Cà rốt mọc mầm có ăn được không? Lợi ích cà rốt với sức khỏe?

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong

Có rất nhiều loại rau củ quả khi mọc mầm được Bộ Y Tế khuyến cáo không nên sử dụng vì chúng có thể gây độc hại tới sức khỏe của con người. Vậy, cà rốt có nằm trong danh sách này không? Mặc dù cà rốt chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi, nhưng cà rốt mọc mầm có ăn được không? Hãy cùng dõi theo chuyên mục sức khỏe của Nông sản Dũng Hà tìm hiểu chi tiết xem cà rốt mọc mầm có ăn được không nhé.

Lợi ích cà rốt đối với sức khỏe?

Cà rốt một loại rau củ phổ biến được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cà rốt thường có màu đỏ, vàng, trắng hoặc tía. Phần ăn được của cà rốt chính là phần củ. Phần củ này thực chất là phần rễ của nó, chúng mọc sâu dưới lòng đất, chứa rất nhiều vitamin A có lợi cho mắt.

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-loi-ich-cua-ca-rot
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Lợi ích của cà rốt

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr cà rốt cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 41 calo
  • 0.2gr lipid
  • 0gr chất béo bão hòa
  • 0gr chất béo chuyển hóa
  • 0mg cholesterol
  • 69mg natri
  • 320mg kali
  • 10gr carbohydrate
  • 2.8gr chất xơ
  • 4.7gr đường trắng
  • 0.9gr protein
  • 5.9mg vitamin C
  • 0.3mg sắt
  • 0.1mg vitamin B6
  • 12mg magie
  • 33mg canxi

Đó chính là toàn bộ giá trị dinh dưỡng trong 100gr cà rốt. Đây đều là những chất dinh dưỡng quan trọng, thiết yếu với sức khỏe con người. Việc bổ sung cà rốt vào thực đơn ăn uống của bạn là điều nên làm. Vậy, lợi ích sức khỏe cà rốt có thể kể như:

Tăng cường thị lực mắt

Lợi ích sức khỏe đầu tiên khi bạn ăn cà rốt đó chính là rất tốt cho đôi mắt của bạn. Trong cà rốt chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt, giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, đau mỏi mắt,…

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-tang-cuong-thi-luc
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Tăng cường thị lực mắt

Ngăn chặn sự hình thành và lây lan của tế bào ung thư

Trong cà rốt chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: Beta-carotene, Falcarinol, lutein, zeaxanthin, vitamin C, vitamin E,…

  • Beta-carotene: là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Khi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
  • Falcarinol: Falcarinol là một hợp chất được tìm thấy trong cà rốt, có tác dụng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư

Việc ăn cà rốt sẽ giúp cơ thể bạn phòng bệnh: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt,…

Cải thiện sắc đẹp của da

Cà rốt được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng trong các công thức làm đẹp da. Beta-Carotene trong cà rốt giống như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp ngăn ngừa nám, sạm, tàn nhang. Trong cà rốt chứa nhiều nước và chất xơ, giúp giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại, căng tràn và mịn màng. Vitamin C trong cà rốt giống như một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp da luôn tươi trẻ, săn chắc, không mụn nhọt,…

Để có làn da đẹp, chị em có thể ăn trực tiếp cà rốt, ép nước uống, làm mặt nạ,…

Điều trị bệnh tiểu đường

Chất xơ có trong cà rốt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, giúp giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Vitamin A giúp sản xuất Insulin, một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vitamin C trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây hại, trong đó có bệnh tiểu đường.

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-dieu-tri-benh-tieu-duong
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Điều trị bệnh tiểu đường

Duy trì ổn định huyết áp

Cà rốt chứa rất nhiều Kali, một loại khoáng chất giúp thư giãn mạch máu, hỗ trợ giảm huyết áp. Chất xơ trong cà rốt cũng giúp giảm cholesterol xấu trong máu, giúp giảm huyết áp, duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định.

Nên ăn khoảng 2 – 3 củ cà rốt/ngày.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất xơ trong cà rốt có nhiệm vụ giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi cơ thể. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kali trong cà rốt giúp thư giãn các mao mạch máu, duy trì chỉ số huyết áp ổn định. Chất xơ, vitamin C, vitamin A có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,…

Giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai

Trong cà rốt chứa rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường quá trình sản xuất Collagen cho xương khớp. Collagen là một loại protein giúp tăng cường độ chắc khỏe cho xương khớp. Các chất chống oxy hóa trong cà rốt cũng tham gia vào việc bảo vệ xương khớp khỏi tổn thương từ bên ngoài.

Muốn xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, ngừa loãng xương, bạn nên ăn 2 – 3 củ cà rốt/ngày. 

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-giup-xuong-chac-khoe
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Giúp xương khớp chắc khỏe

Hỗ trợ giảm cân nhanh, an toàn, hiệu quả

Chất xơ trong cà rốt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, giúp tạo cảm giác no lâu, giúp bạn ăn ít hơn và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Vitamin C trong cà rốt là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó, giúp đốt cháy calo hiệu quả. Beta-Carotene, một chất tiền vitamin A, có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa mỡ. Từ đó, giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Sử dụng cà rốt giảm cân là một điều an toàn, hiệu quả mà chị em nên áp dụng. 

Cà rốt với rất nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng thiết yếu. Vậy cậu hỏi đặt ra là cà rốt mọc mầm có ăn được không? Đây mới là chủ đề chính của bài, bạn cùng tôi tìm hiểu nhé.

