Dọc mùng là món ăn phổ biến trong mâm cơm miền Bắc Việt Nam vào mùa hè với những bát canh chua ngon lành. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết cách sơ chế dọc mùng đúng dẫn đến việc khi ăn bị ngứa hoặc bị dị ứng làm mất đi vị ngon của món ăn khi thưởng thức. Trong bài viết này, Nông sản Dũng Hà sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị chính xác để dọc mùng trở thành món ăn ngon, gây nghiện cho cả nhà nhé.
Dọc mùng là gì? Giá trị dinh dưỡng của dọc mùng
Vậy dọc mùng là gì? Chắc hẳn rất nhiều người sẽ rất lạ với tên của loại cây này, ở miền Nam, dọc mùng được gọi là “môn bạc hà”, miền Trung tên gọi được người dân ở đây đặt là cây “lùng” hoặc cây “mùng”. Đây là cây họ “ráy”, có đặc điểm hình thái khá đặc trưng, với lá to bản, cuống lá mập và rễ củ. Trong dọc mùng, đặc biệt là phần vỏ và các sợi xơ vì vậy cần học cách sơ chế dọc mùng để tránh những sợi này.
Theo nhiều nghiên cứu đã được nông sản Dũng Hà tìm hiểu và tổng hợp được thì trong 100g dọc mùng sẽ chứa những chất sau:
- Nước: 95g
- Protein: 0,25g
- Phốt pho: 25mg
- Kali: 300g
- Canxi: 48mg
- Magie: 16mg
- Đồng: 0,03mg
- Sắt: 0,4mg
- Vitamin B1: 0,012mg
- Vitamin B2: 0,013mg
- Vitamin PP: 0,013mg
- Vitamin C: 3mg
- Calo: 14 Kcal
Hướng dẫn lựa chọn dọc mùng tươi ngon
Chọn dọc mùng tươi ngon là bước đầu tiên để chế biến những món ăn ngon, an toàn và đây cũng là yếu tố tác động đến cách sơ chế dọc mùng. Để chọn được loại tốt, các bạn cần chú ý những điểm sau:
2.1. Quan sát màu sắc
- Lá: phải có màu xanh đậm, tươi sáng hạn chế các vết úa vàng và có độ bóng nhẹ.
- Cuống lá: Cuống lá nên căng mọng, không bị dập nát.
- Gốc: Phần gốc của dọc mùng tươi thường có màu trắng sáng hoặc hơi ngả vàng.
2.2. Cảm nhận độ tươi
- Độ cứng: Dọc mùng tươi có độ cứng nhất định, khi nhấc lên cảm thấy chắc tay vừa phải không bị èo ọt
- Độ ẩm: Cuống lá của dọc mùng tươi thường có độ ẩm và hơi xốp.
- Không có mùi lạ: Dọc mùng tươi không có mùi hôi hoặc mùi lạ.
2.3. Quan sát kích thước
- Kích thước: Nên chọn những cây dọc mùng có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ đảm bảo đồng đều không bị quá sơ ở các phần.
- Tránh dọc mùng quá già: Dọc mùng quá già thường có vị đắng và nhiều xơ, to bản và có màu hơi úa vàng.
2.4. Kiểm tra phần ruột
- Dọc mùng ăn được: Dọc mùng ăn được thường có chấm đỏ ở giữa cuống lá.
- Dọc mùng không ăn được: Dọc mùng không ăn được thường có chấm trắng ở giữa cuống lá và có thể gây ngứa.
2.5. Quan sát bề mặt
- Không có vết thâm: Tránh chọn những cây dọc mùng có vết thâm, dập nát hoặc bị sâu bệnh.
- Không có chất nhờn: Dọc mùng tươi không có chất nhờn dính trên bề mặt.
Xem thêm: Học cách chọn măng khô thông minh với Nông sản Dũng Hà.
Cách sơ chế dọc mùng ăn không bị ngứa
3.1. Cách 1: Ngâm dọc mùng với nước muối
Đây là cách đơn giản nhất với cách sơ chế dọc mùng đó chính là ngâm với nước muối nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình. Để tránh bị ngứa, các bạn thực hiện theo các bước sau với biện pháp đầu tiên:
- Cho 2 – 3 thìa muối hột vào chậu nước, khuấy đều đảm bảo muối tan hết
- Dọc mùng cắt vát chéo đảm bảo vừa đẹp mắt và vừa ngấm nước muối, rồi cho trực tiếp dọc mùng vào chậu nước muối trong 30 – 40 phút.
