Cách Làm Trà Kombucha Tại Nhà Cực Dễ 2024

Thị trường nước ngọt Việt Nam hiện nay đang xuất hiện một xu hướng tiêu dùng mới: nước uống ít đường, ít calo mà vị lại rất ngon! Hơn hết, chúng còn tốt cho sức khỏe. Bạn đã đoán ra nó là gì chưa? Không sai, thức uống ấy chính là trà kombucha đang làm mưa làm gió trong các hội nhóm, cộng đồng các chị em quan tâm đến sức khỏe, sắc đẹp. Hôm nay, Nông sản Dũng Hà mời bạn đọc cùng tìm hiểu về trà kombucha và cách làm trà kombucha tại nhà cực dễ

Trà kombucha là gì? 

Kombucha là một loại thức uống có ga được lên men từ trà. Trà kombucha bắt đầu xuất hiện từ vùng Mãn Châu của Trung Quốc, được lên men từ con giống Scoby. Scoby là một loại nấm được nuôi bằng nước trà đường, tạo sủi bọt và có tính axit nhẹ. Tại quê hương của scoby, nó còn được biết đến với cái tên nấm thủy sinh, nấm trường sinh, thủy hồng sâm.  

cach-lam-tra-kombucha-tai-nha-thom-ngon

 

Trong quá trình lên men kombucha, vi khuẩn và nấm men scoby tạo thành lớp màng bao bọc, có bề ngoài khá giống “con giấm” của Việt Nam. Hai loại vi sinh vật này tạo thành một thể cộng sinh, là nguồn men vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng, đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. 

Lợi ích và tác hại của trà kombucha

Lợi ích của trà kombucha

Trà kombucha là loại nước uống có gas không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Kombucha là thức uống giàu lợi khuẩn probiotic. Ngoài ra, trà kombucha còn nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất: axit hữu cơ, chất chống oxy hóa, enzyme, vitamin và khoáng chất,... 

Tác dụng thực tế và dễ quan sát nhất với cơ thể sau khi uống kombucha: 

  • Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa: giúp tăng enzyme, bổ sung các lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh. Từ đó, hỗ trợ giảm các triệu chứng ợ hơi hay trào ngược dạ dày. 
  • Thanh lọc thải độc cơ thể, đẹp da. Kombucha giúp giảm thiểu nguy cơ táo bón, giúp các cơ quan nội tạng thải độc. 
  • Giúp cải thiện mức cholesterol xấu và tốt, probiotic trong kombucha cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
  • Hỗ trợ giảm cân: Với hàm lượng calo thấp, ít đường, khi dùng sau bữa ăn giúp giảm cân rất tốt. 

Tác hại của trà kombucha

Kombucha chỉ mang lại lợi ích tốt khi uống đủ và đúng. Khi sử dụng quá nhiều trà kombucha cũng có thể đem đến một số rủi ro liên quan tới sức khỏe: 

  • Ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa: kombucha là thức uống lên men, có thể gây kích thích với dạ dày khi lạm dụng quá nhiều. 
  • Tác dụng phụ của caffeine trong trà: Kombucha được lên men từ các loại trà chứa caffeine. Uống quá nhiều có thể khiến bạn tăng cảm giác bồn chồn, giấc ngủ kém, tăng nhịp tim,... 
  • Dị ứng: Kombucha chứa nhiều vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn lactic. Người bị dị ứng với các thành phần này nên hạn chế việc sử dụng kombucha, sử dụng quá nhiều gây khó thở, buồn nôn, chóng mặt,... 
  • Gây đau đầu: caffeine trong trà có thể gây đau đầu, mất ngủ. 
  • Có thể làm hỏng răng: axit lactic có khá nhiều trong trà kombucha. Uống quá nhiều kombucha sẽ khiến răng của bạn có nguy cơ bị ăn mòn, thậm chí sâu răng hoặc đổi màu. 

Cách làm trà kombucha tại nhà cực dễ, thành công ngay từ lần đầu tiên

Các loại trà thích hợp làm trà kombucha tại nhà cực dễ

Kombucha có thể làm từ nhiều loại trà khác nhau, tuy nhiên hương vị trà sẽ đặc biệt thơm ngon nếu bạn làm từ một số loại trà sau: trà đen, trà xanh, trà ô long,...

Kombucha là một thức uống lên men, vi sinh vật trong trà sẽ không thể phát triển nếu trà có chứa thuốc bảo vệ thực vật. Việc lựa chọn trà có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp bạn thành công ngay từ bước đầu của quy trình lên men. 

Trà đen

Trà đen được coi là nguyên liệu phổ biến, được sử dụng để lên men kombucha ngay từ những ngày đầu tiên. Trà đen ủ làm kombucha giúp tăng hương vị, đem đến kombucha ngon nhất so với các loại trà khác. 

tra-den

Trà xanh

Trà xanh không bị oxy hóa hoàn toàn giống trà đen. Kombucha thành phẩm sẽ có hương vị, màu sắc nhẹ nhàng hơn so với trà đen. Tuy nhiên, nếu không được ủ đúng cách sẽ tiết ra khá nhiều tanin, kombucha thành phẩm sẽ có vị đắng, ảnh hưởng đến hương vị và sự ổn định của con men scoby.  

tra-xanh

Trà ô long: 

Trà ô long còn được sử dụng khá nhiều trong các tiệm đồ uống, trà sữa. Đây là loại trà linh hoạt nhất, mang lại dư vị ngọt nhẹ, giúp tạo ra thức uống kombucha có vị đặc trưng. 

tra-o-long

 

Cách làm trà kombucha tại nhà: Cách lên men trà kombucha F1 

Để có được những mẻ kombucha hoa quả vừa có vị trà, vừa có ngọt thơm của các loại quả: táo, dứa, nhãn, cam, ... Ta cần tiến hành lên men trà kombucha F1. 

