Các món ăn với măng khô dễ làm, dễ ăn, không bị “ngán”

mon-an-mang-kho

Măng khô là thực phẩm quen thuộc đối với các gia đình ở Việt Nam. Từ măng khô, chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như canh măng chân giò, măng nấu vịt, măng khô nấu sườn… Măng khô thường có 4 loại: Măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng rối, măng lưỡi lợn. Cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu các món ăn với măng khô dễ làm nhé

Tác dụng của măng khô

  • Giàu chất xơ: Măng khô cung cấp một lượng lớn chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.

  • Thấp calo: Măng khô là thực phẩm ít calo, phù hợp cho những người muốn kiểm soát cân nặng hoặc có chế độ ăn kiêng.

  • Nguồn khoáng chất: Măng khô chứa nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, kali, magiê và canxi, giúp hỗ trợ sức khỏe xương, cơ bắp và hệ thần kinh.

  • Giàu chất chống oxy hóa: Măng khô chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp cơ thể chống lại quá trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

  • Giúp hạ cholesterol: Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn măng khô thường xuyên có thể giúp hạ cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

tac-dung-mang-kho
Tác dụng của măng khô

Cách chọn măng khô ngon

  • Màu sắc: Măng khô ngon thường có màu vàng tự nhiên, không quá sẫm hoặc nhợt nhạt. Măng có màu quá sáng hoặc có vết đen, mốc có thể đã bị hỏng hoặc bị xử lý hóa chất.

  • Mùi hương: Măng khô ngon có mùi thơm nhẹ của măng, không có mùi lạ hoặc mùi hắc của hóa chất.

  • Độ mềm: Khi cầm miếng măng, nếu cảm thấy dai, không quá cứng hoặc dễ gãy thì đó là măng ngon. Măng quá cứng hoặc giòn có thể đã bị phơi quá lâu.

  • Kích thước: Nên chọn miếng măng to, có thịt dày, không quá xơ. Những miếng măng nhỏ, quá mỏng thường ít thịt và dai hơn khi nấu.

  • Bề mặt: Măng khô ngon có bề mặt mịn màng, không có các vết lỗ chỗ hoặc măng bị mốc.

Các món ăn với măng khô

Măng khô hầm xương

Nguyên liệu:

  • 1 chiếc chân giò heo
  • 400g xương sườn
  • 200g măng lưỡi lợn khô đã ngâm nở
  • Gia vị: bột canh, hạt nêm
  • Hành, rau mùi, mùi tàu

Cách làm:

  • Sơ chế măng khô, bỏ phần gài và xơ, thái miếng vừa ăn.
  • Chân giò và sườn chặt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi để là sạch hết bọt bẩn, rửa lại bằng nước lạnh.
  • Phi hành khô thơm, cho xương sườn cùng chân giò vào xào khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị để sườn thấm, cho vào nồi ninh chín tới.
  • Phi thơm dầu ăn, hành khô, cho măng vào xào, nêm gia vị vừa đủ, cho vào nồi sườn ninh, hầm đến khi sườn và chân giò chín nhừ.
  • Múc canh măng khô hầm xương ra bát, rắc hành lá, mùi tàu, rau mùi thái khúc vào, ăn nóng cùng cơm trắng hoặc bún.
mang-kho-ham-xuong
Măng khô hầm xương

Tham khảo thêm: Cách chế biến món cá lăng nướng muối ớt độc đáo chuẩn Tây Nguyên

Măng khô xào lòng gà

Nguyên liệu:

  • Lòng gà: 2 bộ
  • Măng khô đã ngâm nở: 200 gr
  • Hành khô, Mùi tàu, hành lá
  • Gia vị: bột canh, dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm:

  • Măng khô sau khi ngâm nở, rửa sạch, tước nhỏ ra, luộc 2-3 lần để măng bớt đắng.
  • Lòng gà làm sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn, ướp bột canh, hạt nêm khoảng 20 phút cho lòng gà thấm đều gia vị.
  • Hành tím bóc vỏ rồi dùng dao băm nhỏ.
  • Mùi tàu, hành lá thái khúc ngắn.
  • Phi thơm dầu ăn, hành tím, cho lòng gà vào xào chín, để riêng.
  • Xào măng, nêm bột canh, nêm vừa ăn
  • Khi măng chín bạn cho lòng gà vào xào cùng. Rắc rau mùi, hành lá vào, đảo đều, tắt bếp, dùng nóng
mang-kho-xao-thit-ga
Măng khô xào lòng gà

