Củ đậu hay còn có tên gọi là củ sắn nước có hương vị thanh mát và giàu giá trị dinh dưỡng. Củ đậu được chế biến với đa dạng món ăn vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra, bạn có thể ăn sống củ đậu như một loại hoa quả thông thường. Trong thai kỳ, liệu bà bầu ăn củ đậu được không? Hãy cùng Nông sản Dũng Hà đi tìm câu trả lời dưới đây nhé!
Bà bầu ăn củ đậu được không?
Củ đậu thường có vỏ màu vàng nhạt, thịt màu trắng chứa nhiều nước. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C, kali, canxi có trong củ đậu có nhiều lợi ích cho sức khỏe giúp cơ thể hấp thụ thức ăn dễ dàng, tốt cho tiêu hóa và hệ xương.
Trong quá trình mang thai, hẳn nhiều mẹ bầu sẽ luôn thắc mắc về thực phẩm nạp vào cơ thể để tránh những hậu quả không đáng có. Vậy bà bầu ăn củ đậu được không? Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp cho bạn ngay dưới đây!
Câu trả lời là có, bà bầu có ăn được củ đậu. Thường trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ gặp phải những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như táo bón, khó tiêu hay đầy bụng, trong khi đó củ đậu giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột. Do đó củ đậu hoàn toàn phù hợp cho mẹ bầu.
Đừng bỏ lỡ: Bà bầu ăn dưa lê được không? Những lưu ý và cách ăn đúng
Lợi ích của củ đậu đối với bà bầu
Cải thiện hệ tiêu hóa
Theo công bố từ bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trong củ đậu chứa đến 85-90% nước, bên cạnh đó hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ tiêu hóa. Việc bổ sung củ đậu trong chế độ ăn của thai kỳ giúp bà bầu tránh khỏi những bệnh về đường ruột thường gặp như táo báo, tiêu chảy, khó tiêu. Hơn nữa, chất xơ giúp ổn định cân nặng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và hấp thu chất dinh dưỡng.
Giảm ốm nghén
Củ đậu chứa nhiều nước, làm cảm giác khô miệng và thiếu nước trong thai kỳ. Với hàm lượng đường tự nhiên giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh và cung cấp nguồn năng lượng thúc đẩy hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, vị ngọt mát từ củ đậu sẽ giảm cảm giác chán ăn ở mẹ bầu, từ đó hỗ trợ giảm ốm nghén thai kỳ.
Tốt cho xương và răng
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng đau răng, đau lưng và xương khớp do giai đoạn này thiếu canxi và sắt. Chế độ dinh dưỡng có củ đậu sẽ hỗ trợ bổ sung thêm canxi tốt cho xương, giảm thiểu các tình trạng loãng xương hay các bệnh về răng.
Làm đẹp da
Khi nội tiết tố thay đổi cùng với những ảnh hưởng trong thai kỳ, nhiều bà bầu trở nên stress căng thẳng khiến cho da sạm và nổi mụn. Củ đậu chứa nhiều nước có tác dụng cung cấp độ ẩm do da, giúp da thoáng và tránh các tình trạng khô da, thiếu nước. Dùng củ đậu như một mặt nạ tự nhiên giúp mẹ bầu có một làn da mịn màng đủ ẩm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo USDA, 100g củ đậu chứa 20,2mg vitamin C, đây là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây hại và vi khuẩn, tránh các bệnh viêm nhiễm
Giảm tình trạng thiếu máu
Việc cung cấp củ đậu trong thai kỳ còn giúp cho bà bầu bổ sung sắt vào cơ thể. Khi thai nhi phát triển, mẹ bầu càng chú ý hơn trong việc cung cấp dưỡng chất hằng ngày, do vậy ăn củ đậu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu.
Cách ăn an toàn mà bà bầu nên biết
Bà bầu hoàn toàn ăn được củ đậu bởi những dưỡng chất mà nó mang lại. Tuy nhiên, để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý cách ăn an toàn để tránh những nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi:
- Chọn củ đậu: Khi chọn mua củ đậu, cần chọn củ có vỏ màu vàng nhạt, không bị dập nát hay xuất hiện đốm thâm hay đã mọc mầm chứa độc tố nguy hiểm gây hại cho sức khỏe
- Liều lượng ăn: Củ đậu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tích tụ chất xơ, khó tiêu, khiến cơ thể không hấp thụ thêm những thực phẩm khác, làm cho bà bầu thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Thời điểm ăn: Bà bầu nên ăn củ đậu vào bữa sáng hoặc trưa, tránh bữa tối và ăn trước bữa ăn làm việc hấp thu những dưỡng chất khác kém đi hoặc tình trạng đầy hơi gây khó ngủ
- Không ăn lá hay hạt của củ đậu vì đó là nguyên nhân gây ra các hiện tượng ngộ độc, đau bụng rất nguy hiểm đối với bà bầu
- Hạn chế ăn sống củ đậu vì khi ăn sống sẽ gây ra cảm giác khó tiêu, bà bầu trong thai kỳ nên nấu chín và kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tăng cảm giác thèm ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đọc ngay: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? Nên ăn đu đủ xanh hay chín?
Những câu hỏi liên quan
Củ đậu mọc mầm có ăn được không?
Củ đậu mọc mầm không thể ăn được. Khác với một số loại củ khác, khi mọc mầm củ đậu chứa chất độc có tên gọi là solanine, đây là một độc tố nguy hiểm đến tính mạng hoặc nhẹ hơn là các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
Đọc thêm Cà rốt mọc mầm có ăn được không? Lợi ích cà rốt với sức khỏe? TẠI ĐÂY
Ngoài củ đậu, những loại rau củ nào tốt cho bà bầu?
Trong thai kỳ, bà bầu thường hay gặp phải các bệnh liên quan đến đường ruột như khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Do đó, ngoài củ đậu, các loại rau tốt cho bà bầu có thể kể đến như súp lơ, cà chua, bí đỏ, cà rốt,.. Việc bổ sung nhiều rau củ trong chế độ ăn giúp bà bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
Vỏ củ đậu có tác dụng gì không?
Trong chế biến món ăn, chúng ta thường có thói quen bỏ vỏ củ đậu. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng vỏ củ đậu làm thức ăn chăn nuôi, bởi giống như củ đậu, vỏ củ đậu chứa nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn củ đậu được không. Mong rằng những chia sẻ trên từ Nông sản Dũng Hà sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích và tránh được những nguy hiểm không đáng có trong thai kỳ. Chúc các bà bầu sẽ có một thài kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Đừng quên ghé thăm cửa hàng của chúng tôi để mua rau củ chất lượng. Liên hệ ngay:
Hotline: 1900986865
Website: https://nongsandungha.com/
Cơ sở chính:
- 11 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- A10, ngõ 100, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Số 02/B Khu phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, quận 12, Hồ Chí Minh.
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.