Rau răm không chỉ là loại gia vị dân dã trong bữa cơm Việt mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Vậy tác dụng rau răm là gì? Cách dùng ra sao để phát huy tối đa lợi ích mà không gây hại? Cùng Nông sản Dũng Hà khám phá chi tiết ngay dưới đây!
Tìm hiểu chung về rau răm
Nguồn gốc
Rau răm có nguồn gốc từ Đông Nam Á, phổ biến tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan. Người Việt dùng rau răm từ lâu đời trong các món ăn và bài thuốc dân gian.
Đặc điểm tự nhiên
Rau răm là loại cây thân thảo, mọc bò hoặc hơi đứng, chiều cao trung bình từ 20–50cm. Lá rau hình mác, đầu nhọn, màu xanh đậm, có gân nổi rõ và mép nguyên.
Mùi rau răm đặc trưng, cay nồng nhẹ, khi vò có hương thơm dễ nhận biết.
Cây ưa ẩm, dễ sinh trưởng ở nơi đất tơi xốp, thoát nước tốt. Thường mọc quanh nhà, bờ ruộng hoặc trồng trong chậu.
Bộ phận sử dụng
Phần được sử dụng phổ biến nhất của rau răm là thân và lá non. Đây là nơi tập trung nhiều tinh dầu, hoạt chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid, aldehyd cinnamic, tinh dầu thơm.
Lá rau răm có thể dùng tươi để ăn sống, nêm món ăn, hoặc phơi khô để bảo quản lâu dài và làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Rau răm có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào sáng sớm khi lá còn tươi và giữ nguyên tinh dầu.
Rau sau đó có thể sử dụng ngay khi còn tươi để ăn sống, hoặc phơi khô trong bóng râm. Nhằm bảo tồn hoạt chất, dùng dần cho các bài thuốc dân gian.
Khi bảo quản khô, rau nên được giữ trong túi kín, nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.
Thành phần dinh dưỡng trong rau răm
Theo bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau răm như sau:
- Năng lượng: khoảng 40 kcal/100g
- Chất xơ: 2,4g
- Đạm (protein): 3,0g
- Canxi: 170mg
- Sắt: 2,6mg
- Vitamin A: 360 IU
- Vitamin C: 45mg
- Kali: 300mg
- Tinh dầu aldehyd cinnamic: 0,2 – 0,3%
- Flavonoid và polyphenol
Tác dụng rau răm là gì theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, tác dụng rau răm được ghi nhận nhờ vào tính ấm, vị cay nhẹ, hơi đắng và mùi thơm hăng đặc trưng.
Rau răm chứa tinh dầu có khả năng hoạt huyết, trừ phong hàn và tiêu độc. Thường được sử dụng như một vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian.
Cụ thể, rau răm được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Thường dưới dạng thuốc sắc.
Tinh dầu chiết xuất từ rau còn được ứng dụng trong chăm sóc da đầu, giúp trị gàu và làm sạch da đầu.
Ngoài ra, người xưa còn dùng rau răm để giảm đau, chống viêm nhẹ, sát khuẩn vết thương ngoài da, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, ngứa ngáy, kinh nguyệt ra nhiều hoặc bệnh trĩ.
Một số bài thuốc dân gian thậm chí còn sử dụng lá và hạt rau răm để hỗ trợ phòng ngừa ung thư hoặc chữa các bệnh ngoài da như mụn nước.
Những ứng dụng này dù chưa có nhiều chứng minh lâm sàng. Nhưng vẫn phản ánh giá trị y học truyền thống mà rau răm mang lại qua nhiều thế hệ.
Tác dụng rau răm theo y học hiện đại
Ngày nay, nhiều nghiên cứu hiện đại đã góp phần làm rõ hơn tác dụng rau răm trên phương diện khoa học. Cùng tìm hiểu các tác dụng tại đây.
Giúp kháng khuẩn
Tác dụng kháng khuẩn của rau răm chủ yếu đến từ tinh dầu aldehyd cinnamic. Đây là hợp chất có khả năng ức chế vi khuẩn như E. coli và Staphylococcus aureus.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dược học Việt Nam. Chiết xuất rau răm cho thấy hiệu quả kháng khuẩn rõ rệt.
Tăng cường tiêu hóa
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dược học Việt Nam cho thấy tinh dầu trong rau răm. Đặc biệt là aldehyd cinnamic, có khả năng kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Đây là tác dụng rau răm đã được ghi nhận trong y học hiện đại, phù hợp với việc sử dụng rau răm để cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi dùng đúng liều lượng.
Chữa các bệnh ngoài da
Rau răm chứa tinh dầu và flavonoid có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn nhẹ.
