4+ Tác hại của bột sắn dây dùng sai có thể gây chết người

tac-hai-cua-bot-san-day

Bột sắn dây có tác dụng giải khát, hạ nhiệt vào ngày hè nắng nóng. Mọi người vẫn truyền tai nhau tác hại của bột sắn dây: gây bệnh sỏi thận, hại dạ dày, uống với mật ong gây chết người… thực hư điều này có đúng không nhỉ? Hôm nay, Nông sản Dũng Hà sẽ phân tích ngọn ngành để thính độc giả biết tác hại của bột sắn dây là gì nhé.

Công dụng của bột sắn dây?

Bột sắn dây là một loại tinh bột được chiết xuất từ chính củ sắn dây. Loại bột này có tính hàn mạnh, và được dùng vào mùa hè làm thức uống giải khát rất tốt. Bộ phận được thu hoạch để làm bột sắn đó chính là rễ. Rễ sắn dây phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, kích thước rất lớn, có khi to bằng cả bắp chân người trưởng thành.

Trong củ sắn dây chứa rất nhiều lượng tinh bột. Thế nên, nhiều người hay ăn sắn dây luộc, nếu nhiều quá ăn không hết thì đem chế biến thành bột khô để dành.

cong-dung-cua-bot-san-day
Công dụng của bột sắn dây

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr bột sắn dây cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 456 calo
  • 3.9gr protein
  • 108gr carbohydrate
  • 5.1gr chất xơ
  • 4.8gr đường
  • 0.8gr lipid
  • 40mg natri
  • 772mg kali
  • 5% Canxi
  • 4% Sắt
  • 1% vitamin A
  • 98% vitamin C

Đó chính là những chất dinh dưỡng có trong bột sắn dây. Bột sắn dây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, lượng calo,… Việc sử dụng bột sắn dây sẽ mang tới các công dụng cho sức khỏe như:

  • Giải nhiệt, hạt sốt, chữa viêm họng, nhiệt miệng, cảm nắng,…
  • Bổ sung sắt, ngừa thiếu sắt
  • Giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư,…
  • Tăng mật độ xương khớp, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, ngừa loãng xương,…
  • Giúp vòng 1 của nữ giới luôn săn chắc, to đẹp
  • Tốt cho phụ nữ mang thai

Những tác hại của bột sắn dây đối với sức khỏe

Sản phẩm nào sử dụng quá liều lượng cũng sẽ gây hại tới bản thân của chúng ta. Trong Đông y, bột sắn dây được là loại thảo dược chữa trị rất nhiều bệnh. Còn đối với chị em phụ nữ sử dụng sắn dây sẽ giúp mình có một vóc dáng eo thon, làm da đẹp vạn người mê. Nhưng đâu ai biết được, tác hại bột sắn dây rất nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng quá lạm phát. Một số tác hại như:

Tác hại của bột sắn dây sống

Bột sắn dây là một thực phẩm quen giải khát quen thuộc của người Việt vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên, bột sắn dây sống có thể gây một số tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Nhiễm khuẩn: Bột sắn dây chủ yếu là được làm thủ công, trải qua nhiều giai đoạn tinh lọc nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn đường ruột. Khi uống bột sắn dây sống, các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng dữ dội từng cơn,… Trong một số trường hợp nặng, nhiễm khuẩn không được chữa trị kịp thời và chuẩn đoán đúng sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng
  • Lạnh bụng: Bột sắn dây có tính hàn mạnh. Khi uống sống sẽ càng không hấp thu được hết nên khiến tiêu chảy liên tục, đau bụng quặn từng cơn, nhất là với trẻ em
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Bột sắn dây sống có thể làm giảm nhu động đường ruột, gây tắc nghẽn thức ăn, khiến thức ăn không thể tiêu hóa được và dẫn tới bị táo bón
tac-hai-cua-bot-san-day-song
tác hại của bột sắn dây sống

Tác hại của bột sắn dây với mật ong?

