Tại sao hồng giòn bị chát? Hướng dẫn 5+ cách khử chát cho hồng giòn

Những ngày trời bắt đầu vào thu, ngoài chợ, siêu thị, các cửa hàng hoa quả đã bán quả hồng khá nhiều. Quả hồng bắt đầu vụ khoảng từ tháng 8, tháng 9 và rộ nhất khoảng tháng 10, 11, 12 là cuối vụ. Rất nhiều người mua hồng về ăn bị chát, dẫn đến bỏ phí cả mẻ hồng ngon. Cùng Nông sản Dũng Hà lý giải tại sao hồng giòn bị chát và hướng dẫn khử chát cho hồng nhé! 

Sơ lược về quả hồng giòn

so-luoc-ve-qua-hong-gion

Hồng giòn là một trong các các loại hồng phổ biến tại Việt Nam, có hương vị thơm ngọt, khi ăn giòn mát. Hồng giòn có bề ngoài thuôn dài hoặc hơi tròn, khá giống quả trứng gà, vỏ màu vàng hơi cam, thịt quả màu cam tươi. Hồng giòn được trồng phổ biến ở các tỉnh Việt Nam như: Lạng Sơn, Đà Lạt hay Mộc Châu. 

Hồng giòn có thể được ăn tươi, sấy khô hoặc làm thành mứt, ô mai. Hồng giòn là một món ăn nhẹ tuyệt vời hoặc có thể được thêm vào các món salad, món tráng miệng hoặc món chính.

Hồng giòn là loại trái cây cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, gồm vitamin C, vitamin A, kali, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những lợi ích sức khỏe mà chúng đem lại: 

  • Cải thiện thị lực
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Cải thiện tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư

Tuy có khá nhiều tác dụng về mặt sức khỏe, khi ăn hồng giòn bạn nên nhớ một số lưu ý:

  • Không ăn hồng lúc đói, bởi chất tanin trong hồng có thể tạo kết tủa với axit trong dạ dày, gây tắc ruột. 
  • Không nên ăn vỏ hồng bởi đây là vùng chứa nhiều tanin nhất trong quả dù chúng đã chín. 
  • Người tiểu đường, có bệnh về dạ dày hoặc về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn hồng giòn. Người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên ăn hay không? 

Tại sao hồng giòn bị chát 

Nhiều người không hiểu rõ về hồng giòn, khi mua về thường ăn ngay. Kết quả là vị chát quắn ở đầu lưỡi. Ít ai biết rằng tại sao hồng giòn bị chát và làm sao để khử chát được quả hồng. 

Thủ phạm khiến hồng giòn bị chát là tanin. Chất này có tác dụng bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của sâu bệnh và vi khuẩn gây hại cho quả. Khi hồng giòn còn xanh, hàm lượng tanin trong quả rất cao, quả có vị vô cùng chát. Khi hồng chín, hàm lượng tanin sẽ giảm dần, quả có vị ngọt.

tai-sao-hong-gion-bi-chat

Hồng được hái khi quả vẫn còn cứng, vỏ quả chớm chuyển sang màu vàng. Lúc này, chất tanin có trong hồng vẫn còn khá nhiều. Người nông dân sẽ dùng nhiều cách khác nhau để khử chát cho hồng. Sau nhiều ngày ủ, chất tanin biến mất, hồng giòn mới có thể ăn được. 

Đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc: Tại sao bạn mua hồng từ thương lái, nghĩa là hồng đã ủ mà vẫn bị chát? Một số nguyên nhân: 

  • Quả hồng được hái khi còn quá xanh, chưa đủ độ già nên dù ủ lâu hồng giòn vẫn không hết chát. 
  • Hồng chưa được ủ đủ thời gian, khiến chất chát vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Đồng thời, người bán không kiểm tra trước khi đem ra tiêu thụ, người mua không biết và mua phải quả chát. 
  • Không nên ăn hồng sau khi ăn hải sản, các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao. Việc này có thể gây đầy bụng, khó tiêu. 

Hướng dẫn 5+ cách khử chát cho hồng giòn

Dưới đây là một số cách giúp bạn khử chát cho hồng giòn, chủ yếu là với loại hồng giòn chưa được ngâm ủ và xử lí qua. Hồng đã được ủ, mua về và vẫn chát thì bạn vẫn có thể làm theo cách này, thời gian từ 2 - 3 ngày.  

Ngâm hồng với nước ấm

Cách ủ chín hồng giòn nhanh nhất và đơn giản nhất chính là ngâm hồng cùng nước ấm. 