Một nghiên cứu của Viện Dược liệu Việt Nam cũng ghi nhận chiết xuất rau răm có khả năng ức chế nấm da. Đồng thời làm dịu các phản ứng viêm nhẹ trên bề mặt da.
Giúp lợi tiểu
Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu cũng là một trong những lợi ích đáng chú ý khi xét đến hiệu quả sinh học của rau răm.
Theo tài liệu của Viện Dược liệu Việt Nam. Chiết xuất từ lá rau răm chứa flavonoid và tinh dầu tự nhiên có khả năng kích thích bài tiết nhẹ. Giúp cơ thể đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
Chính yếu tố này đã góp phần làm phong phú thêm tác dụng rau răm trong hỗ trợ chức năng chuyển hóa và thanh lọc cơ thể.
Tăng cường hoạt động tình dục
Một nghiên cứu của Jay và cộng sự cho thấy chiết xuất rau răm (100mg/ngày) kết hợp với cây mật nhân giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới từ 45–65 tuổi tốt hơn giả dược.
Điều này cho thấy rau răm có thể hỗ trợ hoạt động tình dục khi dùng đúng liều lượng, thay vì gây hại như quan niệm dân gian.
Liều dùng và cách dùng phù hợp
Rau răm là loại gia vị có dược tính cao nên cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Liều lượng sẽ thay đổi tùy theo mục đích dùng.
Liều dùng
Để phát huy hiệu quả của tác dụng rau răm mà không gây tác dụng phụ, liều dùng cần được kiểm soát phù hợp
Liều lượng sử dụng rau răm có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mục đích dùng. Trong thực tế, người lớn được khuyến nghị không dùng quá 15g rau răm tươi mỗi ngày. Với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lý nền, việc sử dụng cần đặc biệt thận trọng.
Do rau răm có tính cay, ấm và chứa tinh dầu, liều lượng vượt mức có thể gây tác dụng không mong muốn.
Người dùng nên tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm (nếu có). Đồng thời tham khảo ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng lâu dài hoặc với mục đích điều trị.
Cách dùng
Rau răm có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích:
- Ăn tươi: Dùng trực tiếp như rau gia vị ăn kèm các món như trứng vịt lộn, cháo trai, hến xào, gỏi gà… giúp kích thích tiêu hóa và tăng hương vị món ăn.
- Sắc uống: Dùng rau răm tươi hoặc khô kết hợp với các dược liệu khác. Sắc lấy nước uống để hỗ trợ điều trị cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc đau bụng do lạnh.
- Giã đắp ngoài da: Rau răm tươi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt, mẩn ngứa, sưng tấy, nước ăn chân tay… để sát khuẩn và giảm viêm nhẹ.
- Ngâm rượu: Một số bài thuốc dân gian còn dùng rau răm ngâm rượu để thoa ngoài da trị đau nhức xương khớp hoặc tê bì.
Dù sử dụng theo cách nào, cũng nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và dùng đúng liều lượng để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Những ai không nên sử dụng rau răm
Một số đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc tránh dùng rau răm, để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn:
- Phụ nữ mang thai: Rau răm có tính nóng và khả năng kích thích co bóp tử cung. Việc ăn nhiều rau răm trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai
- Người thể hàn yếu, hay đổ mồ hôi trộm: Với người có cơ địa âm hư, thể trạng gầy yếu hoặc hay nóng trong. Rau răm dễ làm khô cơ thể, gây mất cân bằng âm dương, làm tăng cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức.
- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng: Tinh dầu trong rau răm có thể kích ứng niêm mạc dạ dày. Khiến triệu chứng đau và viêm trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng thường xuyên. Dù tác dụng rau răm với tiêu hóa là có lợi ở liều phù hợp. Nhưng với người có bệnh lý nền, việc dùng sai cách có thể phản tác dụng.
- Trẻ nhỏ và người có hệ tiêu hóa yếu: Rau răm có tính cay, khó tiêu với một số người. Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa nên cần hạn chế hoặc dùng theo chỉ định của chuyên gia y tế.
Các bài thuốc từ rau răm tốt cho sức khỏe
Nhờ đặc tính ấm và kháng khuẩn, tác dụng rau răm đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ trị cảm, đau bụng, tiêu chảy hay mẩn ngứa. Dưới đây là một số cách dùng đơn giản, hiệu quả từ loại rau quen thuộc này.
Bài thuốc chữa cảm cúm
Rau răm là một trong những vị thuốc dân gian thường được dùng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Đặc biệt khi kết hợp với gừng và sả
Cách làm: Dùng 15g rau răm tươi, 10g lá sả và 1 lát gừng. Sắc với khoảng 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.
