Cánh hoa hồng làm gì: Sử dụng hoa hồng làm đẹp từ trong ra ngoài

Hoa hồng là một loài hoa khá quen thuộc và phổ biến trên thế giới. Hoa hồng đại diện cho vẻ đẹp, không chỉ dùng để trang trí, làm quà tặng,… mà còn có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác cũng vô cùng thiết thực. Sau đây, Nông sản Dũng Hà xin phép tổng hợp bài viết về những cách sử dụng hoa hồng trong nấu ăn và cuộc sống, giải đáp các thắc mắc của bạn đọc khi không biết cánh hoa hồng làm gì!

1. Thành phần dinh dưỡng trong hoa hồng

Hàm lượng dinh dưỡng trong hoa hồng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hoa, điều kiện trồng trọt và phương pháp chế biến. Tuy nhiên, nhìn chung, hoa hồng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Dưới đây là tóm tắt thành phần dinh dưỡng trên 100g hoa hồng tươi:

Vitamin C

25-50 mg

Vitamin A

5-10 mcg

Vitamin E

0.5-1 mg

Vitamin K

10-20 mcg

Chất xơ

2-3 g

Kali

100-200 mg

Magiê

10-20 mg

Ngoài ra, hoa hồng còn chứa một số hợp chất có lợi khác như polyphenol, carotenoid và tinh dầu.

2. Công dụng của hoa hồng

Với hàm lượng dinh dưỡng có trong hoa, hoa hồng được dùng trong rất nhiều lĩnh vực: trong trang trí – làm đẹp, mỹ phẩm, thực phẩm,… Dưới đây là một số công dụng thực tế của hoa hồng:

  • Làm đẹp da: Các sản phẩm làm đẹp từ hoa hồng có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông, làm sáng da, dưỡng ẩm da, chống lão hóa… 
  • Giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. 
  • Mứt hoa hồng và siro: Giảm ho, trị đau họng, tăng cường hệ miễn dịch
  • Ứng dụng trong ẩm thực: bánh ngọt nhân hoa hồng, trang trí món ăn (hoa hồng khô)…
Cánh hoa hồng là gì
Cánh hoa hồng là gì?
  • Giải pháp hương thơm: hoa hồng có thể dùng trong công nghệ sản xuất nước hoa, body mist… hoặc trong các liệu pháp hương thơm, hỗ trợ giảm căng thẳng, stress. 

>Xem thêm: KHÁM PHÁ NHỮNG TÁC DỤNG CỦA TRÀ HOA NHÀI KHÔ TUYỆT VỜI ÍT NGƯỜI BIẾT

3. Cánh hoa hồng làm gì: Gợi ý các cách sử dụng hoa hồng làm đẹp

3.1 Cách làm giấm hoa hồng

Nguyên liệu:

  • Giấm: ưu tiên sử dụng giấm kiều mạch, giấm táo (400ml)
  • Hoa hồng: sử dụng hoa hồng hữu cơ, loại sẫm màu (700g)
  • Đường phèn: 500g
  • Lọ thủy tinh 

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Lọ thủy tinh: chần qua nước sôi để khử trùng, để ráo. 
  • Hoa hồng tươi nhặt cuống, bỏ nhụy. Rửa sạch cánh hoa hồng với nước cho sạch bụi bẩn, côn trùng. 
  • Sau khi rửa sạch, ngâm hoa hồng với nước muối loãng 10 phút. 
  • Để ráo, phơi hoa ở chỗ nắng nhẹ cho hết nước còn đọng trong hoa. 
  • Cho hoa hồng vào bình, thêm đường phèn lên, đồ 400ml giấm vào. Sau đó đậy kín nắp, 2 – 3 hôm sau dùng đũa sạch khuấy cho hoa hồng và đường, giấm trộn đều. 
  • Để lọ ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 1 tuần, có thể dùng để uống, lúc này vị hơi có chút chát nhẹ. Sau 1 tháng ngâm, giấm sẽ càng thơm và hết vị chát. 

Cách dùng: 

  • Có thể pha với nước ấm, uống vào buổi sáng để bổ sung vitamin, khoáng chất, hỗ trợ làm đẹp da, cải thiện hệ tiêu hóa. 
  • Có thể dùng trong các món ăn: làm sốt trộn salad, muối rau củ. 
  • Cách làm củ cải ngâm giấm hoa hồng: củ cải xắt lát vừa, ngâm nước muối loãng cho giòn và bớt hăng. Ngâm cùng giấm hoa hồng nửa ngày là có thể thưởng thức. Bảo quản tủ lạnh.  

