Khi được hỏi bà bầu ăn gừng được không thì nhiều mẹ bầu trả lời là không nên ăn. Vậy câu trả lời này là đúng hay sai? Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc với nhiều căn bếp gia đình Việt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bà bầu không nên ăn gừng. Cùng chuyên mục tin tức sức khỏe của Nông sản Dũng Hà tìm hiểu xem bà bầu ăn gừng được không nhé.
Giá trị dinh dưỡng trong gừng?
Gừng là một loại gia vị, một loại thuốc không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt. Gừng xuất hiện phổ biến trong căn bếp nhỏ, các nhà hàng, khách sạn và cả trong đời sống sức khỏe của con người. Với hương vị cay nhè nhẹ, và hương thơm đặc trưng, gừng xuất hiện trong các công thức nước chấm đồ ăn, thức uống chống cảm lạnh, đau đầu, hôi miệng rất hiệu quả.
Để có được những công dụng này, chắc chắn phải nhờ hoàn toàn vào những chất dinh dưỡng có trong gừng. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, trong 100gr gừng cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- 79calo
- 0.8gr lipid
- 0.2gr chất béo bão hòa
- 13mg natri
- 415mg kali
- 18gr carbohydrate
- 2gr chất xơ
- 1.7gr đường cát trắng
- 1.8gr protein
- 5mg vitamin C
- 0.6mg sắt
- 16mg canxi
- 0.2mg vitamin B6
- 43mg magie
Bà bầu ăn gừng được không?
Theo những nghiên cứu từ y khoa, chưa có bất kỳ mối liên quan giữa mẹ bầu mang thai dị ứng khi ăn gừng và dị ứng với trẻ sau sinh. Như vậy, nếu thai phụ hoàn toàn mạnh khỏe, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong gừng thì hoàn toàn có thể sử dụng, không phải kiêng.
Như vậy, với câu thắc mắc “bà bầu ăn gừng được không” thì câu trả lời là “Có, bà bầu ăn được gừng và thậm chí là nên ăn”. Đặc biệt, trong quãng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hãy bổ sung gừng vào chế độ ăn uống của mình để cải thiện tình trạng mỏi mệt, ốm nghén, ăn không ngon miệng.
Mặc dù mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng được gừng khi mang thai. Nhưng nếu mẹ bầu sử dụng gừng với liều lượng lớn xuyên suốt quá trình mang thai thì điều này cực kì nguy hiểm tới thai phụ. Do đó, bà bầu nên sử dụng gừng như một lọa gia vị hàng ngày, sử dụng vừa đủ với liều lượng vừa phải.
Xem thêm: BÀ BẦU ĂN ỚT CHUÔNG ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN ỚT CHUÔNG
Bà bầu ăn gừng được không? Lợi ích của gừng với bà bầu?
Bình thường, ăn gừng đã tốt cho sức khỏe, còn khi mang thai, gừng vẫn mang đến một số lợi ích nhất định. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn gừng dành cho thai phụ:
Giảm ốm nghén
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Các triệu chứng của ốm nghén có thể kể tới như: buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,… Ốm nghén có thể làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Gừng có vị cay, nồng, tính ấm, rất tốt cho mẹ bầu trong quá trình ốm nghén. Gừng kích thích các thụ thể serotonin trong não, giúp giảm tiết các hormone gây buồn nôn và nôn mửa, giúp mẹ bầu cảm thấy không khó chịu sau khi ăn xong.
Theo Tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, việc sử dụng gừng có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa ở mẹ bầu từ 30% đến 60%.
Cải thiện chức năng tiêu hóa
Táo bón là một thứ gì đó rất đáng sợ với chị em phụ nữ mang thai. Trong 100gr gừng cung cấp tới 2gr chất xơ. Chất xơ là một chất quan trọng với hệ tiêu hóa đường ruột. Chất xơ có tác dụng hút nước, tăng khối lượng phân và kích thích nhu động đường ruột, giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển hơn. Từ đó, cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu hóa sau khi ăn.
Bổ sung năng lượng cho cơ thể
Sự lớn lên và phát triển theo từng ngày của thai nhi trong bụng mẹ sẽ khiến nhu cầu năng lựng của mẹ cao hơn so với bình thường. Trong 100gr gừng cung cấp 18gr carbohydrate. Đây chính là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp cho mẹ và thai nhi cùng nhau mạnh khỏe.
Ngoài ra, gừng còn có một số hợp chất hoạt tính sinh học gingerols, shogaols và zingerone. Những chất này có tác dụng chống viêm và chống co thắt.
Đừng bỏ lỡ: SAU SINH CÓ ĂN ĐƯỢC ĐẬU COVE KHÔNG? LỢI ÍCH ĐẬU COVE VỚI BÀ BẦU?
Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
Gừng chứa các chất chống oxy hóa, bao gồm gingerol, shogaol, và zingerone, có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Các chất chống oxy hóa này cũng giúp tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu, là những tế bào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Ngoài ra, gừng còn chứa các chất khác như vitamin C, E và Senlen. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sản xuất kháng thể. Vitamin E là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do virus gây hại.
Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology năm 2014 cho thấy rằng gừng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Ổn định huyết áp
Khi mang thai, chỉ số huyết áp của mẹ bầu thường tăng giảm đột ngột. Trong 100gr gừng cung cấp 415mg kali. Kali trong gừng sẽ giúp điều hòa và duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Kali có tác dụng làm giãn mao mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm huyết áp. Mẹ bầu nên ăn gừng để ổn định huyết áp.
Chống mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, Stress
Gừng có chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Gừng giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này có thể giúp giảm mệt mỏi, đặc biệt là quãng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Gừng có tác dụng làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này có thể giúp giảm hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là ở những mẹ bầu bị huyết áp thấp.
Gừng có chứa các chất giúp giảm căng thẳng, lo lắng. Nó cũng giúp tăng cường sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng. Hỗ trợ mẹ bầu không rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh.
Bà bầu ăn gừng được không? Rủi do bà bầu ăn gừng gặp phải
Gừng là một loại gia vị phổ biến và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống buồn nôn, giảm say tàu xa, chống tụt huyết áp, giảm đau mỏi cơ,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bà bầu tùy tiện ăn gừng. Ăn gừng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những rủi do từ gừng đối với mẹ bầu:
- Co thắt tử cung: Gừng có vị cay, tính nóng có thể gây kích thích co thắt tử cung. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ ăn quá nhiều
- Ợ nóng và trào dược axit: Gừng có tính nóng có thể kích thích dạ dày, dẫn tới tình trạng ớ nóng và trào ngược axit
- Tiêu chảy: Gừng có thể làm tăng nhu động kích thích đường ruột, có thể dẫn tới tiêu chảy
- Kích ứng dạ dày: Gừng có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng, khó chịu, buồn nôn
Đừng bỏ lỡ: BÀ BẦU ĂN KHẾ ĐƯỢC KHÔNG VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN
Công thức làm trà gừng cho mẹ bầu giảm ốm nghén, tăng cường miễn dịch
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- 200ml nước tinh khiết
- 20ml mật ong
Cách làm:
- Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ, rửa với nước rồi để ráo nước
- Cho gừng vào nồi cùng 200ml nước tinh khiết và đun sôi trong 10 – 15 phút
- Nước gừng sôi, hạ nhỏ lửa, cho 20ml mật ong vào, khuấy đều tay và đun thêm 1 – 2 phút
- Tắt bếp, mẹ rót trà gừng ra cốc và dùng ngay khi trà còn nóng
Lưu ý:
- Mẹ bầu nên uống trà gừng vào buổi sáng, tránh uống vào buổi tối và trước giờ đi ngủ 30 phút
- Mẹ bầu nên dùng 1 – 2 ly trà gừng/ngày, liều dùng khoảng 30 – 50ml là tốt nhất
- Mẹ bầu nên uống trà gừng trong 3 tháng đầu thai kỳ để cải thiện tình trạng ốm nghén
Một số câu hỏi liên quan đến việc bà bầu ăn gừng
Bà bầu nên sử dụng bao nhiêu gừng mỗi ngày là an toàn?
Theo khuyến cáo, bà bầu nên giới hạn việc tiêu thụ gừng khoảng 1-1.5g gừng tươi mỗi ngày để đảm bảo an toàn. Sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Đối với các sản phẩm như trà gừng hoặc kẹo gừng, liều lượng cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh việc sử dụng quá mức.
Gừng có giúp giảm buồn nôn khi mang thai không?
Có, gừng được biết đến là một phương pháp tự nhiên giúp giảm buồn nôn, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén khi mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn một cách hiệu quả nhờ vào các hợp chất hoạt tính như gingerol và shogaol. Tuy nhiên, bà bầu nên sử dụng gừng ở mức độ vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng như một phương pháp điều trị dài hạn.
Gừng có ảnh hưởng đến huyết áp của bà bầu không?
Gừng có thể ảnh hưởng đến huyết áp, đặc biệt là khi được sử dụng với liều lượng lớn. Gừng có tác dụng làm giãn mạch, có thể giúp hạ huyết áp trong một số trường hợp. Tuy nhiên, đối với những người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp, việc tiêu thụ gừng cần được thực hiện cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này là do gừng có thể làm tăng nguy cơ tụt huyết áp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu.
Đôi lời từ Nông sản Dũng Hà
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để trả lời câu hỏi “bà bầu ăn gừng được không?”. Mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm bổ sung gừng mà không phải lo sợ bất cứ điều gì nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng gừng với liều lượng hợp lý, những thứ gì nhiều quá thường sẽ không tốt. Nông sản Dũng Hà chúc toàn thể các mẹ bầu trên Thế Giới có một thai kỳ luôn luôn mạnh khỏe.
TÁC GIẢ BIÊN SOẠN: THANH TÙNG.
Đừng bỏ lỡ: BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN CỦ DỀN ĐƯỢC KHÔNG? [CẨN THẬN]