Bài thuốc chữa nôn mửa, tiêu chảy
Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, giảm co thắt đường ruột. Thường được dùng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị tiêu chảy kèm theo nôn mửa.
Cách làm: Dùng 10g rau răm tươi và 5g gừng tươi, rửa sạch, sắc với 300ml nước, uống khi còn ấm. Có thể chia làm 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị trướng bụng, tiêu hóa kém
Trong dân gian, tác dụng rau răm đối với hệ tiêu hóa thường được ứng dụng để giảm đầy hơi, chướng bụng sau ăn. Với tính ấm và khả năng kích thích tiêu hóa, rau răm là nguyên liệu đơn giản nhưng hiệu quả trong các trường hợp rối loạn nhẹ.
Cách làm: Lấy một nắm rau răm tươi (10–15g), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Uống trực tiếp sau bữa ăn.
Bài thuốc chữa vết thương do rắn cắn
Rau răm là vị thuốc dân gian thường được dùng sơ cứu ban đầu trong trường hợp bị rắn cắn. Giúp giảm sưng và ngăn nhiễm trùng tạm thời trước khi đến cơ sở y tế.
Cách làm: Lấy một nắm rau răm tươi, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng bị cắn đã được sát trùng. Băng nhẹ và đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Bài thuốc chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh
Nhờ đặc tính ấm và kháng khuẩn, tác dụng rau răm được tận dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị tiêu chảy do nhiễm lạnh. Đây là một tình trạng thường gặp khi ăn đồ lạnh hoặc thay đổi thời tiết.
Cách làm: Dùng 10g rau răm tươi và 10g lá ổi non, rửa sạch, sắc với 400ml nước đến khi còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa nước ăn tay chân
Rau răm có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, thường được dùng ngoài da để hỗ trợ điều trị các vấn đề như nước ăn tay chân do ẩm ướt kéo dài.
Cách làm: Lấy khoảng 20g rau răm tươi, giã nát, ngâm với rượu trắng trong 3–5 ngày. Dùng dung dịch này thoa lên vùng da tổn thương 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa tê, sưng đau
Với tính ấm và khả năng hoạt huyết, rau răm thường được dân gian sử dụng để giảm đau, chống sưng tấy ở tay chân do lạnh hoặc vận động quá sức.
Cách làm: Dùng một nắm rau răm tươi giã nát cùng vài hạt muối. Đắp hỗn hợp lên vùng bị tê hoặc sưng đau, băng nhẹ và để trong khoảng 30 phút. Ngày làm 1–2 lần.
Bài thuốc chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu
Nhờ khả năng kháng viêm và làm dịu da, tác dụng rau răm thường được ứng dụng trong điều trị mụn nhọt mới phát.
Cách làm: Lấy một nắm rau răm tươi, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt. Giữ trong khoảng 20–30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng rau răm
Dù mang lại nhiều lợi ích, rau răm vẫn là loại rau gia vị có tính dược nên cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng không mong muốn. Một số lưu ý quan trọng gồm:
- Không dùng quá 15g rau răm tươi mỗi ngày.
- Tránh dùng liên tục trong thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai, người âm hư, viêm dạ dày nên hạn chế.
- Luôn rửa sạch kỹ trước khi ăn sống.
- Nếu dùng để hỗ trợ điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Câu hỏi liên quan
Xung quanh việc sử dụng rau răm, nhiều người vẫn còn băn khoăn về liều lượng, đối tượng phù hợp hay cách dùng sao cho an toàn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp, kèm theo giải đáp cụ thể.
Ăn rau răm bao nhiêu là đủ mỗi ngày?
Người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 10–15g rau răm tươi mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Với trẻ em, nên hạn chế hoặc dùng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế.
Rau răm được sử dụng như thế nào trong ẩm thực Việt Nam?
Rau răm thường được dùng làm rau ăn kèm trong các món như trứng vịt lộn, cháo trai, gỏi gà, hến xào… Ngoài ra, còn được thêm vào món kho, món xào để tăng hương vị cay nồng đặc trưng.
Kết luận
Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm tác dụng rau răm ngay hôm nay cùng Dũng Hà – nơi cung cấp rau răm tươi sạch, chuẩn VietGAP, giá tốt mỗi ngày.
Bạn có thể dễ dàng mua tại website: https://nongsandungha.com/ , hoặc đặt hàng nhanh qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Mua rau răm chuẩn sạch – sống xanh khỏe mạnh cùng Dũng Hà!
Tại đây, bạn còn dễ dàng tìm thấy nhiều nông sản khác như rau củ hữu cơ, trái cây theo mùa, các loại gia vị truyền thống, gạo sạch, nấm đông cô,…chất lượng và đảm bảo an toàn.