3.2 Cách làm bánh hoa hồng tươi

Phần nhân bánh

Bước 1: Làm sốt hoa hồng

  • Chuẩn bị: 400g hoa hồng tươi (rửa sạch), 200g đường, 1 quả chanh vắt lấy nước. 
  • Trộn đều hỗn hợp đến khi hoa hồng có phần mềm và ướt hơn. Dùng tay bóp chặt cho ra bớt nước. 
  • Cho vào hũ đậy kín, bảo quản tủ lạnh. Sau 1 tháng, có thể lấy ra làm nhân bánh. 

Bước 2: Công thức làm nhân

  • Nguyên liệu: Sốt hoa hồng 400g, mỡ lợn 20g, bột mì số 8 rang chín 20g
  • Lưu ý: Trước khi làm, vắt bớt nước trong sốt hoa hồng ra. 
  • Trộn đều các nguyên liệu cho hòa trộn. Vê thành các viên nhân vừa ăn khoảng 45 – 55g (tùy vào lượng vỏ). Xếp đều nhân ra khay, để ngăn đông 30 phút. 

Phần vỏ bánh

Bước 3: Trộn phần vỏ bánh: 

  • Lớp bột nước: Bột mì đa dụng 260g, đường 30g, mỡ lợn 45g, bơ tan chảy 45g. Dùng 108g nước 90 độ nhào bột, ủ 30 phút sau đó chia thành viên 30g. 
  • Lớp bột dầu: Bột bánh ngọt 200g, bơ 100g. Nhào bơ và bột với nhau thành một khối rồi chia thành từng viên nhỏ, mỗi viên 20g. Dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn sạch phủ lên bột, nghỉ bột 15 phút. 

Bước 4: Cán bột

  • Cán dẹt viên bột nước, đặt 1 viên bột dầu vào bên trong rồi nặn kín miệng. Sau khi nặn xong hết phủ khăn ẩm nghỉ 15 phút. 
  • Sau 15 phút, cán khối bột thành hình lưỡi liềm, cuộn lại. Làm lần lượt tới khi hết, để bột nghỉ 5 phút, phủ màng bọc.
  • Sau 5 phút, cán dẹt tiếp rồi cuộn lại. Luôn phủ màng bọc lên bột, tránh làm khô. 
  • Dùng ngón tay ấn ở giữa làm đôi, đẩy 2 đầu bột dồn vào giữa. Cán bột thành hình tròn. 

Bánh hoa hồng

Bước 5: Bọc nhân và nướng bánh

  • Lần lượt bọc nhân hoa hồng, nặn kín miệng bánh. Cùng lúc đó, làm nóng lò nướng ở 200 độ 10 phút. 
  • Dùng thìa bẹt ấn dẹt bánh 1 chút, quết 1 lớp lòng đỏ trứng mỏng lên trên. 
  • Dùng tăm chọc 2 – 3 lỗ nhỏ trên bánh, tránh nứt vỏ khi nướng. 
  • Cho bánh vào lò nướng, nướng lần 1 180 độ 3 phút. Sau 3 phút, lấy ra quét thêm 1 lớp lòng đỏ trứng, nướng tiếp 20 phút 180 độ. 
  • Sau khi nướng, chờ 10 – 15 phút mới lấy bánh ra khỏi lò. Không nên lấy bánh ra khỏi lò ngay khi vừa xong. 

>Xem thêm: ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG UỐNG TRÀ HOA CÚC ĐƯỜNG PHÈN

3.3 Cách làm đường nâu gừng hoa hồng

Nguyên liệu: 

  • 250g gừng già: ưu tiên gừng ta. 
  • 500g đường nâu
  • 200g đường trắng
  • Cánh hoa hồng khô: 20 – 50g

Thực hiện: 

Bước 1: Chuẩn bị

  • Gừng mua về, rửa sạch bụi bẩn, đất cát. Có thể ngâm nước muối loãng 15 phút để làm sạch nhất có thể. Cắt bỏ các phần đen, không cần cạo vỏ. 
  • Xay gừng với ít nước (để không kẹt máy). Sau khi xay nhuyễn, dùng rây lọc, bỏ bã lấy nước cốt gừng. Có thể dùng máy ép chậm để ép gừng và lấy nước cốt mà không cần lọc bã. (thay cho máy xay). 

