Trong mỗi lần chế biến súp lơ, bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi: Lá súp lơ có ăn được không? Nhiều người thường bỏ đi phần lá vì nghĩ rằng chúng chứa độc tố, không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như những gì bạn nghĩ. Hãy cùng Nông sản Dũng Hà khám phá kỹ hơn về loại rau tưởng chừng “bỏ đi” này nhé.
Lá súp lơ có ăn được không?
Câu trả lời là: CÓ. Lá súp lơ hoàn toàn ăn được, thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách chế biến đúng cách.
Theo ThS.BS Đỗ Thị Ngọc Diệp (Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) cho biết, không chỉ phần bông súp lơ mà cả lá và thân cũng rất tốt cho sức khỏe. Lá súp lơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, hoàn toàn có thể dùng làm thực phẩm hằng ngày.
Ngoài ra, vị bác sĩ này cũng khuyến khích sử dụng toàn phần cây họ cải, bao gồm cả lá súp lơ, để tối ưu hóa dưỡng chất trong khẩu phần ăn.

Giá trị dinh dưỡng của lá súp lơ
Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng học Quốc gia cho biết, trong 100g lá súp lơ xanh cung cấp:
- 35kcal
- 3.8g chất xơ
- 623IU vitamin A
- 48mg vitamin C
- 210µg vitamin K
- 98µg vitamin B9 (folate)
- 75mg canxi
- 320mg kali
Xem thêm: 100g súp lơ xanh bao nhiêu protein? Ăn súp lơ có giảm cân được không?
Lợi ích sức khỏe khi ăn lá súp lơ
Không chỉ là phần rau xanh thường bị bỏ phí, lá súp lơ thực chất chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe, được cả Tây y và Đông y công nhận. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe khi ăn lá súp lơ:
Hỗ trợ giảm cân
Lá súp lơ chứa hàm lượng chất xơ cao cùng với lượng calo thấp (~35kcal/100) giúp tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa.

Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá súp lơ là nguồn chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên, giúp cải thiện nhu động ruột, phòng ngừa táo bón và hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, chất xơ trong rau lá xanh như lá súp lơ không chỉ giúp nhuận tràng mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển, từ đó tăng khả năng hấp thu, bảo vệ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu từ Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM, việc tiêu thụ lá súp lơ và các loại rau họ cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp rất hiệu quả. Nguyên nhân là do trong lá súp lơ chứa vitamin A, C, folate và flavonoid – đây là những chất giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ tế bào khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Làm chậm quá trình lão hóa
Vitamin A, K và các hợp chất chống oxy hóa như quercetin, lutein trong lá súp lơ có khả năng trung hòa các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Đây chính là lý do nhiều bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng – lão khoa, trong đó có BS Trần Thị Minh Tâm khuyến khích tăng cường rau lá xanh để làm chậm dấu hiệu lão hóa da ở phụ sau tuổi 30.
Tăng cường thị lực
Nhờ giàu Beta-carotene, lá súp lơ giúp tăng cường khả năng điều tiết ánh sáng, ngăn ngừa khô mắt và mỏi mắt. Các bác sĩ Viện Dinh dưỡng cũng nhấn mạnh, bổ sung rau xanh chứa vitamin A từ thực vật là cách an toàn, bền vững để bảo vệ thị lực thay vì lệ thuộc hoàn toàn vào viên uống bổ sung.

Giảm đau nhức xương khớp
Lượng vitamin K cao (210µg/100g) trong lá súp lơ đóng vai trò quan trọng trong duy trì mật độ xương và điều hòa canxi. Từ đó, làm giảm nguy cơ loãng xương và hỗ trợ tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
Lá súp lơ làm món gì ngon?
Lá súp lơ luộc
Nguyên liệu:
- 200g lá súp lơ tươi
- 1 thìa cà phê muối
- 1 lít nước lọc
Cách làm:
- Rửa sạch từng lá súp lơ dưới vòi nước sạch, cắt khúc vừa ăn
- Ngâm với nước muối loãng 2-3 phút, xả lại với nước sạch
- Cho nước vào nồi, đun sôi rồi bỏ muối
- Thả lá rau súp lơ vào, luộc 5 phút đến khi rau vừa chín tới
- Tắt bếp, vớt rau ra để nguội, nước luộc dùng làm canh
Lá súp lơ xào tỏi
Nguyên liệu:
- 200g lá súp lơ
- 3-4 tép tỏi băm
- 1 thìa dầu ăn
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm
Cách làm:
- Rửa sạch từng lá súp lơ dưới vòi nước sạch, cắt khúc vừa ăn
- Ngâm với nước muối loãng 2-3 phút, xả lại với nước sạch
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho tỏi vào phi vàng thơm
- Cho lá súp lơ vào xào nhanh tay trên lửa lớn
- Nêm gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm cho vừa ăn
- Xào trong 5 phút, lá súp lơ chín tới, tắt bếp. Dọn ra đĩa, dùng nóng
Lưu ý khi sử dụng lá súp lơ
Mặc dù lá súp lơ có thể ăn được, nhưng để đảm bảo an toàn và giữ trọn giá trị dinh dưỡng, bạn nên ghi nhớ một số điều sau:
- Rửa sạch từng lá dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối loãng 10 phút.
- Chọn lá xanh, không dập nát, không bị sâu hoặc vàng úa.
- Không nên ăn sống do còn tồn dư hàm lượng thuốc trừ sâu.
- Không đun nấu quá lâu vì có thể làm mất hàm lượng giá trị dinh dưỡng.
- Bảo quản đúng cách để rau luôn tươi và giữ được giá trị dinh dưỡng.
Đừng bỏ lỡ: Mẹo hay cho bạn trong việc phân biệt và chọn mua súp lơ xanh
Câu hỏi liên quan
Lá súp lơ ăn sống được không?
KHÔNG NÊN ăn sống lá súp lơ. Mặc dù lá súp lơ không hề chứa độc tố nguy hiểm, nhưng khi ăn sống cơ thể sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hay dư lượng thuốc trừ sâu. Thay vào đó, hãy ngâm với nước muối, chế biến chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn.
Bà bầu ăn lá súp lơ được không?
CÓ. Lá súp lơ chứa folate, canxi, vitamin A – rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa đủ và phải nấu chín kỹ.
Kết luận
Lá súp lơ có ăn được không? – Câu trả lời là CÓ, thậm chí đây còn là phần lá chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết cách chế biến hợp lý. Đừng vội vứt bỏ phần rau quý giá này, bạn sẽ rất bất ngờ với những công dụng tuyệt vời của nó đó.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua súp lơ tươi ngon, giá tốt, chất lượng, hãy đến ngay siêu thị Dũng Hà hoặc đặt mua trực tiếp trên Website https://nongsandungha.com/ hoặc gọi điện tới số Hotline 0866.918.366 nhé.