Chuẩn bị dụng cụ: 1 cái thau lớn, nước

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị nước ấm: có thể xả trực tiếp từ bình nóng lạnh với độ ấm vừa phải, hoặc bạn có thể dùng tỷ lệ nước sôi/nước lạnh là 7:3 và khuấy đều. 
  • Kiểm tra từng quả hồng xem có bị dập nát không. Sau đó thả hồng vào chậu nước nhẹ nhàng. 
  • Ngâm trong khoảng 2 - 3 ngày tùy độ chát của hồng. Mỗi 4 tiếng bạn nên thay nước 1 lần, nếu trời lạnh có thể rút ngắn thời gian giữa mỗi lần. 

Hoàn thành: Kiểm tra độ giòn ngọt của hồng sau 2 ngày, nếu chưa đạt thì tiếp tục ngâm. Hồng đã đạt thì vớt ra để ráo, bảo quản nơi khô thoáng hoặc tủ lạnh. 

Lưu ý: Cách ngâm này khá tốn nước và cần nhiều công sức, không phù hợp với người bận rộn. 

ngam-hong-voi-nuoc-am

Tại sao hồng giòn bị chát? Hồng ngâm nước vôi trong 

Chuẩn bị: vôi bột (đã tôi), nước, chậu… 

Thực hiện: 

  • Pha nước vôi trong: pha nước vôi tỷ lệ 30g vôi : 1 lít nước. Hòa tan, đợi cặn vôi lắng lại thì chắt hết nước vôi trong ra. 
  • Cho nhẹ nhàng từng quả hồng vào nước vôi trong. 
  • Ngâm hồng trong 3 - 5 ngày. Trong quá trình ngâm có thể sót lại cặn vôi bám trên vỏ quả, tuy nhiên sẽ không có vấn đề gì với hương vị của quả. 

Hoàn thành: Kiểm tra hồng đạt chưa giống như các cách khác, nếu chưa đạt thì ngâm thêm 1 - 2 ngày. 

tai-sao-hong-gion-bi-chat-hong-ngam-nuoc-voi-trong

Ủ hồng trong túi nilon kín

Chuẩn bị: 

  • Túi nilon loại to: tùy lượng hồng bạn chọn size 3kg - 5kg - 10kg… 
  • Giấy báo
  • Dây hoặc vòng để buộc 

Cách làm: 

  • Chọn các quả hồng hơi ngả vàng, sờ vào còn cứng, nguyên cuống. 
  • Xếp hồng cẩn thận vào túi nilon, nên lót giấy báo dưới cùng và lót giữa các lớp hồng, tránh dập nát. 
  • Buộc chặt túi hồng, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ủ hồng trong 7 - 10 ngày. 

u-hong-trong-tui-nilon-kin

Hoàn thành và bảo quản: 

  • Sau 7 - 10 ngày, kiểm tra xem hồng đã đạt độ giòn ngọt mong muốn chưa. Nếu đạt thì tiến hành bỏ hồng ra khỏi túi. 
  • Hồng đạt là khi thịt quả sờ vào vẫn còn cứng, khi cắt ra có màu vàng tươi, vị giòn ngọt và không chát. 
  • Có thể bảo quản hồng ở ngoài, chỉ cần đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà. Nếu bạn thích ăn trái cây lạnh, có thể cất hồng vào ngăn mát tủ lạnh. 

Tại sao hồng giòn bị chát: Ủ hồng trong thùng gạo 

Một cách vô cùng đơn giản khác mà ai cũng có thể làm đó là vùi hồng trong thùng gạo. Tuổi thơ của nhiều người có lẽ gắn bó khá nhiều với việc ủ quả cà chua, hồng xiêm,... trong thùng gạo. Vậy hồng giòn cũng giống thế! 

Bạn chỉ cần vùi những quả hồng còn xanh vào thùng gạo, để trong 4 - 6 ngày tùy vào độ chát của quả. Nguyên lý của việc để trong thùng gạo là giúp giữ lại khí ethylene, giúp đẩy nhanh quá trình chín của quả, khiến các chất tanin trong hồng biến mất. 

tai-sao-hong-gion-bi-chat-u-hong-trong-thung-gao

Ủ hồng cùng hoa quả khác 

Ủ cùng các loại quả khác cũng khá tương đồng với việc vùi hồng vào thùng gạo. Đó là việc tận dụng khí ethylene từ các loại hoa quả khác đang chín. Khí này tác động vào hồng giòn, giúp chúng đẩy nhanh quá trình giải phóng khí tanin. 