Bước 2: Đun nước đường

  • Nước gừng xay cùng với 500g đường nâu, 200g đường trắng. Đảo đều và đun ở lửa to. 
  • Khi hỗn hợp sôi đều, mở lửa nhỏ. Chuẩn bị 1 bát nước lạnh, thử lấy 1 chút đường vào bát, thấy hơi cứng nhẹ, dùng tay ấn có độ đàn hồi thì tắt bếp.  
  • Chuẩn bị khuôn silicon (hạn chế khuôn nhựa). Dùng thìa múc từ từ đường vào các ô. 
  • Hoa hồng khô bóp cho thành vụn, rắc đều lên mặt khay đường. 

Bước 3: Hoàn thành, bảo quản

  • Đường nguội, rắn lại là có thể gỡ khuôn. Bảo quản hộp kín, có thể cất hộp kín. 
  • Khi sử dụng, pha với nước nóng 90 độ. Có thể uống vào buổi sáng. 

3.4 Cách ngâm hoa hồng chanh mật ong

Nguyên liệu: 

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Ưu tiên dùng hoa hồng sấy lạnh để thu được thành phẩm ngon nhất. Gỡ bỏ cuống hoa, rũ sạch bụi bẩn (nếu có). 
  • Chanh rửa sạch, cắt lát rồi bỏ hạt. Cho chanh vào chảo đảo ở lửa nhỏ cho tới khi chanh chuyển sang màu trong.
  • Đổ thêm 50g đường phèn vào chảo, sau đó thêm hoa hồng. Đảo cho tới khi đường tan hết thì tắt bếp. 
  • Đổ hỗn hợp vào hũ thuỷ tinh đã tiệt trùng sạch. Khi hoa nguội bớt, đổ mật ong vào ngập hoa, đậy kín lọ và bảo quản tủ lạnh. 
  • Sau 1 tuần là có thể sử dụng. Pha khoảng 2 thìa với nước ấm, có thể dùng vào buổi sáng, giúp thanh lọc và thải độc tốt. 

>Xem thêm: HƯỚNG DẪN LÀM BỘT GỪNG NGUYÊN CHẤT ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

3.5 Cách làm trà sữa hoa hồng

Nguyên liệu: 

  • Hồng trà: 10 – 15g 
  • Đường: 20 – 30g
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ
  • Kỷ tử, táo đỏ: 10g
  • Sữa tươi: 250ml
  • Kem tươi: 60ml

công dụng của hoa hồng khô - trà sữa hoa hồng

Cách thực hiện: 

  • Cho 1 nắm nhỏ hồng trà, 2 thìa đường vào rang ở lửa vừa cho đến khi ngả vàng. 
  • Đổ 400ml nước sôi, thêm gừng, kỷ tử và táo đỏ (tách hạt), đun tới khi sôi. 
  • Thêm sữa tươi, kem tươi vào đun tới khi sôi lăn tăn. 
  • Tắt bếp, đổ ra cốc và rắc thêm cánh hồng khô. Trà nguội bớt là có thể thưởng thức.
  • Có thể uống cùng các topping khác như thạch, trân châu… 

3.6 Syrup hoa hồng

Nguyên liệu: 

  • 500g cánh hoa hồng tươi: loại hữu cơ
  • 300g đường cát vàng
  • 50ml mật ong
  • 1 lít nước lọc
  • 1/2 trái chanh vàng (lấy nước cốt)

Hướng dẫn cách làm:

  • Cẩn thận tách rời từng cánh hoa hồng, bỏ nhuỵ và đài hoa. Rửa kỹ cánh hoa để loại bỏ bụi bẩn hoặc côn trùng nhỏ.
  • Xếp cánh hoa hồng vào tô, lần lượt rắc một chút đường lên trên, phủ đều từng cánh hoa. Dùng ngón tay vò nhẹ cánh hoa cho hòa quyện với đường. 
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô và để trong tủ lạnh qua đêm hoặc vài giờ để hương hoa hồng ngấm vào đường.
  • Cho cánh hoa hồng vào nồi, thêm phần nước đường còn lại cùng với nước cốt chanh, khuấy đều tay. Nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút. 
  • Sau 20 phút, nấu sôi ở nhiệt độ cao trong khoảng 5 phút (hoặc lâu hơn), cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Rót mật ong vào, đảo đều rồi tắt bếp.
  • Syrup hoa hồng như vậy đã hoàn thành. Đổ hỗn hợp vào lọ sạch đã tiệt trùng, để nguội và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu trời nồm ẩm, nên bảo quản trong tủ lạnh. 
  • Syrup có hương thơm của hoa hồng, vị ngọt nhẹ, hơi chát và tốt cho sức khỏe. Món này rất thích hợp để ăn kèm với bánh mì, sữa chua, pha nước, uống trà,…

