Khoai tây từ lâu đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Trong khoai tây chứa nhiều tinh bột, chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng khoai tây mọc mầm có độc không vẫn là câu hỏi mà nhiều người cần lời giải đáp. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Khoai tây mọc mầm có độc không?
Khác hoàn toàn với khoai lang, trong mầm khoai tây hàm lượng độc tố cao hơn nhiều và gây nguy hiểm cho cơ thể con người nếu như ăn phải. Do đó câu trả lời ở đây là khoai tây mọc mầm có độc và bạn không nên ăn chúng.
Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột sẽ chuyển hóa thành một chất độc tên là solanine. Theo bộ Y Tế khuyến cáo con người không nên tiêu thụ khoai tây mọc mầm, với hàm lượng solanine có trong mầm khoai tây là từ 500-1000mg trên 100g khoai tây, do đó, nếu ăn phải dù là lượng nhỏ cũng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Một số dấu hiệu nhận biết khoai tây mọc mầm như sau:
- Vỏ khoai chuyển màu xanh, mầm mọc màu trắng xanh thành chùm
- Khoai có vị đắng, phần thịt khoai mềm hơn bình thường và mùi hôi.
Nếu như ăn phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, nôn mửa, buồn nôn bởi hàm lượng solanine gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí làm cho con người mất đi ý thức, tim đập nhanh hơn. Trong nhiều trường hợp, khoai tây mọc mầm có thể gây tử vong nếu nếu nồng độ solanine quá cao. Do vậy, một lời khuyên cho bạn là cần kiểm tra khoai tây thường xuyên, nếu có dấu hiệu mọc mầm cần bỏ ngay.
Đừng bỏ lỡ:Cà rốt mọc mầm có ăn được không?
Lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe
Khoai tây là loại rau củ có hình bầu dục, vỏ ngoài màu vàng nâu thịt bên trong màu trắng vàng và vị thơm ngọt. Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và chứa giá trị dinh dưỡng cao, đơn cử như:
Cung cấp năng lượng
Khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, cũng giống như những thực phẩm giàu tinh bột khác, khoai tây có công dụng cung cấp năng lượng giúp hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, lượng tinh bột cũng giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, đủ năng lượng cho ngày dài.
Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh
Khoai tây giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, dễ dàng hấp thụ thức ăn cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ còn giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và đầy bụng.
Cải thiện thị lực
Mặc dù chỉ chứa một lượng vitamin A khá thấp so với các thực phẩm khác như cà rốt, cà chua,.. nhưng việc ăn khoai tây cũng có tác dụng đến thị lực và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, phòng tránh các bệnh về mắt như quáng gà, khô mắt, rối loạn thị lực.
Điều hòa huyết áp
Khoai tây chứa hàm lượng kali khá cao – một khoáng chất có lợi trong việc giảm áp lực lên thành mạch, từ đó hỗ trợ điều hòa huyết áp và giảm các bệnh về tim mạch. Việc bổ sung khoai tây trong chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài những khoáng chất và vitamin kể trên, khoai tây còn chứa các chất chống oxy hóa thúc đẩy miễn dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn hình thành và giảm tốc độ lão hóa ở người.
Tốt cho xương
Nguồn vitamin D tự nhiên từ khoai tây đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương phát triển khỏe mạnh. Vitamin C hỗ trợ hấp thụ canxi hiệu quả hơn trong khi đó kali có tác dụng hỗ trợ phát triển mật độ xương, giúp xương chắc khỏe dẻo dai.
Làm đẹp da
Bên cạnh hỗ trợ cho hệ xương, nguồn vitamin C là nguồn dưỡng chất giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa da và bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi ô nhiễm.
Hỗ trợ giảm cân
Trong khoai tây có chứa hàm lượng calo thấp, các chất xơ dễ lên men và hòa tan giúp tăng cường hoạt động hormone và thúc đẩy giảm cân tự nhiên. Khoai tây không chỉ giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe trong quá trình điều chỉnh cân nặng.
