinh dưỡng có trong rau lang

Theo USDA, trong 100g lá khoai lang luộc chín có chứa:

  • Lượng calo: 35
  • Carb: 22,7g
  • Chất đạm: 4,0g
  • Chất béo: 0,3g
  • Chất xơ: 2,0g
  • Vitamin A: 1.028 IU 
  • Vitamin K: 69,5 mcg
  • Vitamin C: 11,0 mg
  • Magie: 61,0 mg
  • Kali: 518 mg

Tác dụng rau lang – Những lợi ích bất ngờ bạn không nên bỏ qua

Không chỉ là món rau đặc sản, rau lang còn là “bài thuốc tự nhiên” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Loại rau này ngày càng được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Dưới đây là những tác dụng rau lang mà bạn không nên bỏ lỡ.

Chống oxy hóa hiệu quả

Nằm trong nhóm rau có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tác dụng rau lang trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do đã được nhiều nghiên cứu công nhận.

Theo nghiên cứu trên Journal of Agricultural and Food Chemistry (2007). Chiết xuất lá khoai lang cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh tương đương một số loại rau dược liệu truyền thống.

Hỗ trợ và bảo vệ tim mạch

Một trong những tác dụng rau lang nổi bật là hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ chứa nhiều polyphenol. Đây là hợp chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

Theo nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition (2012), việc tiêu thụ thực phẩm giàu polyphenol có thể giảm đến 46% nguy cơ tử vong do bệnh tim. 

Cải thiện đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường

Rau lang là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ hòa tan. Giúp làm chậm quá trình hấp thu đường sau bữa ăn. 

Một nghiên cứu đăng trên Journal of Ethnopharmacology (2004) chỉ ra rằng chiết xuất từ lá khoai lang có khả năng tăng độ nhạy insulin và hỗ trợ ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Giúp đông máu và giảm đau bụng kinh

Rau lang chứa hàm lượng vitamin K đáng kể. Chất này rất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình đông máu tự nhiên và ngăn ngừa chảy máu kéo dài. 

Bên cạnh đó, lượng magie và chất chống oxy hóa trong rau lang còn có tác dụng làm dịu cơ trơn tử cung. Từ đó hỗ trợ giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. 

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên bổ sung rau lá xanh như rau lang trong thực đơn hằng ngày để cải thiện sức khỏe sinh lý nữ giới một cách an toàn.

Giảm nguy có loãng xương

Tác dụng rau lang còn thể hiện rõ ở khả năng hỗ trợ xương chắc khỏe. Trong rau lang có chứa canxi, magie và vitamin K – những vi chất quan trọng trong quá trình tạo xương và duy trì mật độ xương. 

Theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế (IOF). Chế độ ăn giàu vitamin K có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương ở người lớn tuổi. 

Phòng ngừa táo bón

Chất xơ là thành phần quan trọng tạo nên tác dụng rau lang trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, rau lang giúp tăng thể tích phân. Kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón một cách tự nhiên. 

Đây là lựa chọn lý tưởng cho người ăn ít rau xanh, dân văn phòng hoặc người già thường xuyên gặp tình trạng khó đi tiêu.

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Rau lang có tính mát, chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa. Giúp làm dịu cơ thể, hạ nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng. 

Ngoài ra, các hợp chất thực vật trong rau lang hỗ trợ gan và thận trong quá trình đào thải độc tố. Giúp cơ thể nhẹ nhõm và khỏe khoắn hơn. 

Đây là món rau lý tưởng cho những ai thường xuyên bị nóng trong, nổi mụn hoặc ăn nhiều đồ cay nóng.

Bảo vệ gan

Bổ sung rau lang vào khẩu phần ăn hằng ngày là một cách đơn giản để tăng cường chức năng gan. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất chống oxy hóa có trong lá rau lang. Đặc biệt là flavonoid và polyphenol – có khả năng làm giảm tổn thương tế bào gan do stress oxy hóa. Đây chính là một trong những lợi ích tiêu biểu của tác dụng rau lang đối với sức khỏe gan.

Ngăn ngừa ung thư

Rau lang chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin, polyphenol và flavonoid. Những hợp chất có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. 

Theo nghiên cứu đăng trên Journal of Medicinal Food (2005), chiết xuất từ lá khoai lang cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng và ung thư vú trên mô hình thử nghiệm.

Kháng khuẩn

Không chỉ là món ăn dân dã, tác dụng rau lang còn được ghi nhận trong việc hỗ trợ kháng khuẩn nhờ chứa các hoạt chất sinh học như flavonoid và tannin. 

Những chất này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Staphylococcus aureus. 