>Xem thêm: 5 CÁCH ĐƠN GIẢN CHẾ BIẾN RAU CẢI XOĂN TRONG GIA ĐÌNH

3.7 Bột hoa hồng

Nguyên liệu: 

  • Hoa hồng tươi: chọn mua loại hữu cơ
  • Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, máy xay, lọ thủy tinh…

Thực hiện: 

  • Hoa hồng bỏ đài hoa, tách cánh bỏ nhụy. Rửa sạch cánh hoa hồng. Đặt hoa hồng úp trên giấy để ráo nước.
  • Xếp lớp mỏng cánh hoa hồng vào nồi chiên không dầu.
  • Bật nhiệt độ 40 – 50 độ trong khoảng 3 – 4 tiếng. Mỗi 30 phút,  mở nồi ra 1 lần, kiểm tra hoa và lật mặt cho khô đều. 
  • Sấy tới khi cánh hoa khô giòn thì có thể tắt. 
  • Cho cánh hoa (đã nguội hoàn toàn) vào máy xay sinh tố để xay thành bột mịn. Có thể xay 2 – 3 lần cho bột nhuyễn mịn hoàn toàn. 
  • Dùng rây để lọc lại bột, loại bỏ các vụn hoa to không xay được. 

Cách sử dụng:

  • Trong nấu ăn: Bột cánh hoa hồng có thể dùng để tạo màu, hương thơm cho các món ăn như làm bánh, làm thạch rau câu.
  • Đá hoa hồng: Bột hoa hồng pha với nước, để ngăn đá dùng lăn mặt thu nhỏ lỗ chân lông, mềm sáng da.
  • Dưỡng hồng, mềm môi: Trộn bột hoa hồng với mật ong bôi lớp mỏng lên môi đắp hằng ngày trong 10 phút, sử dụng như mặt nạ dành cho môi.

3.8 Mứt hoa hồng

Nguyên liệu: 

  • Hoa hồng tươi: 200g
  • Đường: 600g
  • Nước cốt chanh: 50ml
  • Nước lọc: 500ml

Thực hiện: 

  • Hoa hồng tốt nhất là hái vào sáng sớm vì đây là thời điểm hoa thơm nhất.
  • Sau đó rửa cánh hoa cùng với muối, để ráo nước. 
  • Bóp nhẹ cánh hoa cùng với đường theo tỉ lệ 1:1 (200g đường). Để yên hỗn hợp trong 25 phút cho cánh hoa thấm đường. 
  • Sau 25 phút, bắc nồi lên bếp để sên mứt. Bạn đổ lượng hoa hồng trước đó vào nồi, thêm 400g đường (gấp đôi lượng ban đầu) và nước cốt chanh, nước lọc vào cùng, khuấy đều. 
  • Đun hỗn hợp trong lửa vừa và nhỏ tầm 1 tiếng, khi hoa hồng có độ sệt, nước đường kẹo lại là có thể tắt bếp. 
  • Mứt này có vị chua chua ngọt ngọt thanh thanh, lại thơm vô cùng, ăn cùng bánh mì cũng vô cùng hợp.

3.9 Hydrosol hoa hồng

Phương pháp 1: Chưng cất bằng phương pháp ngưng tụ hơi nước

  • Hoa hồng tươi rửa sạch, tách cánh hoa và bỏ nhụy. Để ráo nước. 
  • Chuẩn bị một xoong to, co cánh hồng vào nồi, tránh phần ở giữa. Đặt 1 bát sứ ở giữa, cho thêm nước vào xung quanh nồi. Lượng nước cho tùy lượng hoa và tùy dung tích của nồi. Lưu ý là lượng nước cao bằng một nửa của bát sứ. 
  • Bạn nên chọn nồi có phần vung lồi lên ở giữa, giúp việc ngưng tụ hơi nước đạt hiệu quả tốt nhất. Vung lồi úp ngược khi ngưng tụ giúp hơi nước hoa hồng nóng bay hơi lên gặp đá lạnh ở trên nắp xoong thì ngưng tụ lại nhỏ giọt vào tô sứ. 
  • Bật bếp, đun sôi nồi nước hoa, sau đó lật nắp vung, úp ngược. Bạn để 1 túi đá lên trên nắp xoong. 
  • Hạ lửa nhỏ, liên tục theo dõi lượng nước trong bát sứ. Nếu đá tan hết thì thêm đá mới để không gián đoạn quá trình ngưng tụ. 
  • Đun cho đến khi cánh hoa chuyển sang màu nhạt phai hết màu, tắt bếp. Sau đó đợi nồi nước nguội hẳn, mở nắp vung để lấy thành phẩm. 
  • Sau đó có thể bảo quản trong các chai, lọ, cất trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. 