Mật ong là một chất lỏng ngọt ngào được tạo từ sự chăm chỉ của những chú ong đi tìm mật hoa. Nhưng nhìn chung, trong mật ong chứa chủ yếu là đường. Mật ong được coi như nguyên vật liệu ẩm thực trong các món ăn ngon. Nhưng mật ong và bột sắn dây là 2 thực phẩm kỵ nhau, khi kết hợp với nhau có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Một số tác hại của bột sắn dây với mật ong có thể sẽ xảy ra với một số đối tượng sau:

  • Người thể trạng hàn: Bột sắn dây có tính hàn mạnh, trong khi mật ong có tính ôn. Khi kết hợp với nhau, hai thực phẩm này có thể tăng tính hàn, gây ra một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Người dị ứng với mật ong: Mật ong là một trong những thực phẩm phổ biến gây dị ứng. Khi uống bột sắn dây pha với mật ong, người bị dị ứng có thể gặp phải các triệu chứng như: nồi mề đay, ngứa ngáy, khó thở,…
  • Người đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tương tác với mật ong, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người đang sử dụng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
tac-hai-cua-bot-san-day-voi-mat-ong
Tác hại của bột sắn dây với mật ong

Một số người cho rằng việc kết hợp bột sắn dây cùng mật ong có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy điều này đúng hay sai?

Quan niệm bột sắn dây pha với mật ong gây chết người chỉ là lời đồn đoán trong dân gian. Trên thực tế, chưa có bấy kỳ trường hợp nào tử vong khi uống bột sắn dây pha với mật ong. Tuy nhiên, với người đang có bệnh lý nền, sử dụng thuốc điều trị bắt buộc,… rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

 Tham khảo thêm: 5 cách đắp mặt nạ mật ong và nghệ làm đẹp da hiệu quả nhất

Tác hại của bột sắn dây với trẻ em

Đối với trẻ em, bột sắn dây được khuyến cáo là không tốt. Trẻ em sử dụng bột sắn dây sẽ đem tới những tác hại như:

  • Lạnh bụng, tiêu chảy: Bột sắn dây có tính hàn mạnh. Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt. Trẻ em uống quá nhiều bột sắn sây sống có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và gặp một số triệu chứng như: lạnh bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,…
tac-hai-cua-bot-san-day-voi-tre-em
tác hại của bột sắn dây đối với trẻ em
  • Khó tiêu : Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt, chưa hoàn thiện hết. Do đó, việc uống bột sắn dây sống có thể khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu hóa,…
  • Biếng ăn: Bột sắn dây có vị ngọt, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng. Do đó, trẻ có thể bị nghiện bột sắn dây và biếng ăn các thức ăn khác

Đừng bỏ lỡ: 10+ CÔNG THỨC NƯỚC TRÁI CÂY CHO BÉ GIÚP MÁT GAN, GIẢI NHIỆT

Tác hại của bột sắn dây với dạ dày

Nếu chúng ta sử dụng sản phẩm không có lộ trình chắc chắn sẽ gây hại tới dạ dày. Việc sử dụng sắn dây vào sáng sớm khi chưa ăn gì chắc chắn sẽ khiến cho dạ dày co bóp, đau bụng, đi ngoài. Đồng thời, không nên sử dụng sắn dây liên tục trong nhiều ngày. Hãy tự tạo khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi. Làm việc nặng sẽ khiến dạ dày khó hấp thụ chất dinh dưỡng

tac-hai-cua-bot-san-day-voi-da-day
Tác hại của bột sắn dây với dạ dày

Vào thời tiết nắng nóng, vận động nhiều, cơ thể đòi hỏi cần phải cung cấp đủ nước. Ngoài ra, bạn hãy cho cơ thể và vị giác được nếm trải nhiều loại thức uống đa dạng từ thiên nhiên chứ không chỉ riêng bột sắn dây.

 Tham khảo thêm: Mẹo chữa bệnh đau dạ dày tại nhà

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây để không gây tử vong?

Uống bột sắn dây vào lúc nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất uống bột sắn dây là sau ăn trưa hoặc tối 30 – 60 phút. Lúc này, cơ thể đã bổ sung đầy năng lượng sau bữa ăn, và bột sắn dây sẽ phát huy tối đa các tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Không nên uống bột sắn dây vào lúc sáng sớm hoặc lúc đói bụng. Lúc này, lượng máu thấp, nếu uống bột sắn sẽ khiến cơ thể lạnh bụng, đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

Uống bột sắn dây trước khi đi ngủ có tác dụng gì?