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Con men scoby, kèm nước mồi (nước trà kombucha F1)
  • Đường phèn/ đường mía: 100g
  • Trà (trà đen, trà xanh hoặc trà ô long): 5g
  • Bình thủy tinh: dung tích 2-3 lít
  • Dụng cụ khác: thìa gỗ, rây lọc, khăn xô, dây buộc,... 

Cách thực hiện: 

Bước 1: Khử trùng dụng cụ 

  • Đun nước sôi và đổ vào bình thủy tinh, tráng quanh bình và đổ nước. Để bình ở nơi sạch sẽ, ráo nước. 
  • Thìa gỗ, rây lọc rửa sạch, có thể tráng qua nước sôi giống bình thủy tinh. 

Bước 2: Hãm hỗn hợp trà đường

  • Đun 1 lít nước lọc, khi nước sôi thêm trà vào hãm. 
  • Thêm đường vào nồi, dùng thìa gỗ khuấy đều cho tan đường. Tắt bếp, đậy vung trong khoảng 20 phút cho trà nở hết. 
  • Mở vung, để hỗn hợp trà đường cho đến khi còn hơi ấm hoặc nguội hẳn. 

Bước 3: Lên men kombucha

  • Đổ nước trà đường đã nguội vào bình thủy tinh, thêm scoby và nước mồi rồi khuấy đều. 
  • Dùng khăn xô đậy lên miệng bình, dùng dây buộc để tránh côn trùng, vi khuẩn xâm nhập. 
  • Để bình trà nơi sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát trong 5-7 ngày nếu trời nóng; 10-12 ngày nếu trời lạnh. 

Bước 4: Thu hoạch F1

  • Khi đến ngày có thể thu kombucha, bạn có thể dùng thìa nhựa để thử kombucha đã vừa miệng chưa. Nên để trà có vị chua nhiều hơn vị ngọt. 
  • Tới đây, bạn có thể thưởng thức ngay: chiết trà ra chai nhỏ, cất tủ lạnh để ngừng lại quá trình lên men. Hoặc bạn có thể tiếp tục lên men kombucha F2 với hoa quả. 

len-men-kombucha-F1

Lên men kombucha F2 (kombucha hoa quả)

Nguyên liệu: 

  • Trà kombucha F1
  • Hoa quả: táo, dứa, cam,... 
  • Chai thủy tinh có nắp để tạo gas

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế hoa quả

  • Lựa chọn các loại quả có vị ngọt, chất lượng cao và không chứa thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Rửa sạch, sau khi gọt vỏ tiến hành cắt nhỏ hoa quả.  

Bước 2: Chiết F1 vào chai

  • Thêm hoa quả vừa đủ đã cắt vào chai thủy tinh. 
  • Chiết kombucha F1 từ bình to sang chai thủy tinh, chừa lại một khoảng nhỏ để kombucha được lên men tiếp. Lưu ý, phần F1 bạn giữ lại một chút nước mồi cùng con men scoby, giúp lên men lần tiếp theo. 
  • Vặn chặt nắp chai. 

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

  • Để trà ở nơi khô ráo, thoáng mát trong 24-48 giờ. 
  • Sau 48 giờ, kombucha F2 đã hoàn thành. Bạn để nguyên nắp chai, không vặn ra kiểm tra tránh thoát khí gas tự nhiên. Cất kombucha vào tủ lạnh, thưởng thức sau bữa ăn hoặc bữa xế. 

len-men-kombucha-F2

Cách làm trà kombucha tại nhà cực dễ: Cách dùng và các lưu ý 

Cách dùng: Có thể uống 2 lần/ngày với khoảng 100ml/lần. Kombucha để tủ lạnh sẽ “nâng tầm” hương vị so với kombucha ở nhiệt độ thường. 

Lưu ý: 

  • Không nên cho trà vào bình quá đầy, tạo không gian cho con nấm được “thở” và phát triển. 
  • Không nên uống quá 250ml/ngày
  • Không uống khi bụng đói
  • Thời gian lên men trà là tùy vào thời tiết. Bạn có thể mix kombucha F1 với bất kỳ quả nào: thanh long, táo, cam,... mà bạn thích để lên men F2. 

Kết luận

Trà kombucha quả thực là thức uống ngon, bổ dưỡng đối với không chỉ các chị em phụ nữ mà còn tốt với mọi đối tượng. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt tay vào chuẩn bị nguyên liệu, pha trà đường để lên men trà kombucha thơm ngon này nhé. Hy vọng bạn sẽ không cảm thấy thất vọng với “Cách làm trà kombucha tại nhà cực dễ” do Nông sản Dũng Hà đề xuất bên trên. Chúc bạn có được thật nhiều mẻ Kombucha ngon miệng! 

Nếu bạn còn đang phân vân không biết tìm mua các loại trà có chất lượng tốt, uy tín ở đâu thì hãy nhớ: Nông sản Dũng Hà có chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp đầy đủ các loại trà chất lượng cao. Bạn có thể mua tại các cửa hàng của Dũng Hà trên toàn quốc hoặc đặt hàng online qua website hoặc hotline. 

Số hotline: 1900 986865

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 5 – Ngõ 347 phố Hoàng Quốc Việt – phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Tác giả biên soạn: Thanh Tâm