Công dụng của hoa hồng

>Xem thêm: MUA LÁ HÚNG CHANH Ở ĐÂU BÌNH ỔN GIÁ NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG?

Phương pháp 2: Chưng cất trực tiếp

  • Hoa hồng sau khi rửa sạch thì cho cánh cho vào chai thủy tinh sạch. 
  • Thêm lượng nước tùy thích vào trong chai, đóng nắp. Tùy vào sở thích mà cho ít hay nhiều. Nếu ít nước thì nước hoa hồng thành phẩm đặc, cho nhiều nước thì nước hoa hồng sẽ loãng hơn. 
  • Thả chai hoa hồng vào xoong, xả cho nước ngập chai. Lưu ý đun lửa nhỏ để tránh trường hợp chai thủy tinh dẫn nhiệt kém, lửa to gây sốc nhiệt sẽ vỡ chai. 
  • Đun ở lửa nhỏ và vừa, quan sát sẽ thấy cánh hoa hồng đang phai màu nhạt dần. 
  • Đun sôi khoảng 15 phút thì cánh hoa hồng phai màu nhạt hẳn, tắt bếp. 
  • Đợi nồi nước nguội bớt về khoảng 30 – 50 độ thì bỏ chai ra ngoài. Lọc phần bã là cánh hoa, nước thu được chính là hydrosol hoa hồng. 
  • Bảo quản nước hoa hồng trong chai thủy tinh, có thể để ngăn mát được 1 tháng. 

Công dụng của hydrosol hoa hồng:

  • Uống trực tiếp hoặc dùng nước đó pha trà
  • Toner nước hoa hồng: Dưỡng da, làm mịn và trắng da. 
  • Xông mặt
  • Làm bánh

3/10 Muối dưỡng sinh hoa hồng: 

Công dụng: 

  • Tắm tẩy da chết, dưỡng sáng da.
  • Xông hơi cho da mặt săn chắc.
  • Ngâm chân cải thiện các chứng mỏi cơ khớp, thư giãn, ngủ ngon.

Nguyên liệu: 

  • Muối hồng
  • Dầu thơm thiên nhiên: Phong lữ, lavender, hoa hồng (Có thể làm dầu thơm bằng cách pha loãng tinh dầu với dầu nền)
  • Bột cánh hoa hồng, nhài, cúc.
  • Cánh hoa hồng khô, vỏ cam bưởi cắt nhỏ, lá hương thảo, hoa hồi, hoa cúc trắng, cúc vàng, lavender.
  • Dụng cụ: Bát lớn, lọ có nắp đậy.

Cách làm: 

  • Muối hồng Himalaya sấy khô (hoặc rang ở lửa nhỏ đến khi khô), xay mịn bằng máy xay sinh tố. Có thể thử trên da, nếu thấy mịn màng, không có cảm giác rát da thì có thể dừng lại. Dùng 300g muối đã xay mịn. 
  • Cho dầu thơm vào muối (tỉ lệ 3%) – xấp xỉ 10ml cho 300gr muối sẽ không gây nhờn da, bết dính muối. 
  • Cho bột cánh hoa hồng, nhài, cúc vào trộn đều. Dùng thìa gỗ trộn đều bột và muối. 
  • Sau cùng, thêm các loại cánh hoa, vỏ cam bưởi, lá hương thảo trộn đều.
  • Bảo quản muối trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp.