Cách xử lý khoai tây mọc mầm
Hiện tượng mọc mầm khá phổ biến ở các loại củ, trong đó có khoai tây bởi việc bảo quản không đúng cách. Trong trường hợp khoai tây mọc mầm, bạn cần biết một số cách xử lý như sau:
- Cắt bỏ mầm: mầm khoai tây chính là phần chứa đa số nồng độ độc tố solanine, do đó bạn nên cắt bỏ mầm và những phần vỏ và thịt khoai đã chuyển màu xanh lục.
- Gọt vỏ: Khoai tây khi mọc mầm thường rất dễ lây lan không chỉ ở vỏ mà còn phần thịt. Trong trường hợp này, một lưu ý là bạn nên gọt sạch vỏ và những phần hư hỏng.
- Ngửi mùi khoai: Nếu khoai tây sau khi xử lý có mùi lạ và khác thường thì cần loại bỏ ngay để tránh nguy hiểm.
- Tận dụng khoai mầm để trồng: Khoai tây mọc mầm không còn ăn được bạn có thể tận dụng để trồng. Chuẩn bị đất và chậu cây nhỏ, đặt khoai tây đã mọc mầm và lấp kín đất lại, tưới nước và để chỗ có ánh nắng thoáng mát cho mầm phát triển thành cây.
- Tận dụng khoai mầm để làm thức ăn cho động vật, phân bón hữu cơ.
Như vậy, có thể thấy rằng khoai tây khi mọc mầm có thể áp dụng một số cách xử lý như trên tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, bạn không nên ăn khoai tây đã mọc mầm mà thay vào đó hãy tận dụng nó cho việc trồng mới hay có nhiều công dụng khác như làm phân bón hữu cơ, thức ăn cho động vật.
Lưu ý gì khi ăn khoai tây
Khoai tây là một loại rau củ có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại dễ mọc mầm và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn khoai tây: Chọn khoai tây tròn đều, vỏ trơn mịn không bị dập nát hay sâu bệnh. Tránh chọn những củ khoai có màu xanh lục bởi đó là dấu hiệu khoai đã mọc mầm. Ngoài ra, cần chọn cơ sở bán uy tín và chất lượng có kiểm định rõ ràng để an tâm hơn.
- Cách bảo quản: Khoai tây rất dễ mọc mầm do đó cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Cách chế biến: Khoai tây nên được nấu chín kỹ, không ăn sống khoai tây và chú ý rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất trước khi nấu.
- Liều lượng ăn: Nên ăn khoai tây ở lượng vừa phải để tránh tích tụ dưỡng chất gây vấn đề về tiêu hóa. Không ăn khoai tây mọc mầm, khoai tây sống và khoai tây không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Những câu hỏi liên quan
Triệu chứng khi bị ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm là gì?
Ngộ độc khoai tây mọc mầm do chất solanin gây ra có thể khiến người ăn gặp triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, và tiêu chảy. Ngoài ra, người bị ngộ độc còn có thể thấy chóng mặt, nhức đầu, và trong trường hợp nặng, khó thở hoặc suy nhược. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn. Nếu gặp các dấu hiệu nghiêm trọng, nên đi khám ngay để tránh biến chứng.
Khoai tây bị mọc mầm và xanh có khác nhau không về mức độ độc?
Khoai tây mọc mầm và khoai tây có phần vỏ xanh đều chứa solanin, nhưng mức độ độc có thể khác nhau. Khoai tây mọc mầm thường có nồng độ solanin cao hơn vì mầm là nơi tập trung chất độc. Phần vỏ xanh của khoai tây cũng có chứa solanin nhưng ở mức thấp hơn, tuy nhiên vẫn không nên ăn. Để an toàn, hãy loại bỏ mầm và các phần xanh hoặc tránh ăn nếu khoai tây có dấu hiệu bất thường.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho thắc mắc khoai tây mọc mầm có độc không. Nông sản Dũng Hà hi vọng rằng các bà nội trợ sẽ biết thêm về công dụng của khoai tây cũng như nhận biết được khoai tây mọc mầm để tránh những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn có thể mua khoai tây chất lượng trực tiếp tại đây: https://nongsandungha.com/danh-muc/rau-cu-sach