Tìm hiểu về cây tam thất

tam that la gi

Ở bài viết này, Nông sản Dũng Hà xin chia sẻ tới tất cả mọi người thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về cây tam thất. Những tên gọi, công dụng, phân biệt đánh giá, đặc điểm thành phần cũng như sự phân bố, sinh trưởng và những tin đồn xung quanh vị thuốc trân quý này. Tam thất chữa được rất nhiều bệnh, luôn được biết đến là phương thuốc quỷ. Đã có nhiều nghiên cứu phân tích của y học hiện đại về thành phần và tác dụng của chúng.

Tên gọi của cây tam thất

Tên gọi tam thất xuất phát từ chính đặc tính sinh trưởng và sinh học của giống cây này. Trước kia, người trồng tam thất đã nhận ra đặc điểm riêng biệt của chúng: năm đầu tiên, cây phát triển có 3 lá chét, và sẽ có 7 lá chét ở những năm sau. Hơn nữa, tam thất trong 3 năm mới ra hoa, thu hoạch củ cũng tới 7 năm, đây cũng là lý do nguồn cơn cho tên gọi của chúng.

tam that la gi

Tam thất có tên khoa học: Panax Noto Gíneng. Tam thất thuộc họ nhân sâm.

Ngoài ra tam thất còn một số tên gọi khác như: xuyên tam thất, điền tam thất, sâm tam thất, sâm hoàng liên, sâm vũ diệp,… Trước đây cây tam thất còn được gọi là “Kim bất hoán” tức là vàng cũng không đổi được.

Nguồn gốc và vùng phân bố của cây tam thất

Sự xuất hiện đầu tiên của loại cây này được ghi chép tại Trung Quốc. Đây cũng là quốc gia có những vườn trồng tam thất lớn nhất trên thế giới. Đặc biệt là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tỉnh này có biên giới giáp với Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai nước ta. Qua hàng nghìn năm kinh nghiệm, Trung Quốc chính là đất nước có công nghệ, kỹ thuật trồng cây và sử dụng sản vật này tiến bộ nhất.

Tam thất sống ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, rừng nhiều bóng râm. Ở Việt Nam, tam thất được trồng nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng trong đó nhiều nhất là Hà Giang và Lào Cai.

Nông sản Dũng Hà chúng tôi là đơn vị cung cấp và phân phối, bán tam thất tươi tại Hà Nội, tam thất được nhập tận gốc tại vườn trồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Để mua được tam thất chuẩn nguồn gốc, chất lượng cao và uy tín xin liên hệ: 0901539693 – 0901539693

Xem thêm: Những tác dụng bất ngờ của tam thất đối với sức khỏe

Đặc điểm cây tam thất

Tam thất có thân cỏ, lá mọc vòng, cuống dài bằng,  hoặc có thể hơn chiều dài của lá. Cuống có từ 3-7 chét lá, hình mác, lá có răng cưa. Lá tam thất có lông nhưng hơi bóng, cây tam thất có màu xanh hơi đậm. Tam thất ưa sống nơi râm mát, ẩm thấp. Khi trồng ở Lào Cai thì vườn trồng đều phải phủ lưới đen để tạo bóng râm, tránh nắng.

Nụ tam thất nhỏ, hình nắm xôi, nụ mọc đầu cành.

Quả màu xanh, mọng, màu đỏ khi chín, bên trong có 2 hạt hình bầu dục.

dac diem tam that

Tam thất có phần rễ phình to, có màu đen-vàng-xám.

Theo thực tế thì củ tam thất có 5 loại với 5 màu khác nhau, tùy theo từng vùng đất trồng và khí hậu thổ nhưỡng. Tuy nhiên sự khác biệt này không làm khác công dụng và giá cả của tam thất nên không được chú ý nhiều.

Các loại củ tam thất

Trên thị trường hiện nay phổ biến 3 loại củ tam thất là củ tâm thất tươi, củ tam thất khô và củ tam thất rừng.

Bộ phận của cây tam thất dùng là thuốc. Gồm: thân lá, nụ và hoa, quả non phơi khô, rễ (củ).

Thành phần hóa học trong tam thất:

– Chất có tác dụng chính của tam thất là saponin. Hàm lượng saponin quyết định chất lượng của tam thất. Loại cao nhất là 12% trong nụ hoa, 9,5% trong rễ củ và loại thấp nhất là 2,5%. Trong đó có saponin tam thất và saponin nhân sâm.

– Dencichin 0,9% có tác dụng cầm máuCác Flavonoid.

– Axit hữu cơ: Acetic, Palmitic, Nonanoic, Octanoic,…

– Tinh dầu: tạo hương thơm đặc trưng của tam thất

– Các axit amin: Aspartic, Lysin, Glutamic, Acetic,..

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:

Địa chỉ website: https://nongsandungha.com

Hotline: 1900986865

Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội

Cơ sở 2: A10 – ngõ 100 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

Cơ sở 3: 79 Hồng Mai – Hai Bà Trưng –  Hà Nội

Cơ sở 4: Số 02/B – Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Top 5+ cách làm bánh khoai sọ ngon, đơn giản đưa miệng vô cùng

Khoai sọ là nguyên liệu quen thuộc, giàu dinh dưỡng và có thể chế biến...

Rau dớn có độc không? Thông tin cần biết để tránh bỏ lỡ món ngon

Rau dớn, còn gọi là ráng song, quần rau hay dớn rừng, là loại thực...

Hoa Thiên Lý Kỵ Với Gì? Top 5 Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp!

Hoa thiên lý là một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực và y...

Củ cải khô nấu món gì để đổi vị bữa ăn hàng ngày?

Trong ẩm thực Việt Nam, củ cải khô là một nguyên liệu phổ biến và...
0866918366
0385183683
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button