Trong vô vàn các loại rau xanh lành tính, rau mồng tơi chiếm một vị trí đặc biệt nhờ tính mát, dễ tiêu hóa, dễ chế biến và rất được ưa chuộng trong những ngày hè oi nóng. Nhưng với những người đang ăn kiêng hay quan tâm đến vóc dáng, câu hỏi “rau mồng tơi bao nhiêu calo” lại trở thành mối bận tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây, Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp bạn chi tiết thắc mắc nhé!
Rau mồng tơi bao nhiêu calo?
Theo phân tích từ Viện Dinh dưỡng học Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 100g rau mồng tơi tươi chỉ cung cấp 19 calo – một con số cực kỳ thấp, phù hợp với người đang kiểm soát cân nặng hoặc hoặc theo đuổi chế độ ăn lành mạnh.
Không chỉ “nhẹ cân”, rau mồng tơi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, Sắt và Magie – đây là những chất có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đẹp da và giúp thanh lọc cơ thể.

Rau mồng tơi luộc bao nhiêu calo?
Khi luộc chín, lượng calo trong rau mồng tơi hầu như không thay đổi đáng kể. Một đĩa rau mồng tơi luộc (khoảng 100g) chỉ cung cấp khoảng 20 – 25 calo. Bác sĩ Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, rau mồng tơi luộc là lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn giảm cân nhờ chứa rất ít năng lượng và giàu chất xơ hòa tan giúp tạo cảm giác no lâu hơn.

Canh mồng tơi thịt bằm bao nhiêu calo?
Kết hợp với thịt bằm sẽ giúp món canh đậm đà hơn, đồng thời tăng lượng đạm cho bữa ăn. Trung bình, một bát canh mồng tơi nấu với 50g thịt bằm nạc có thể chứa khoảng 80 – 120 calo. Nếu dùng thịt nhiều mỡ hoặc nếm đậm dầu, lượng calo có thể tăng lên 120 calo.

Canh mồng tơi nấu tôm bao nhiêu calo?
Tùy vào lượng tôm sử dụng, nhưng 1 bát canh rau mồng tơi nấu với 3-4 con tôm tươi (khoảng 50g) thường chỉ chứa khoảng 70 – 90 calo. Theo Bác sĩ Dinh dưỡng Nguyễn Đức Minh (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, canh mồng tơi nấu tôm không chỉ ít calo mà còn cung cấp lượng protein chất lượng cao và các khoáng chất như kẽm, magie, rất phù hợp cho người giảm cân hoặc ăn theo chế độ lành mạnh.

Giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi tuy dân dã nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị đáng kinh ngạc. Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng học Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 100g rau mồng tơi tươi cung cấp:
- 19 calo
- 2.1g chất xơ
- 3150IU vitamin A
- 102mg vitamin C
- 71mg magie
- 109mg canxi
- 140mcg folate
Ăn rau mồng tơi có giúp giảm cân không?
CÓ. Ăn rau mồng tơi hoàn toàn có thể hỗ trợ giảm cân an toàn, nhanh chóng. Với lượng calo thấp (chỉ 19 – 25 calo/100g), rau mồng tơi giúp tạo cảm giác no lâu nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế nạp thêm năng lượng vào có thể.
Theo ThS.BS Trường Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam) cho biết, rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ hòa tan, có khả năng làm chậm quá trình hấp thu chất béo, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường huyết và hỗ trợ quá trình giảm cân an toàn.

Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi giảm cân
Rau mồng tơi tuy ít calo, giàu chất xơ nhưng để giảm cân hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Không nên ăn quá nhiều cho một bữa ăn: Ăn quá nhiều cho một bữa ăn có thể gây đầy bụng, khó tiêu do rau mồng tơi chứa nhiều chất nhầy. Hãy ăn với lượng vừa đủ (150 – 200g/bữa) và cân bằng cùng protein, tinh bột.
- Tránh kết hợp với thực phẩm nhiều mỡ: Nếu ăn kiêng, bạn nên hạn chế nấu mồng tơi cùng mỡ động vật, thịt ba chỉ hay quá nhiều dầu. Thay vào đó, ưu tiên món canh mồng tơi nấu tôm, mồng tơi luộc hoặc xào với dầu oliu sẽ giúp lượng calo luôn ở mức ổn định.
- Không ăn rau mồng tơi sống: Dù mồng tơi có tính mát, nhưng tuyệt đối không nên ăn sống vì chất nhầy của loại rau này có thể gây kích ứng đường ruột, đặc biệt người có hệ tiêu hóa kém. Nên nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn và hấp thu tốt nhất các dưỡng chất.
- Cẩn thận với người bị sỏi thận: Rau mồng tơi rất giàu Oxalat, một chất có thể góp phần hình thành sỏi nếu dùng quá nhiều trong thời gian dài. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng và có tiền sử sỏi thận, nên luân phiên thay thế với các loại rau ít oxalat như rau muống, cải bó xôi,…
- Không dùng rau mồng tơi đã héo úa, dập nát: Rau mồng tơi bị héo úa không chỉ giảm dinh dưỡng mà còn dễ lên men, sinh độc tố nếu bảo quản không đúng cách. Khi mua, hãy chọn rau tươi, màu xanh sáng, tránh rau đã úa vàng hoặc nhũn nước.
Tham khảo thêm: Mồng tơi kỵ với gì? Tránh 4 thực phẩm sau kẻo “mất mạng”?
TOP món ăn ít calo từ rau mồng tơi
Rau mồng tơi luộc
Nguyên liệu:
- 200g rau mồng tơi
- 1/2 thìa cà phê muối
- 600ml nước
Cách làm:
- Nhặt sạch rau, rửa với nước muối loãng rồi để ráo
- Đun sôi nước, cho rau vào luộc 2-3 phút
- Vớt rau ra đĩa, để nguội và thưởng thức

