Thịt gà từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt nhờ hương vị thơm ngon, giàu protein và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ “thịt gà kỵ với gì” và việc kết hợp sai thực phẩm có thể dẫn đến các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nôn ói, thậm chí gây hại sức khỏe. Vậy đâu là những thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng thịt gà? Bài viết này Nông sản Dũng Hà sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn đọc nhé!
1. Thịt gà kỵ với gì? Những thực phẩm không nên ăn chung cùng thịt gà
1.1 Tôm
Theo quan niệm Đông y, tôm có tính ấm, vị ngọt, trong khi thịt gà cũng có tính ấm. Việc kết hợp hai loại thực phẩm cùng tính có thể khiến cơ thể sinh nhiệt quá mức, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, hoặc thậm chí gây ngứa ngáy, dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm.
Nếu lỡ ăn, có thể uống nước lá dâu hoặc cam thảo để giải nhiệt.
1.2 Cá
Cá, đặc biệt là cá chép và cá diếc đều là loại hải sản có tính hàn (lạnh) mạnh. Khi kết hợp với thịt gà có tính ấm, sự đối lập về tính chất có thể gây nên hiện tượng “khí huyết xung đột”, sinh phong, dễ dẫn đến sự hình thành mụn nhọt, đặc biệt là mụn nhọt độc, hoặc các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.
1.3 Thịt ba ba
Trong Đông y, thịt ba ba có tính hàn, vị ngọt. Khi ăn cùng thịt gà có tính ấm, sự đối nghịch giữa tính hàn – nhiệt có thể gây ra những phản ứng không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường ruột.
Để trả lời được cho câu hỏi thịt gà kỵ với gì thì có lẽ thịt ba ba là thực phẩm đại kỵ không nên ăn chung.
1.4 Thịt chó
Cả thịt gà và thịt chó đều là những thực phẩm có tính nhiệt. Khi ăn chung hai loại này, cơ thể sẽ bị sinh nhiệt quá mức, dễ gây bứt rứt, khó chịu, nóng trong người. Đặc biệt, với những người có cơ địa dễ bị nóng, việc kết hợp này có thể dẫn đến kiết lỵ, mất nước hoặc gây ra cảm giác khó chịu tổng thể.
1.5 Quả mận
Mận có vị chua, tính bình, nhưng khi kết hợp với thịt gà lại được cho là không tốt. Theo một số quan niệm, ăn mận cùng thịt gà có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy ở một số người, đặc biệt là người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Đừng bỏ lỡ: Mận kỵ với gì? Đối tượng nào cần cẩn trọng khi ăn mận
1.6 Muối vừng
Muối vừng (muối mè) và thịt gà có thể tạo ra các phản ứng không tốt cho hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt, run rẩy ở người nhạy cảm.
1.7 Mù tạt
Thịt gà kỵ với gì thì có lẽ mù tạt là thực phẩm đại kỵ không nên ăn chung. Mù tạt có vị cay nồng, tính nóng. Khi ăn kèm với thịt gà vốn đã có tính ấm, sự kết hợp này có thể làm tăng nhiệt của cơ thể quá mức, gây ra hiện tượng nóng trong, khó chịu, hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng nóng trong ở người có cơ địa nhạy cảm.
1.8 Cơm nếp
Cơm nếp có tính ấm, vị ngọt, dẻo và khó tiêu hóa. Khi kết hợp với thịt gà, cả hai đều có tính ấm và có thể gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa yếu.
2. Các loại rau không nên ăn chung với thịt gà
Không chỉ đại kỵ với các loại thịt, hải sản hay trái cây, một số loại rau củ quả quen thuộc cũng được khuyến cáo không nên kết hợp với thịt gà để tránh những tác động không mong muốn.
2.1 Tỏi, hành sống
Tỏi, hành sống có tính nhiệt mạnh. Khi ăn thịt gà cùng với tỏi và hành sống, sự kết hợp này có thể gây ra hiện tượng nóng trong, đầy bụng, khó tiêu.
2.2 Rau răm
Rau răm có tính ấm, vị cay. Mặc dù thường được dùng ăn kèm với thịt gà luộc, gỏi gà để tăng hương vị nhưng theo quan niệm Đông y, ăn quá nhiều rau răm cùng thịt gà có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt gà.
Thịt gà kỵ với gì thì có lẽ rau răm chính là thực phẩm đại kỵ không nên ăn chung.
2.3 Rau cải
Rau cải có tính ấm, trong khi đó thịt gà cũng có ấm. Khi kết hợp rau cải và thịt gà trong cùng một món ăn, cả hai đều tăng tính nhiệt cho cơ thể, có thể khiến người ăn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hoặc thậm chí gây ra tình trạng kiệt sức nếu ăn với số lượng lớn.
Xem thêm: Rau cải cúc kỵ với gì? 7 Đối tượng sử dụng là rước họa vào thân
2.4 Rau kinh giới
Trong Đông y, rau kinh giới có tác dụng “phát tán phong hàn”, nhưng khi kết hợp với thịt gà, lại được cho là có thể gây mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ở một số người. Đặc biệt những người có cơ địa dễ bị dị ứng.
3. Những đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi ăn thịt gà
Mặc dù thịt gà rất bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn thoải mái. Một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi ăn thịt gà như:
3.1 Người mắc bệnh thủy đậu
Thịt gà có tính nóng, có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây ngứa ngấy nhiều hơn và khiến các nốt ban lâu lành hoặc dễ để lại sẹo.
3.2 Người có hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… nên hạn chế ăn thịt gà, đặc biệt là phần da vì chứa nhiều chất béo khó tiêu.
3.3 Người bị sỏi thận
Da và nội tạng gà chứa hàm lượng Purin rất cao. Purin được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo thành Axit uric. Với những người bị sỏi thận, có tiền sử mắc sỏi thận hoặc gout, việc tiêu thụ quá nhiều thịt gà có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc bùng phát cơn gout.
3.4 Người vừa phẫu thuật
Người vừa phẫu thuật ăn thịt gà sẽ rất dễ dẫn tới các hiện tượng sưng, mưng mủ ở vết thương, đồng thời khiến da lâu lành và dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, với những vết thương hở, nếu không chăm sóc thận trọng rất dễ để lại sẹo lồi.
3.5 Người bị cao huyết áp
Thịt gà không gây cao huyết áp, nhưng cách chế biến và cách ăn lại rất quan trọng. Nếu thịt gà được chế biến nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc nêm quá mặn, sẽ không tốt cho người cao huyết áp. Ngoài ra, trong da gà có nhiều mỡ và hàm lượng Cholesterol cao, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn.
4. Câu hỏi liên quan về chủ đề từ khóa thịt gà kỵ với gì?
4.1 Thịt gà có kỵ với bí đỏ không?
KHÔNG. Thịt gà và bí đỏ là sự kết hợp tốt, bổ dưỡng, rất dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi và người có hệ tiêu hóa kém.
4.2 Nước luộc gà kỵ rau gì?
Không nên ăn nước luộc gà với rau cải, rau răm, rau kinh giới để tránh đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
5. Kết luận
Am hiểu rõ thịt gà kỵ với gì không chỉ giúp cho bữa ăn của bạn ngon miệng mà còn tránh được những rủi ro xấu tới sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy lưu ý những thực phẩm và đối tượng cần kiêng kỵ để tận hưởng trọn vẹn giá trị dinh dưỡng trong thịt gà.
Đừng bỏ lỡ: Thịt bò kỵ với gì? 8+ thực phẩm không nên ăn kèm với thịt bò