Cách thực hiện: 

  • Xếp hồng xen kẽ với các loại quả khác (tùy gia đình): táo, lê, chuối, cà chua, xoài… trong thùng kín hoặc túi giấy. Làm thật nhẹ nhàng, tránh gây ra dập nát với các quả khác. 
  • Chờ khoảng 3 - 4 ngày, kiểm tra hồng đã đạt độ giòn ngọt mong muốn chưa thì bỏ ra. 
  • Nên lưu ý không để các loại quả nhanh hỏng hoặc có độ mềm cao như đu đủ, na hoặc hoa quả có vị chua… 

u-hong-cung-hoa-qua-khac

Tại sao hồng giòn bị chát: Ngâm hồng bằng nước muối

Chuẩn bị: Chậu to, muối, nước… 

Cách thực hiện: 

  • Pha nước muối với tỷ lệ muối/ nước ấm là 1:10. Khuấy đều cho muối tan hết. 
  • Dùng 1 chiếc kim nhỏ, châm vài lỗ trên bề mặt của quả. 
  • Ngâm hồng trong nước vừa pha trong 5 - 6 tiếng để khử hết vị chát. Nếu khi thử lại hồng vẫn còn chát, có thể ngâm thêm trong 2 - 3 tiếng. 

tai-sao-hong-gion-bi-chat-ngam-hong-bang-nuoc-muoi

Một số lưu ý khi khử chát hồng giòn

  • Với hồng đã được xử lý nhưng khi mua về còn chát, dùng các cách như trên nhưng thời gian ngắn hơn so với hồng chưa ngâm ủ. Nên kiểm tra hồng liên tục, tránh việc hồng bị chín hoặc nhũn quá. 
  • Khi ủ hay ngâm hồng, cần cẩn thận phân loại và chọn các quả hồng không bị dập nát hay hư hỏng. 
  • Với các phương pháp cần dùng nước ấm, nên kiểm tra nhiệt độ bằng tay. Nước chỉ nên hơi ấm, không quá nóng khoảng 50 độ, gây ảnh hưởng đến hương vị và quá trình chín của quả. 

Cách lựa hồng giòn KHÔNG BỊ CHÁT

Nếu như bạn không có nhiều thời gian, chỉ muốn mua để ăn ngay thì khi lựa hồng, bạn cần nhớ một vài lưu ý như sau: 

cach-lua-hong-gion-khong-bi-chat

  • Lớp vỏ bên ngoài: Chọn quả có da bóng, trơn nhẵn, không có vết thâm. Quả hồng cầm chắc tay là quả hồng tươi, nếu nhẹ và mềm tay là quả đã hái lâu sẽ giảm độ ngọt và hương thơm. Đặc biệt nên chọn những quả da căng, có phần tạo thành múi. 
  • Nhìn vào núm quả hồng: Chọn quả còn nguyên núm, quả hồng già sẽ có cuống thắt nhỏ màu đen, hơi cong. Lưu ý phần tai quả hồng còn to hoặc còn màu hơi xanh, cuống đầy ngang bằng hoặc hơi có chút lồi.
  • Màu sắc: Chọn quả hồng có lớp vỏ màu hơi ngả vàng, quả còn nhiều màu xanh là non và còn nhựa gây chát. Các quả có màu đỏ vàng là chín, tuy ngọt nhưng khi ăn sẽ không còn độ giòn nữa. 
  • Bảo quản: Hồng giòn có thể bảo quản bên ngoài khoảng 2 - 3 ngày ở nơi thoáng mát. Sau đó, nếu muốn giữ độ giòn như vậy, bạn nên cho chúng vào tủ lạnh.

Kết luận 

Hồng là một loại quả rất ngon và bổ dưỡng, chúng có thể coi là loại trái cây yêu thích của vô số người. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc và quý khách có thể trả lời cho mình câu hỏi “Tại sao hồng giòn bị chát”, cùng với nhiều cách khử chát cho quả hồng. Chúng tôi rất vinh hạnh và tự hào khi được giới thiệu kiến thức hữu ích này tới toàn thể bạn đọc.  

Thực tế, hồng giòn ngoài việc ăn trực tiếp thì còn có thể chế biến vào các món gỏi, salad,... hay làm thành hồng treo gió, hồng sấy dẻo, hồng chẻ. Nếu có cơ hội được thử, bạn hãy ăn hồng treo gió, một thứ đặc sản trứ danh tại Đà Lạt! 

Mùa hồng tại Đà Lạt vô cùng đẹp, lại kết thúc khá nhanh, khiến những người đi làm văn phòng 24/7 thương nhớ. Nếu bạn chưa có điều kiện tới Đà Lạt thăm thú, ghé Nông sản Dũng Hà để tìm mua hồng treo gió hay hồng sấy dẻo đến từ vùng đất này ngay nhé. 

Bạn có thể mua tại các cửa hàng của Dũng Hà trên toàn quốc hoặc đặt hàng online qua website hoặc hotline.

Số hotline: 1900 986865

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 5 – Ngõ 347 phố Hoàng Quốc Việt – phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.