Những lưu ý cần thiết để ăn cà tím thế nào cho tốt

Cà tím rất có lợi nhưng nếu ăn cà tím sai cách dễ gây ngộ độc. Để tận dụng được những giá trị dinh dưỡng, bạn nên biết những điều lưu ý sau để ăn cà tím thế nào cho tốt.

Giá trị dinh dưỡng từ cà tím

Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Theo các nhà dinh dưỡng, trong thành phần của cà có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Các khoáng chất: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
Cà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh ung thư đại tràng. Nó chứa một lượng lớn chất xơ hấp thụ độc tố và hóa chất.
Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong quả cà có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ…

ca tim co gia tri dinh duong cao nhung cung de doc neu an sai cachCà tím có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng dễ độc nếu ăn sai cách

Tuy nhiên với những đặc tính trên, bạn cần lưu ý khi ăn. Để loại bỏ chất độc hại cũng như tận dụng hết được công dụng của chúng:

Không ăn quá nhiều

Vậy ăn cà tím thế nào cho tốt? Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê.
Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, bạn cần có cách ăn cà tím đúng cách. Chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

Không đun ở nhiệt độ quá cao

Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà cà. Do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ. Vừa không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái. Như vậy sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.

Nên ăn cả vỏ

Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau. Như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím. Bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm: Tổng hợp các món ngon được chế biến từ cà tím

Ăn cà tím không nóng

Nhiều người băn khoăn ăn cà dễ bị nóng nhưng TS Lê Thanh Nhạn: theo y học cổ truyền, cà có vị ngọt tính hàn, hơi độc. Tác dụng mát gan, lợi mật, nhuận tràng… ăn rất tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón…

Những người không nên ăn cà tím

Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím. Bởi nó có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên. Đặc biệt là cà chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà màu tím. Bởi nó chứa lượng oxalate cao – loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
Khi chế biến cà nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn. Những người có thể chất hư hàn tránh ăn nhiều, nhất là người đang hay đi ngoài lỏng.

Xem thêm: Cà tím – loại quả vừa như thần dược, vừa rẻ ở Việt Nam

Lưu ý và chọn mua cả tìm chất lượng nhất

Hiện nay thị trường cà tím ngày càng mở rộng với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Bạn nên chọn những quả cà còn tươi cuống và vỏ không bị thâm đen để đảm bảo độ tươi ngon. Nếu mua online, bạn nên chọn các cửa hàng uy tín và chất lượng để đảm bảo độ dinh dưỡng. Tại Nông Sản Dũng Hà chuyên cung cấp cho bạn các món thực phẩm sạch đúng chất lượng nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty Nông Sản Dũng Hà

Hotline: 1900986865

Cơ sở chính : 683 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội

Chi Nhánh: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chi Nhánh: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (gần 252 Trung Mỹ Tây 13).

Chi Nhánh: 79 Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. 

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...

8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào,...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button