- Sau khi ngâm xong thì cho ra rổ và để khô, ráo nước. Tiếp tục thêm 2 thìa cà phê muối nhỏ rồi dùng tay bóp,và xát để xơ bên ngoài dọc mùng ra hết
- Xát trong 15 phút sau đó rửa thêm 2 lần nữa, mỗi lần rửa khoảng 20 phút với nước sạch rồi vớt ra để hết nước
- Trước khi cho vào nấu, trần qua dọc mùng với nước sôi trong 10s, như vậy xơ ngứa sẽ đảm bảo sạch giúp bạn thưởng thức các món ăn với dọc mùng.
3.2. Cách 2: Bóp dọc mùng với muối
Với cách sơ chế dọc mùng thứ hai thì các bạn chỉ cần sử dụng muối để làm sạch dọc mùng không bị ngứa khi ăn với các bước như sau:
- Ngâm dọc mùng trong nước sạch khoảng 10-15 phút để loại bỏ đất cát và các chất bẩn bám trên bề mặt.
- Dùng dao hoặc tay để tước bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và các sợi xơ cứng. Bạn có thể hình dung như đang tước vỏ chuối vậy.
- Cắt bỏ phần ruột: Dùng dao cắt bỏ phần ruột trắng bên trong, đây là phần chứa nhiều nhựa và có thể gây ngứa.
- Cắt dọc mùng thành những miếng vừa ăn để gia vị dễ ngấm
- Cho dọc mùng đã cắt vào một tô lớn, rắc một ít muối hạt lên trên và trộn đều. Ngâm trong khoảng 15-20 phút để muối thấm đều, giúp loại bỏ vị hăng và giảm cảm giác ngứa.
- Sau khi ngâm, dùng tay vò nhẹ dọc mùng để muối ngấm sâu vào từng miếng.
- Cho dọc mùng đã ngâm muối vào rổ, xả lại nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ hết muối và chất bẩn.
- Vắt ráo: Dùng tay vắt nhẹ dọc mùng để loại bỏ hết nước. Bạn có thể dùng găng tay để tránh bị ngứa tay.
- Chần qua nước sôi: Để loại bỏ hoàn toàn vị hăng và đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn có thể trụng dọc mùng qua nước sôi khoảng 30 giây.
Những lưu ý về cách sơ chế dọc mùng
Dọc mùng là món ăn ngon miệng tuy đã nắm được cách sơ chế dọc mùng, nhưng vẫn có nhiều người có cảm giác ngứa khi ăn làm giảm độ ngon của món ăn cũng như ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức. Vì vậy, sau đây là những lưu ý nhất định để sơ chế cần lưu lại để đảm bảo việc sơ chế thành công:
- Rửa sạch dọc mùng: Trước khi sơ chế dọc mùng, hãy rửa sạch chúng dưới vòi nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và các chất độc hại.
- Cắt bỏ phần đầu và đuôi: Cắt bỏ phần đầu và đuôi của dọc mùng để loại bỏ các phần không ăn được và giảm thiểu nguy cơ bị ngứa.
- Cắt dọc mùng thành đoạn nhỏ đều nhau để vừa ngấm muối khi sơ chế làm giảm lớp vỏ xơ bên ngoài
- Khi sơ chế, để hạn chế bị ngứa và kích ứng ảnh hưởng đến vùng da tay nên đeo găng tay để sơ chế
- Tránh chạm vào mắt và miệng khi sơ chế dọc mùng để tránh bị ngứa và kích ứng.
- Sử dụng dọc mùng ngay sau khi sơ chế vì khi đó lớp xơ của dọc mùng đã được làm sạch hết và vừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh bị ngứa.
- Bảo quản dọc mùng đúng cách trong tủ lạnh hoặc trong hộp kín để tránh bị hư hỏng và giảm thiểu nguy cơ bị ngứa.
Tham khảo thêm: Cách sơ chế nấm rơm giữ trọn dinh dưỡng.