Măng khô nấu vịt

Nguyên liệu:

  • 200g măng khô
  • 1 con vịt (khoảng 1.5kg)
  • Gừng, hành khô, rượu trắng
  • Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn

Cách làm:

  • Ngâm măng khô trong nước qua đêm, rửa sạch và luộc măng nhiều lần để loại bỏ chất đắng.
  • Xé măng thành sợi nhỏ.
  • Vịt làm sạch, bóp với gừng và rượu trắng để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Chặt vịt thành miếng vừa ăn.
  • Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho vịt vào xào săn, nêm nước mắm, hạt nêm.
  • Thêm măng vào xào cùng khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
  • Đổ nước vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ đến khi vịt và măng mềm.
  • Nêm nếm lại, thêm tiêu và hành lá trước khi tắt bếp.
mang-kho-nau-vit
Măng khô nấu vịt

Măng khô xào thịt bò

Nguyên liệu:

  • 150g măng khô
  • 300g thịt bò (nên chọn loại mềm như thăn bò)
  • Hành lá, hành khô, tỏi, ớt
  • Gia vị: Dầu hào, nước mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn

Cách làm:

  • Ngâm măng khô qua đêm, sau đó luộc nhiều lần để loại bỏ vị đắng.
  • Rửa sạch, để ráo và xé thành miếng nhỏ.
  • Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Ướp thịt bò với tỏi băm, dầu hào, nước mắm, hạt nêm và tiêu khoảng 15-20 phút.
  • Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho măng vào xào săn, nêm chút nước mắm và hạt nêm.
  • Trong chảo khác, phi thơm tỏi, xào thịt bò đến khi chín tới thì cho măng đã xào vào đảo cùng.
  • Nêm nếm lại, thêm hành lá, ớt và tắt bếp.
mang-kho-xao-thit-bo
Măng khô xào thịt bò

Lưu ý khi ăn măng khô

  • Sơ chế kỹ: Măng khô chứa chất độc cyanide, có thể gây ngộ độc nếu không được sơ chế đúng cách. Trước khi nấu, măng nên được ngâm trong nước qua đêm và luộc nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn chất độc.

  • Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù măng khô giàu chất xơ nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng hoặc táo bón.

  • Phụ nữ mang thai và người bị gout nên hạn chế: Măng khô chứa purin cao, có thể làm tăng axit uric, không tốt cho những người bị bệnh gout. Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn măng để tránh các nguy cơ tiềm ẩn từ cyanide.

  • Chọn măng sạch, đảm bảo nguồn gốc: Nên mua măng khô từ những cơ sở uy tín, đảm bảo không sử dụng hóa chất bảo quản để tránh nguy cơ ngộ độc.

  • Kết hợp dinh dưỡng cân đối: Măng khô không giàu protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, vì vậy cần kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

luu-y-khi-an-mang-kho
Lưu ý khi ăn măng khô

Mua măng khô chất lượng ở đâu?

Bạn muốn tìm mua măng khô chất lượng không chất bảo quản có hại cho cả gia đình hãy đến với Nông Sản Dũng Hà một địa chỉ uy tín bán thực phẩm sạch tại Hà Nội hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới hoặc đặt mua trực tuyến tại đây: https://nongsandungha.com/danh-muc/do-kho/

Hoặc bạn có thể qua trực tiếp tại các cơ sở Nông Sản Dũng Hà:

  • Chi nhánh 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
  • Chi nhánh 2: A10 – Ngõ 100 Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Chi nhánh 3: Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn mướp đắng được không? 4+ món ăn từ mướp đắng cho thai kỳ

Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) chắc hẳn không mấy xa lạ với...

Rau tầm bóp kỵ với gì? 5 điều cấm kỵ khi sử dụng rau tầm bóp

Là một nguyên liệu thân thuộc trong nhiều năm gần đây trong căn bếp của...

Rau cải mèo: Tác dụng và lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua

Rau cải mèo, một loại rau đặc sản vùng núi cao phía Bắc Việt Nam,...

Củ niễng có tác dụng gì? 7 lợi ích tuyệt vời từ đặc sản Nam Định

Củ niễng, một loại thực phẩm truyền thống được biết đến tại Nam Định và...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button