Canh cua rau mồng tơi
Nguyên liệu:
- 150g rau mồng tơi
- 200g cua đồng xay nhuyễn (lọc lấy nước cốt)
- 1/2 thìa muối
- Hành tím
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm
Cách làm:
- Nhặt sạch rau, rửa với nước muối loãng rồi để ráo
- Phi thơm hành, cho nước cốt đã lọc vào, đun sôi lửa nhỏ nho riêu nổi lên thì hớt riêu để riêng
- Cho rau mồng tơi đã nhặt sạch vào nồi nước cua nấu 2-3 phút cho chín
- Nêm gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm cho vừa miệng
- Khi rau vừa chín, đổ phần gạch cua lên trên là tắt bếp
- Múc canh ra tô và dùng ngay khi canh còn nóng

Canh rau mồng tơi nấu thịt băm
Nguyên liệu:
- 150g rau mồng tơi
- 100g thịt nạc xay
- 1/2 thìa muối
- Hành khô
- 600ml nước
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm
Cách làm:
- Nhặt sạch rau, rửa với nước muối loãng rồi để ráo
- Phi thơm hành tím, cho thịt băm vào đảo săn
- Thêm 600ml nước và đun sôi
- Nước sôi, cho rau mồng tơi vào nấu 2-3 phút
- Nêm gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm, đảo nhẹ và đun 1 phút rồi tắt bếp
- Đổ canh ra tô và dùng ngay khi nóng

Canh rau mồng tơi nấu tôm
Nguyên liệu:
- 150g rau mồng tơi
- 100g tôm tươi bóc vỏ
- 1/2 thìa cà phê muối
- Hành tím
- 600ml nước
- Gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm
Cách làm:
- Nhặt sạch rau, rửa với nước muối loãng rồi để ráo
- Phi thơm hành khô, cho tôm vào xào sơ với ít gia vị
- Đổ 600ml nước vào đun sôi, hớt bọt
- Thêm rau mồng tơi, gia vị, hạt nêm, mì chính, mắm vào, nấu 3 phút thì tắt bếp
- Đổ canh ra tô và dùng ngay khi nóng

Câu hỏi liên quan
Rau mồng tơi luộc bao nhiêu phút?
Rau mồng tơi chỉ cần luộc 2 – 3 phút là đù mềm, giữ được màu xanh và dưỡng chất. Không nên luộc rau quá lâu sẽ làm mất vitamin B và C.
Bà bầu ăn rau mồng tơi có được không?
Hoàn toàn được. Rau mồng tơi cung cấp folate, nhuận tràng, giảm táo bón và nóng trong – một tình trạng phổ biến ở số đông mẹ bầu.
Xem chi tiết: Bầu ăn được rau mồng tơi không? Lợi hay hại trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rau mồng tơi?
Bạn có thể ăn khoảng 150-200g rau mồng tơi mỗi ngày, kết hợp thêm thực phẩm khác để đa dạng nguồn dinh dưỡng.
Kết luận
Giờ thì bạn đã biết rõ rau mồng tơi bao nhiêu calo, cũng như hàm lượng calo trong các món ăn từ loại rau này rồi phải không. Đừng bỏ qua rau mồng tơi nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm vừa ngon, vừa bổ lại tốt cho vóc dáng.
Hãy ghé thăm siêu thị Dũng Hà để chọn mua rau mồng tơi siêu sạch, chuẩn VietGAP, cùng hàng trăm loại rau củ quả tươi ngon mỗi ngày nhé.