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (2013). Chiết xuất từ lá rau lang cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Rau lang là thực phẩm lý tưởng trong thực đơn giảm cân nhờ chứa ít calo, giàu chất xơ và tạo cảm giác no lâu. 

Chất xơ giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn. 

Một nghiên cứu công bố trên Nutrition Reviews (2009) chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ có thể giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày và hỗ trợ kiểm soát cân nặng bền vững.

Trị buồn nôn và ốm nghén

Rau lang có vị ngọt dịu, dễ ăn và đặc biệt lành tính, rất thích hợp cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu. 

Nhờ chứa nhiều vitamin B6 – một vi chất có vai trò quan trọng trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn, rau lang giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, cải thiện tâm trạng và tiêu hóa tốt hơn. 

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (UMMC), vitamin B6 đã được chứng minh có thể làm giảm rõ rệt triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. 

Bổ thận

Không nhiều người biết rằng tác dụng rau lang còn mở rộng đến cả việc hỗ trợ chức năng thận. Với đặc tính mát và khả năng hỗ trợ đào thải độc tố, rau lang giúp giảm áp lực lọc thải cho thận. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu đến cơ quan này. 

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Dân tộc Trung Quốc (Journal of Traditional Chinese Medicine), rau lang có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng lượng nước tiểu và hỗ trợ chức năng thận hoạt động hiệu quả hơn.

Chống viêm

Rau lang chứa nhiều hợp chất thực vật có khả năng chống viêm tự nhiên như flavonoid và anthocyanin. 

Những hoạt chất này giúp ức chế quá trình viêm cấp và mãn tính trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ làm dịu các phản ứng viêm ở mô và khớp. 

Theo một nghiên cứu trên Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine (2012). Chiết xuất từ lá khoai lang cho thấy tác dụng kháng viêm rõ rệt trên mô hình chuột thí nghiệm.

Tac-dung-rau-lang-doi-voi-suc-khoe
Tác dụng rau lang đối với sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng rau lang

tác dụng rau lang mang lại cho sức khỏe là rất đáng kể. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách, bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những điều cần ghi nhớ khi ăn rau lang:

  • Không nên ăn khi đói: Rau lang chứa nhiều axit oxalic, có thể gây cồn cào, đầy bụng nếu ăn lúc bụng rỗng.
  • Không ăn quá nhiều trong một lần: Hàm lượng chất xơ cao có thể gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá mức.
  • Phụ nữ mang thai nên ăn chín kỹ: Đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ rau sống.
  • Không ăn kèm thực phẩm giàu canxi: Axit oxalic có thể cản trở hấp thu canxi, về lâu dài dễ hình thành sỏi thận.
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu nên thận trọng: Vì vitamin K trong rau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh từ rau lang

Nhờ đặc tính mát, giàu dinh dưỡng và dễ kết hợp với các nguyên liệu khác. Rau lang được xem như một vị thuốc nam lành tính trong y học cổ truyền.

  • Giảm đau lưng, mỏi gối: Dùng khoảng 30g lá rau lang tươi non kết hợp với 30g mai rùa, sắc lấy nước uống giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức do thận âm hư.
  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Luộc hoặc nấu canh rau lang dùng trong các bữa ăn thường ngày giúp làm mát gan, hạ nhiệt và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
  • Giảm mủ nhọt ngoài da: Lá rau lang non giã nhuyễn cùng đậu xanh và một chút muối, sau đó bọc vào vải sạch để đắp lên vùng da bị nhọt – giúp hút mủ và làm dịu vùng viêm.
  • Hỗ trợ trị táo bón: Ăn rau lang luộc chín thường xuyên giúp làm mềm phân và cải thiện chức năng ruột. Lưu ý không dùng sống vì có thể gây phản tác dụng.
  • Giúp sáng mắt, trị quáng gà: Rau lang non xào cùng gan gà hoặc gan lợn là món ăn bổ dưỡng giúp cải thiện thị lực, đặc biệt ở người thường xuyên thiếu vitamin A.

Những bài thuốc từ rau lang tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều giá trị nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. 

Một số món ngon từ rau lang

Không chỉ nổi bật với nhiều lợi ích cho sức khỏe, tác dụng rau lang còn được phát huy tối đa khi chế biến đúng cách.

Rau lang luộc

Rau lang luộc là món ăn dân dã, thanh mát, cực kỳ quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Món này không chỉ dễ làm mà còn giúp giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ trọn hương vị tự nhiên của rau.

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau lang non
  • 1 ít muối hạt

Cách làm:  

  • Rửa sạch rau lang, ngắt phần non. 
  • Đun sôi nước với chút muối, cho rau vào luộc trong 3–5 phút đến khi chín tới, rau ngả màu xanh đậm. 
  • Vớt ra để ráo, dùng nóng với nước mắm chanh tỏi hoặc mắm nêm đều rất ngon.