Lợi ích của việc uống bột sắn dây trước khi đi ngủ có thể kể tới như:

  • Giúp ngủ ngon: Sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Từ đó, giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ
  • Giảm căng thẳng, mỏi mệt: Sắn dây có tác dụng thư giãn, giúp giảm căng thẳng, mỏi mệt. Từ đó, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
uong-bot-san-day-truoc-khi-ngu-co-tac-dung-gi
Uống bột sắn dây trước khi ngủ có tác dụng gì

Phụ nữ mang thai có uống sắn dây được không?

Theo các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai có uống được bột sắn dây. Sắn dây là một thực phẩm lành tính, có nhiều lợi ích tốt với mẹ bầu như:

  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong, bốc hỏa
  • Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện táo bón
  • Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu luôn mạnh khỏe
  • Bổ sung kali, giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật

Liều lượng uống sắn dây an toàn nhất cho mẹ bầu đó là khoảng 100 – 200ml/ngày. Nên uống khoảng 4 lần/tuần. Mẹ có thể uống vào sau bữa ăn sáng, buổi tối trước giờ đi ngủ.

Không nên ướp bột sắn dây cùng hoa bưởi, hoa nhài

Hoa bưởi và hoa nhài là những loại hoa có mùi thơm dễ chịu, thường được dùng để tẩm ướp cùng với bột sắn dây để tăng hương vị. Tuy nhiên, theo quan niệm y học, hoa bưởi và hoa nhài kết hợp cùng bột sắn dây kỵ nhau. Sự kết hợp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Giảm tác dụng dược tính bột sắn dây
  • Gây đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng
  • Gây tiêu chảy

Thay vào đó, bạn nên dùng bột sắn dây nguyên chất, hoặc có thể pha với đường phèn, mật ong,…

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu bột sắn dây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 30gr bột sắn dây. Lượng bột sắn dây này tương đương khoảng 2 – 3 muỗng canh. Nếu ăn quá nhiều bột sắn dây, cơ thể sẽ bị lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Khi pha bột sắn dây, hãy pha với nước ấm hoặc nước sôi. Nước lạnh sẽ làm bột sắn dây không tan hết và dễ bị vón cục.

Những ai không nên dùng bột sắn dây?

Một số nhóm đối tượng sau đây được khuyến cáo không nên dùng bột sắn dây:

  • Trẻ em dưới 10 tuổi
  • Người đang mắc bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Phụ nữ mang thai có dấu hiệu động thai
  • Người có cơ địa hàn, chân tay lạnh
  • Người có tiền sử huyết áp thấp
  • Người đang sử dụng thuốc đông y chữa bệnh

Uống bột sắn dây bao lâu thì vòng 1 nảy nở?

Nếu kiên trì, chỉ sau 1 – 2 tháng uống bột sắn dây, vòng 1 của chị em bắt đầu thay đổi rõ nét. Ngực bắt đầu săn chắc, đau tức và to dần lên. Protein và Lecithin trong bột sắn dây là 2 thành phần kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều nội tiết tố nữ hơn giúp cho vòng 1 của bạn nảy nở và căng tròn.

Tạm kết

Bài viết trên đã giải đáp bạn câu thắc mắc tác hại của bột sắn dây rất chi tiết. Mặc dù, bột sắn dây rất giàu dinh dưỡng và nhiều công dụng, nhưng việc lạm dụng sử dụng bột sắn dây không khoa học sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối. Hy vọng rằng, qua bài chia sẻ này thì bạn sẽ biết cách sử dụng bột sắn dây đúng cách và hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ: Bột sắn dây uống có giảm cân không?

Tác giả biên soạn: Nguyễn Thanh Tùng.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...

8+ Tác dụng của củ niễng – Vị thuốc thần dược cho sức khỏe

Củ niễng có thể đa dạng chế biến thành các món ăn ngon như xào,...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button