Khi mang thai, mọi thứ bạn ăn vào đều cần phải được quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi. Đối với dâu tây cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều mẹ thắc mắc bầu ăn dâu tây có tốt không? Trong bài viết này, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn dâu tây được không, những lợi ích, rủi do và cách chọn mua dâu tây tươi ngon nhé.
Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
Dâu tây là một loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C và axit folic dồi dào. Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng học Quốc gia cho biết, trong 100gr dâu tây cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 32 calo
- 91% nước
- 7.7% carbohydrate
- 0.3% chất béo
- 0.7% protein
- 4.9gr đường tự nhiên
- 4g chất xơ
- 30mcg axit folic
- 32g phốt pho
- 95mg vitamin C
- 0.29mg vitamin E
- 12IU vitamin A
- 0.05mg vitamin B6
- 45mg kali
- 25mg canxi
- 0.41mg sắt
- 1mg natri
- 13mg magie
Bởi vậy, dâu tây chính là một nguồn cung cấp đầy đủ các loại vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế mà điều này khiến cho rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc rằng bà bầu ăn dâu tây được không?
Bà bầu ăn dâu tây được không?
Câu hỏi “Bà bầu ăn dâu tây được không?” là một câu hỏi thường gặp phổ biến ở những chị em chuẩn bị “tập đầu làm mẹ” quan tâm.
Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội dinh Y tế UC Davis tại California cho biết, dâu tây không hề tác động xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu mang thai hoàn toàn có thể thoải mái bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống của mình để đa dạng nguồn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chính là một nguồn cung axit folic dồi dào, giúp bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh và hạn chế nguy cơ động thai, sinh non,…
Bà bầu ăn dâu tây có tác dụng gì?
Ngừa dị tật thai nhi
Dâu tây chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là hàm lượng Axit Folic (hay vitamin B9). Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và à Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai bổ sung đủ axit folic có thể giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi lên đến 70% mà không cần sử dụng thực phẩm bổ sung.
Bảo vệ tim mạch
Không chỉ là trái cây thơm ngon, dâu tây còn là một “người bạn” bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng chất xơ, vitamin C dồi dào và đặc biệt là các chất chống oxy hóa mạnh.
Một nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, phụ nữ ăn dâu tây ít nhất 3 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những người không ăn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm dâu tây, có thể giảm nguy cơ cao huyết áp – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim.
Làm chậm lão hóa
Dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C và các hợp chất polyphenol khác. Một nghiên cứu của Viện Da liễu Đại học Yale, vitamin C giúp giảm sự hình thành nếp nhăn và giữ cho làn da mịn màng. Một khẩu phần dâu tây khoảng 150 gram đã cung cấp đủ lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày, giúp bảo vệ da từ bên trong.
Tăng cường thị lực
Vitamin C trong dâu tây có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở mẹ bầu, hai vấn đề thị lực thường gặp khi mang thai do thay đổi nội tiết tố. Nghiên cứu từ viện y học Quốc gia Hoa Kỳ, mẹ bầu chỉ cần bổ sung dâu tây thường xuyên trong khẩu phần ăn để bảo vệ đôi mắt mạnh khỏe.
Ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) dâu tây có chứa một hàm lượng cao chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanins, axit ellagic và vitamin C. Những chất này có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào – một nguyên nhân chủ yếu gây ra các tổn thương DNA và sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, gan,…
Bà bầu ăn dâu tây gặp những rủi do gì?
Mặc dù dâu tây rất giàu dinh dưỡng và nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên sản phẩm nào cũng tồn tại những ưu và nhược điểm nhất định, trong đó có dâu tây. Dưới đây là rủi do thường gặp khi bà bầu ăn dâu tây:
- Dị ứng: Dâu tây chứa hàm lượng protein rất lớn có khả năng kích thích đối với người có cơ địa dị ứng. Triệu chứng dị ứng dâu tây mẹ bầu thường gặp phổ biến là ngứa, phát ban, sưng môi hoặc họng.
- Ngộ độc do thuốc trừ sâu: Theo báo cáo nghiên cứu từ nhóm Công tác Môi Trường, dâu tây thuộc nhóm các loại quả có hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc làm chín hàm lượng cao nhất. Do đó, khi ăn mà không rửa sạch, mẹ bầu có nguy cơ tiêu thụ lượng thuốc trừ sâu rất lớn.
