BÀ BẦU ĂN KHẾ ĐƯỢC KHÔNG VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN

Khi được hỏi bà bầu ăn khế được không thì nhiều mẹ trả lời là không ăn được. Vậy câu trả lời này là đúng hay sai? Và hôm nay, xin mời bạn cùng dành ra ít phút theo chân Nông sản Dũng Hà đi tìm lời giải đáp thắc mắc bà bầu ăn khế được không nhé.

Giá trị dinh dưỡng trong khế?

Khế là loại trái quả rất được ưa chuộng vì chúng có nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi. Cây khế được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây khế cũng được trồng rất phổ biến. Cây khế không khó sống, trong thời tiết ánh nắng mặt trời đầy đủ, độ ẩm tốt là cây phát triển rất mạnh mẽ.

goc-hoi-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Quả khế có vị chua ngọt và có hình múi giống ngôi sau 5 cánh. Trái khi chín có màu vàng, có thể ăn được cả vỏ. Khế có 2 loại, một loại trái to rất ngọt, một loại trái nhỏ và chua hơn. Khế ngọt thường có vào mùa hè đến mùa thu. Khế chua thì có chủ yếu vào mùa đông. Khế có thể được ăn trực tiếp, nấu canh, ép nước, tráng trí món ăn hoặc làm mứt khế. 

Theo nghiên cứu từ viện dinh dưỡng Quốc Gia, trong 100gr khế cung cấp các chất dinh dưỡng như:

  • 30 calo
  • 0.3gr lipid
  • 0gr chất béo
  • 2mg natri
  • 133mg kali
  • 7gr carbohydrate
  • 2.8gr chất xơ
  • 4gr đường cát trắng
  • 1gr protein
  • 34.4mg vitamin C
  • 0.1mg sắt
  • 10mg magie
  • 3mg canxi

Bà bầu ăn khế được không?

Theo các nghiên cứu chuyên sâu từ y khoa, chưa có mối liên quan giữa mẹ bầu mang thai dị ứng khi ăn khế và dị ứng với trẻ sau sinh. Như vậy, nếu thai phụ hoàn toàn mạnh khỏe, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong khế thì hoàn toàn có thể ăn, không phải kiêng.

goc-thac-mac-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Như vậy, với câu hỏi "bà bầu ăn khế được không" thì câu trả lời là "có, bà bầu ăn khế được và thậm chí là nên ăn" để bé cứng cáp, phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, trong quãng thời gian 3 tháng đầu, mẹ bầu hãy bổ sung khế vào danh sách trái quả tráng miệng sau bữa ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. 

Khế là loại trái quả lành tính, ăn rất ngon, những đối tượng đặc biệt như mẹ bầu thì nên bổ sung khế vào chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ bầu hãy coi khế là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của bản thân và thai nhi.

Mẹ bầu có thể ép nước uống, xào, nấu canh khế để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Nhưng trước khi sử dụng khế, mẹ hãy rửa sạch để loại bỏ đất cát, vi khuẩn. Kiểm tra chất lượng khế xem có dấu hiệu hư thối, dập nát, hỏng hóc gì không. Sử dụng củ dền hỏng, sâu bệnh,... sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mạ bầu lẫn thai nhi.

Xem thêm: BÀ BẦU ĂN ỚT CHUÔNG ĐƯỢC KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN ỚT CHUÔNG

Bà bầu ăn khế được không? Lợi ích của khế với mẹ bầu?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Táo bón là một nỗi đáng sợ của hầu hết mẹ bầu khi mang thai. Thật tuyệt vời khi khế là trái quả giúp mẹ trị táo bón rất hiệu quả. Trong 100gr khế có tới 2.8gr chất xơ. Chất xơ là một chất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chất xơ có tác dụng hút nước, tăng khối lượng phân và tăng kích thích nhu động đường ruột, giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển hơn.

Kháng khuẩn, chống viêm nhiễm sau sinh

Vitamin C, chất xơ, kali, magie,... là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm sau sinh. Khế có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh như E. coli, S. aureus,... Điều này giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,...

hoi-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Duy trì huyết áp ổn định

Khi mang thai, chỉ số huyết áp của mẹ bầu thường tăng giảm một cách rất đột ngột. Trong 100gr khế cung cấp 133mg kali. Kali trong khế sẽ giúp điều hòa và duy trì huyết áp ở mức ổn định. Kali có tác dụng làm giãn mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm huyết áp. Mẹ bầu nên ăn khế tươi để phát huy tối đa tác dụng của khế.