Xem thêm: Nước rau lang luộc có uống được không? 90% dùng sai cách

Rau-lang-luoc
Rau lang luộc

Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi là món ăn vừa đơn giản vừa đậm đà hương vị, mang đến cảm giác dân dã mà đưa cơm bất ngờ. Vị ngọt nhẹ của rau kết hợp cùng mùi thơm của tỏi phi khiến ai ăn cũng dễ “ghiền”.

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau lang non
  • 3–4 tép tỏi
  • Dầu ăn, muối, nước mắm

Cách làm:

  • Nhặt lấy phần ngọn và lá non, rửa sạch, để ráo.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc băm nhỏ.
  • Phi thơm tỏi với dầu ăn trong chảo nóng.
  • Cho rau lang vào, đảo đều tay trên lửa lớn.
  • Nêm chút muối và nước mắm vừa ăn, xào đến khi rau chín mềm.
  • t bếp, dọn ra đĩa và thưởng thức nóng.
Rau-lang-xao-toi
Rau lang xào tỏi

Canh rau lang nấu tôm

Canh rau lang nấu tôm là món ăn dân dã nhưng bổ dưỡng, mang vị ngọt thanh tự nhiên từ rau và tôm, rất phù hợp cho những ngày hè oi ả hay khi cần bữa ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu.

Nguyên liệu:

  • 1 bó rau lang non
  • 100g tôm tươi (hoặc tôm khô đã ngâm mềm)
  • Hành khô, dầu ăn, gia vị (muối, nước mắm, bột ngọt)

Cách làm:

  • Nhặt và rửa sạch rau lang, để ráo nước.
  • Tôm bóc vỏ, băm hoặc giã nhuyễn nhẹ (với tôm tươi); nếu dùng tôm khô thì giã dập.
  • Phi thơm hành với chút dầu, cho tôm vào xào sơ, nêm chút nước mắm.
  • Đổ nước vào nồi, đun sôi.
  • Khi nước sôi, cho rau lang vào, nêm gia vị vừa ăn.
  • Đun thêm 1–2 phút cho rau chín tới thì tắt bếp.
  • Múc canh ra bát và dùng nóng với cơm.
Canh-rau-lang-nau-tom
Canh rau lang nấu tôm

Nông Sản Dũng Hà – địa chỉ mua  lang chất lượng uy tín chất lượng tại Hà Nội và TpHCM

Nếu bạn đang tìm nơi mua rau lang tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thì Nông Sản Dũng Hà chính là lựa chọn lý tưởng. Chúng tôi chuyên cung cấp rau lang tươi sạch, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ vùng trồng đạt chuẩn. Mua rau lang tại Dũng Hà, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng lẫn giá cả.

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến rau lang mà người đọc thường hay thắc mắc

Ăn rau lang có bị lồi thịt không?

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn rau lang gây lồi thịt hay làm vết thương lâu lành. Đây là quan niệm dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng. 

Ngược lại, rau lang chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi cơ thể nếu ăn đúng cách, hợp lý.

Tác hại khi ăn rau lang quá mức?

tác dụng rau lang mang lại rất đa dạng, nhưng nếu ăn quá mức có thể gây phản tác dụng. Hàm lượng chất xơ cao có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. 

Ngoài ra, axit oxalic trong rau nếu tích tụ nhiều dễ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Hãy sử dụng rau lang điều độ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Kết luận

Dù quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nhưng tác dụng rau lang lại vượt xa mong đợi. Từ thanh nhiệt, nhuận tràng đến hỗ trợ tim mạch và thận. Một loại rau đơn giản nhưng lại mang trong mình giá trị như “vị thuốc xanh” của tự nhiên.

Tại Dũng Hà bạn không chỉ tìm thấy rau lang tươi sạch mà còn có cả rau rừng, trái cây nhập khẩu, hạt dinh dưỡng và thực phẩm khô chất lượng cao. Mua sắm dễ dàng – giao hàng tận tay – dinh dưỡng trọn vẹn cho cả gia đình! Đặt ngay tại: nongsandungha.com 

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Vỏ khoai lang có ăn được không? Lợi ích & Cách ăn an toàn

Khoai lang là loại củ quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ...

Ăn măng cụt nhiều có tốt không? Lưu ý và những ai không nên ăn

Ăn măng cụt nhiều có tốt không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người tò...

Cật heo kỵ với gì? Bỏ túi ngay để ăn an toàn, tránh rủi ro!

Cật heo – món ăn bổ dưỡng, quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình...

Ăn măng cụt có nóng không? Cách ăn măng cụt không bị nổi mụn

Bạn có bao giờ thắc mắc ăn măng cụt có nóng không? Liệu loại trái cây...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button