Các món ngon chế biến với dọc mùng
Dọc mùng là “ngôi sao” trong nhiều công thức món ăn ngon, khi nắm được cách sơ chế dọc mùng đúng giúp cho món ăn trở nên ngon miệng hơn và là bí quyết tạo ra những “tuyệt tác” trong ẩm thực của Việt Nam. Nắm ngay 3 công thức làm món ngon với loại cây này như sau
5.1. Canh dọc mùng nấu tôm
- Nguyên liệu: Tôm tươi, dọc mùng, cà chua, hành, thì là, gia vị (muối, bột ngọt, nước mắm).
- Tôm bóc vỏ, giã dập hoặc băm nhỏ, ướp với chút muối.
- Phi hành thơm, cho tôm vào xào chín, thêm cà chua đảo mềm.
- Đổ nước, đun sôi, cho dọc mùng đã bóp muối và rửa sạch vào nấu.
- Nêm gia vị vừa ăn, thêm hành, thì là, tắt bếp và thưởng thức.
5.2. Dọc mùng xào thịt băm
- Nguyên liệu: Dọc mùng, thịt băm, hành, tỏi, gia vị (muối, tiêu, nước mắm, dầu ăn).
- Dọc mùng bóp muối, rửa sạch, vắt khô.
- Phi thơm hành, tỏi, cho thịt bằm vào xào chín, nêm gia vị.
- Thêm dọc mùng, đảo nhanh tay, nêm nếm vừa ăn.
- Tắt bếp, rắc tiêu, hành lá (nếu thích) và thưởng thức.
5.3. Nộm dọc mùng
- Nguyên liệu: Dọc mùng, tôm, thịt ba chỉ, cà rốt, rau thơm, chanh, tỏi, ớt, lạc rang, gia vị (muối, đường, nước mắm).
- Dọc mùng bóp muối, rửa sạch, chần qua nước sôi, vắt khô.
- Luộc tôm, thịt, thái nhỏ; cà rốt bào sợi; rau thơm thái nhỏ.
- Làm hỗn hợp nước mắm trộn với chanh, tỏi, ớt, đường, muối vừa ăn khẩu vị nên làm nhạt một chút vì trước đấy dọc mùng đã được bóp muối
- Trộn dọc mùng, tôm, thịt, cà rốt với nước mắm, chanh, tỏi, ớt, đường.
- Bày ra đĩa, rắc lạc rang, rau thơm và thưởng thức.
Những câu hỏi thường gặp về chủ đề “cách sơ chế dọc mùng”
7.1. Tại sao dọc mùng lại gây ngứa?
Nguyên nhân chính khiến dọc mùng gây ngứa là do các tinh thể canxi oxalat và axit oxalic có trong lớp vỏ và một phần ruột của cây. Những tinh thể này có cấu trúc sắc nhọn như thủy tinh, khi tiếp xúc với da hoặc niêm mạc miệng sẽ gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu.
7.2. Có cách nào để bảo quản dọc mùng lâu hơn không?
Có nhiều cách để bảo quản dọc mùng như để tủ lạnh, để ngăn đá, phơi khô hay chọn loại dọc mùng tươi. Tuy nhiên, để bảo quản đảm bảo độ tươi ngon và lâu hơn thì dọc mùng nên để ngăn đá tủ lạnh.
Xem thêm: Tuyệt chiêu với cách bảo quản cam cao phong siêu đỉnh
7.3. Dọc mùng có thể dùng để làm gỏi được không?
Nếu không biết cách sơ chế dọc mùng thì sẽ gây ngứa vì vậy nhiều người lầm tưởng rằng dọc mùng không làm món gỏi được. Nhưng thực tế, khi làm đúng cách loại rau này hoàn toàn có thể làm nộm được với sự tươi ngon cũng như vị sần sật của loại cây này mang lại sẽ tạo cảm giác lạ miệng cho món ăn.
Cùng học cách làm các món gỏi khác ngay tại đây: https://nongsandungha.com/cach-lam-nom-ngu-sac.html
7.4. Bà bầu ăn được dọc mùng không?
Là loại rau chứa khá nhiều chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì vậy phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn dọc mùng trong cả thai kỳ kể cả thời kỳ 3 tháng đầu tiên.
Tạm kết
Dọc mùng là loại cây đặc biệt giàu chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hy vọng với hướng dẫn cách sơ chế dọc mùng trong bài viết này của Nông sản Dũng Hà sẽ giúp các bạn biết cách thực hiện và chế biến những món ăn ngon từ loại cây này cho gia đình mình.