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở mọi phụ nữ mang thai. Dấu hiệu ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Ốm nghén có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,... khiến mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Khế là một loại quả có vịt chua ngọt thanh tao, có tác dụng giải nhiệt, giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa. Do đó, ăn khế có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghé, không mỏi mệt, không đắng miệng và ăn uống ngon miệng hơn.

Nếu tình trạng mẹ bầu sau khi ăn khế mà tình trạng ốm nghén không thuyên giảm hãy tìm ngay tới bệnh viện để thăm khám nhé.

Tăng cường sức đề kháng

Trong khế chứa rất nhiều vitamin C, một loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong 100gr khế cung cấp tới 34.4mg vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, khế còn chứa các vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, B, kali, sắt, magie, canxi,... cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trước các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Sự lớn lên và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn sẽ khiến cho nhu cầu năng lựng của mẹ ca hơn so với người bình thường. Trong 100gr khế cung cấp 7gr carbohydrate. Đây chính là nguồn năng lượng tuyệt vời để giúp mẹ và thai nhi cùng nhau khỏe mạnh. Năng lượng từ trái cây luôn luôn là thứ năng lượng vĩnh cửu.

thac-mac-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Trên đây chính là những lợi ích tiêu biểu của khế với sức khỏe mẹ bầu. Để khế phát huy hết tác dụng của mình, mẹ bầu cần biết ăn khế đúng cách.

Bà bầu ăn khế được không? Cách ăn khế đúng cách dành cho mẹ bầu?

Khế là loại quả có vị chua ngọt thanh tao, được nhiều người yêu thích và rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu tùy tiện ăn khế. Việc ăn khế không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là cách ăn khế đúng cách cho mẹ bầu:

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn khế vừa phải: bởi khế có chứa hàm lượng axit oxalic cao, nếu ăn quá nhiều khế trong thời gian dài sẽ làm cho dạ dày mẹ bầu khó tiêu hóa hết. Từ đó, dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó chịu,... Liều dùng tốt nhất là mẹ bầu nên dùng khoảng 1 - 2 trái khế/ngày.
  • Mẹ bầu không nên ăn khết khi đói bụng: trong khế chứa hàm lượng axit lớn. Việc dung nạp khế vào cơ thể lúc đang đói sẽ không tốt cho sự hoạt động của dạ dày, nhất là lúc dạ dày bị co bóp
  • Sơ chế kĩ khế trước khi ăn: khế ngon phải là những quả có bề mặt trơn, không quá sần sùi, mọng nước, không quá mềm. Rửa sạch khế dưới vòi nước kết hợp dùng tay chà lên vỏ để làm sạch bụi bám vào các khe, cắt bỏ các mép khế trước khi ăn

Các món ăn từ khế dành cho mẹ bầu?

Sườn non kho khế

Nguyên liệu:

  • 500gr sườn heo non
  • 2 quả khế
  • 1 củ hành tím, băm nhuyễn
  • 2 củ tỏi, băm nhuyễn
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm, dầu ăn, tiêu xay,...

Cách làm:

  • Sườn heo non mua về, rửa với nước sạch, để sườn ráo nước. Chặt sườn thành khúc nhỏ
  • Cho sườn vào tô cùng với: gia vị + hạt nêm + mì chính + nước mắm + hạt tiêu xay + hành tím
  • Trộn đều lên cùng nhau, ướp sườn 15 phút cho ngấm gia vị
  • Khế rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi, thái khế thành lát mỏng
  • Cho dầu ăn vào nồi và đun nóng dầu
  • Dầu nóng, cho tỏi băm + hành tím băm vào chiên chín vàng, dậy mùi thơm
  • Trút tô sườn vào xào 5 - 7 phút cho sườn cháy cạnh, săn lại
  • Cho 300ml nước + khế thái lát mỏng vào nồi, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa xuống
  • Kho sườn khoảng 30 phút để sườn chín mềm, cạn nước
  • Nêm nếm món ăn cho vừa miệng
  • Sườn kho khế vừa miệng bạn tắt bếp, múc ra tô, dùng ngay khi nóng

goc-giai-dap-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Canh bắp bò nấu khế

Nguyên liệu:

  • 500gr bắp bò
  • 2 quả khế, thái lát mỏng
  • 1 củ hành tây, thái miếng vừa ăn
  • 1 củ cà rốt, thái hạt lựu
  • Hành lá thái nhỏ
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, nước mắm, tiêu xay,...