- Tiểu đường thai kỳ: Dâu tây có hàm lượng đường huyết thấp, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều vẫn có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là ở những mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao.
- Nhiễm khuẩn: Quá trình vận chuyển và bảo quản dâu tây rất dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E. coli và Salmonella. Vi khuẩn này tồn tại trên bề mặt dâu tây có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nếu mẹ bầu không rửa sạch dâu tây trước khi ăn.
Mẹ bầu ăn dâu tây cần lưu ý điều gì?
Mặc dù mẹ bầu được khuyến khích ăn dâu tây khi mang thai, nhưng khi ăn dâu tây mẹ bầu cần hết sức lưu ý những điều sau đây:
- Rửa sạch kỹ: Dâu tây là loại quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Do đó, mẹ bầu cần rửa thật sạch, ngâm muối loãng hoặc dung dịch chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Để tối ưu dinh dưỡng và giúp hấp thu tốt hơn, mẹ bầu có thể kết hợp dâu tây với sữa chua hoặc các loại hạt để bổ sung thêm protein và canxi.
- Dị ứng dâu tây: Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với loại quả này, nên tránh hoặc ăn thử một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng.
- Nguồn gốc rõ ràng: Lựa chọn dâu tây từ các nguồn uy tín, tránh ăn các loại dâu có dấu hiệu hư hỏng, thối giữa, dập úng,…
Mẹo chọn mua dâu tây tươi ngon
Để có thể thuận tiện hấp thụ toàn bộ giá trị dinh dưỡng có trong dâu tây, mẹ bầu hãy chú trọng ngay từ khâu chọn mua. Dưới đây, Nông sản Dũng Hà sẽ mách bạn cách chọn mua dâu tây luôn tươi ngon nhé:
- Hãy ưu tiên chọn những quả có màu đỏ tươi sáng, đây là dấu hiệu của dâu chín tự nhiên và mang lại hương vị ngọt nhất khi ăn.
- Chọn những quả dâu căng tròn, chắc tay, tránh chọn những quả mềm nhũn, thối hoặc dập nát.
- Cuống lá dâu phải xanh tươi, chắc chắn còn bám dính vào quả. Nếu cuống héo úa, dâu có thể được hái từ lâu và không còn tươi mới.
- Dâu tây ngon thường có mùi thơm rất đặc trưng, ngọt ngào. Đưa sát dâu lên mũi ngửi không thấy có mùi thơm hoặc có mùi lạ thì đó là dâu không còn được tươi ngon nữa.
- Mua dâu ngon tại các địa chỉ bán uy tín rõ ràng về xuất xứ, điều này sẽ giúp bạn an tâm về chất lượng, đảm bảo sức khỏe lẫn nguồn dinh dưỡng khi sử dụng.
Câu hỏi liên quan
Nên ăn bao nhiêu dâu tây mỗi ngày?
Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ cho biết, mẹ bầu chỉ lên ăn khoảng 100-200gr dâu tây/ngày tương đương 8-10 trái dâu tây. Thời điểm ăn tốt nhất từ 7-9 giờ sáng lúc ruột non hấp thụ nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Có thể ăn dâu trước giờ đi ngủ để làm xoa dịu hệ thần kinh. Không nên ăn dâu tây ngay trước hoặc sau khi ăn vì hàm lượng chất xơ lớn ảnh hưởng quá trình hấp thu dinh dưỡng.
Xem thêm: Vì sao nên ăn dâu tây thường xuyên, dâu tây Đà Lạt có tác dụng gì?
Dâu tây làm món gì ngon?
Sinh tố dâu tây
Nguyên liệu: Dâu tây tươi, chuối chín, sữa chua không đường
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay đến khi nhuyễn mịn
Sữa chua dâu tây
Nguyên liệu: Dâu tây tươi, sữa chua không đường
Cách làm: Cắt dâu tây thành miếng nhỏ, trộn đều với sữa chua, thêm đá viên.
Tạm kết
Như vậy, bà bầu ăn được dâu tây được không đã được Nông sản Dũng Hà giải đáp rất chi tiết trong bài viết dưới đây. Bên cạnh những lợi ích tốt thì dâu tây vẫn tồn tại những rủi do xấu đối với sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi, do đó mẹ bầu hãy sử dụng dâu tây một cách khôn khéo nhất. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ luôn mạnh khỏe.
Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không? Những lưu ý khi ăn cà rốt