Cà rốt mọc mầm có ăn được không?

Cà rốt với rất nhiều lợi ích tốt với sức khỏe. Để tận dụng những tối đa lợi ích từ cà rốt, việc chế biến đúng cách là điều cực kì quan trọng. Nếu mua mà để cà rốt quá lâu sẽ khiến cà rốt nhanh hỏng và mọc mầm trắng. Vậy, khi cà rốt mọc mầm có ăn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

  • CÀ RỐT MỌC MẦM CÓ ĂN ĐƯỢC.
ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-giai-dap
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Giải đáp

Cà rốt mọc mầm không hề chứa độc tố nguy hiểm mà chúng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng từ trái cà rốt tươi. Tuy nhiên, để an toàn với sức khỏe, hãy gọt bỏ hoàn toàn mầm cà rốt khi chế biến.

Mầm cà rốt có chứa một lượng nhỏ chất Solanine, chất này rất độc có trong khoai tây mọc mầm. Tuy nhiên, solanine trong cà rốt rất thấp và chúng không hề gây hại cho sức khỏe khi ăn với lượng vừa đủ.

Đừng bỏ lỡ: 99 CÂU HỎI VÌ SAO: LÁ CÀ RỐT CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Tại sao không nên ăn cà rốt mọc mầm?

Như chúng ta vừa tìm hiểu, cà rốt mọc mầm có thể ăn được. Nhưng khi những củ cà rốt đã mọc mầm, chúng ta không nên ăn chúng vì một số nguyên nhân sau:

  • Chất solanine: Mặc dù, chất solanine tìm thấy trong cà rốt không quá lớn và không gây xấu tới sức khỏe, nhưng chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người ăn như: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất cảm giác, tê liệt, sốt, vàng da, giảm thân nhiệt, giảm đồng tử,…
  • Vi khuẩn gây hại: Mầm cà rốt có thể chứa một số vi khuẩn gây hại như: E. coli, Salmonella, và Listeria. Những vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, buồn nôn.

Cách xử lý cà rốt mọc mầm?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Dr. Anna Smith, mặc dù cà rốt mọc mầm có thể ăn được, nhưng điều quan trọng là cần phải chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn. Bà Smith khuyến cáo rằng:

  • Cắt bỏ toàn bộ phần mầm cà rốt. Phần mầm cà rốt thường có màu trắng, xanh, dài và nhọn. Bạn nên cắt bỏ phần mầm cà rốt một cách cẩn thận, sao cho không để mầm cà rốt tiếp xúc với phần thịt cà rốt
  • Rửa sạch cà rốt mọc mầm. Bạn có thể rửa cà rốt mọc mầm bằng nước sạch hoặc bằng nước muối pha loãng trước khi chế biến món ăn

ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-cach-xu-ly-ca-rot-moc-mam

Nếu bạn không muốn ăn cà rốt mọc mầm, bạn có thể cắt bỏ phần mầm cà rốt và đem chính phần mầm này trồng dưới đất để cây tiếp tục phát triển thành cây cà rốt mới. Cách này siêu hay, vừa tiết kiệm khá nhiều chi phí lại tạo ra sự vui vẻ, thích thú cho người trồng.

Đừng bỏ lỡ: MÓN ĂN BỔ DƯỠNG TỪ CÀ RỐT

Lưu ý khi sử dụng cà rốt mọc mầm

  • Kiểm tra chất lượng: Khi chọn cà rốt mọc mầm, hãy chú ý đến màu sắc tươi sáng và bề mặt chắc khỏe, tránh những củ có dấu hiệu hư hỏng. Việc lựa chọn cà rốt chất lượng sẽ đảm bảo bạn nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
  • Chế biến đúng cách: Rửa sạch cà rốt dưới nước và loại bỏ mầm trước khi chế biến để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc chế biến đúng cách giúp bảo toàn chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
  • Lưu trữ đúng cách: Bảo quản cà rốt trong ngăn mát tủ lạnh để giữ cho chúng tươi lâu hơn. Nên tiêu thụ trong vòng 1-2 tuần sau khi mua để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế sử dụng khi cần thiết: Tiêu thụ khoảng 2-3 củ cà rốt mỗi ngày để tránh tình trạng đầy bụng do chất xơ cao. Nếu có vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Chú ý đến phản ứng của cơ thể sau khi tiêu thụ cà rốt mọc mầm. Nếu gặp triệu chứng khó chịu, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến chuyên gia để bảo vệ sức khỏe.
ca-rot-moc-mam-co-an-duoc-khong-luu-y-khi-su-dung-ca-rot-moc-mam
Cà rốt mọc mầm có ăn được không – Lưu ý khi sử dụng cà rốt mọc mầm

Tạm kết

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi cà rốt mọc mầm có ăn được không chi tiết, đầy đủ và tỉ mỉ nhất. Nông sản Dũng Hà cũng hy vọng rằng qua bài viết trên đây thì chị em nội trợ sẽ có cách xử lý cũng như chế biến cà rốt một cách tốt nhất khi đã mọc mầm. Mặc dù cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng không lên quá lạm dụng quá nhiều cà rốt. Đồng thời, nên xem xét kỹ càng chất lượng sản phẩm trước khi bắt tay vào chế biến để tránh những tác hại nguy hiểm tới sức khỏe nhé.

Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ ở kỳ sau nha!

Đừng quên ghé tiệm rau củ quả nhà Nông sản Dũng Hà để mua cà rốt chất lượng, uy tín và giá tốt nhất nha.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...

8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào,...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button