Cách làm:

  • Bắp bò mua về, thái lát mỏng vừa ăn để nấu nhanh chín
  • Cho bắp bò vào tô cùng với: gia vị + hạt nêm + mì chính + tiêu xay + nước mắm
  • Trộn đều toàn bộ nguyên liệu lại cùng với nhau
  • Ướp bắp bò khoảng 10 phút cho ngấm gia vị
  • Cho 500ml nước vào nồi và đun sôi
  • Nước sôi, cho cà rốt vào nấu chín khoảng 10 phút
  • Trút tô thịt bò tẩm ướp + khế thái lát mỏng + hành tây vào nấu chín cùng cà rốt trong 15 phút
  • Nêm nếm lại canh cho vừa miệng mình ăn
  • Canh vừa miệng, cho hành lá thái nhỏ vào, tắt bếp
  • Múc canh ra tô, cùng ngay khi nóng

thac-mac-cau-hoi-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Canh hến nấu khế

Nguyên liệu:

  • 500gr hến tươi
  • 2 quả khế, thái lát mỏng
  • 1 trái cà chua, thái miếng vừa ăn
  • 1 củ hành tím, băm nhuyễn
  • Hành lá, thái nhỏ
  • Gia vị: hạt nêm, mì chính, tiêu xay, nước mắm

Cách làm:

  • Hến mua về rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút cho nhả hết cát
  • Luộc hến cùng với 1 chút muối khoảng 10 phút để hến chín
  • Hến chín, vớt hến ra khỏi nồi, nhặt lấy toàn bộ thịt hến, bỏ vỏ hến đi
  • Cho dầu ăn vào chảo và đun nóng dầu
  • Dầu nóng, cho cà chua + hành tím băm vào chiên chín nhừ, dậy mùi
  • Trút tô hến tươi vào chảo, đảo đều tay, xào chín trong 15 phút
  • Cho khế chua vào xào chung cùng hến khoảng 5 phút
  • Cho 500ml nước tinh khiết vào nồi và đun sôi
  • Nước sôi, trút hến xào vào nồi nấu chín trong 15 phút
  • Cho gia vị + hạt nêm + mì chính + nước mắm vào nồi canh hến, khuấy đều tay cho hoà tan
  • Nêm nếm canh hến cho vừa miệng mình ăn
  • Canh hến vừa miệng, cho hành lá vào, tắt bếp
  • Múc canh hến nấu khế ra tô, mẹ dùng ngay khi nóng

giai-dap-cau-hoi-ba-bau-an-khe-duoc-khong

Bà bầu ăn khế được không? Mẹ bầu mang thai cần lưu ý gì khi ăn khế?

Khế là một loại quả có nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là bà bầu. Khế chứa nhiều vitamin A, C, E, kali, magie,... giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngừa táo bón,... Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn khế:

  • Mẹ bầu không nên ăn khế xanh: khế xanh chứa nhiều axit folic, có thể gây kích ứng dạ dày, táo bón, thậm chí hình thành sỏi thận ở bà bầu
  • Mẹ bầu không nên ăn khế quá nhiều: khế rất ngon, ngọt ăn rất đưa miệng. Nhưng trong khế chứa hàm lượng axit rất lớn, có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non
  • Không nên ăn khế cùng những thực phẩm có tính axit cao như cam, quýt, chanh, bưởi,...

Tạm kết

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để trả lời câu hỏi "bà bầu ăn khế được không?". Mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm bổ sung khế vào thực đơn ăn uống của mình để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu thấy bài viết này bổ ích, hãy chia sẻ tới các mẹ bầu xung quanh để cùng nhau kiến tạo một thai kỳ luôn luôn mạnh khỏe nha.

Nếu mẹ bầu đang băn khoăn không biết mua khế ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt thì hãy tìm tới cửa hàng Nông sản Dũng Hà nha. Ngoài cung cấp khế, cửa hàng chúng mình còn cung cấp vô số sản phẩm trái quả sạch chuẩn VietGAP như: Cherry, dâu tây, dưa hấu không hạt, chuối, ổi, măng cụt, thanh long trắng, cam, chanh Quảng Đông, nho,... giá siêu tốt cho dịp cuối năm này. Đặc biệt, cửa hàng chúng mình đang áp dụng chương trình miễn ship nội thành với đơn hàng trị giá từ 100.000vnđ. Hãy nhanh tay nào các mẹ ơi.

Số Hotline đặt hàng: 1900 986865.

Địa chỉ:

  • CH1: Số 11 Kim Đồng, đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • CH2: A10, ngõ 100, đường Trung Kính, quận Cầu giấy, Hà Nội
  • CH3: Số 02/B Khu phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Xem thêm: BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN CỦ DỀN ĐƯỢC KHÔNG?