Cách dùng:

  • Dùng tẩy da chết: 2 thìa cafe muối dưỡng sinh trộn với nước cho sệt, có thể trộn cùng sữa tươi không đường (tùy thích). Tần suất 1 tuần dùng 2 lần giúp mịn da, săn chắc da.
  • Ngâm tắm bồn giúp da săn chắc, nhả nắng sau khi du lịch dài ngày.
  • Ngâm chân: 2 thìa cafe muối dưỡng sinh pha với nước ấm, ngâm trong 15-20 phút, sau đó thấm khô chân và đi ngủ. Mùa đông thì cho thêm 1 củ gừng đập dập. Tác dụng: Ngủ ngon giấc, cải thiện tay chân lạnh, mỏi thắt lưng và mỏi hông thấy rõ.
  • Xông mặt: cho 1 thìa cafe muối vào nước nóng, có thể cho thêm lá xông tùy thích, xông mặt trong 5 phút giúp mở lỗ chân lông, giảm bã nhờn, săn chắc da, giảm mụn.

3.11 Muối tắm hoa hồng: 

Muối tắm hoa hồng giúp làm mịn da, giảm mụn lưng và tẩy da chết. Cùng tìm hiểu cách làm ngay!

Chuẩn bị:

  • 300g muối
  • 100g hoa hồng khô
  • 5ml dầu dừa
  • 3 – 5 giọt tinh dầu hoa hồng

Cách chọn nguyên liệu: 

  • Chọn muối: Muối có tác dụng chà đi lớp da chết và để lại làn da mềm mại và mịn màng. Loại muối không quan trọng bằng độ mịn của muối. Chọn muối mịn tốt hơn là muối thô, vì muối mịn sẽ tẩy tế bào chết tốt hơn, không gây xót da. Muối hồng himalaya vì làm sáng da, thanh lọc cơ thể, dưỡng sinh tốt.
  • Hoa hồng khô: Sáng da, mờ thâm, mùi thư giãn. Có thể dùng hoa hồng tươi nhưng không bảo quản lâu được. Lựa chọn hoa có nguồn gốc rõ ràng, không dùng hoa có phun thuốc bảo vệ thực vật, trồng ở nguồn đất ô nhiễm… 
  • Dầu dừa: Làm chất kết dính cho muối và làm mềm da. Cho 5ml dầu dừa để không gây nhớt da và bết dính.
  • Tinh dầu: để tạo mùi thơm cho muối tắm (không bắt buộc).

>Xem thêm: TÁC DỤNG CỦA HÀ THỦ Ô – NHUẬN TRÀNG, BỔ MÁU, TRỊ THẦN KINH SUY NHƯỢC

Cách thực hiện: 

  • Xay nhỏ 100g hoa hồng khô đến khi thấy hạt mịn.
  • Cho thêm muối và bật máy xay thêm 30 giây tới 1 phút để trộn đều muối và hoa.
  • Sau cùng, bạn cho thêm dầu dừa và tinh dầu. Bật máy xay thêm 30 giây là đã hoàn thành.
  • Cho tất cả vào hũ, đóng kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

Cách dùng: 

  • Làm ướt da, lấy một lượng muối đủ dùng massage lên da 3 – 5 phút.
  • Massage hình xoắn ốc nhẹ nhàng ở các vùng da sạm, thâm, sần sùi.
  • Dùng 2 lần/tuần và theo dõi phản ứng của làn da. Bạn sẽ bất ngờ vì độ mịn và độ trắng của da sau khoảng 1 tháng. 

Muối tắm hoa hồng

4. Kết luận

Bài viết trên được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều người và nhiều lần thực hiện, nên bạn hãy tin là nó sẽ vô cùng hữu ích đó nha! Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới cánh hoa hồng làm gì hay về các cách sử dụng hoa hồng phía trên… hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé. 

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ tận dụng được những bông hồng trong vườn nhà, vừa làm cảnh đẹp mà làm món ăn, đồ làm đẹp cũng vô cùng tốt! 

Nếu bạn còn băn khoăn vì gia đình ở thành phố, không có chỗ trồng hồng? Đừng lo, Nông sản Dũng Hà cung cấp sẵn cho bạn hoa hồng khô, đã được sơ chế sạch sẽ và sấy bằng lò sấy lạnh, đảm bảo dinh dưỡng trong hoa. Dũng Hà tự tin là điểm bán cánh hoa hồng khô và các thực phẩm khô khác có nguồn gốc và chất lượng hàng đầu. 

Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các cơ sở hoặc đặt qua website. Khi mua hàng trực tuyến, bạn sẽ được giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên.

Hotline: 1900 986 865

  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h tất cả các ngày trong tuần.

 

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

2+ cách ngâm rượu quả nhàu trị đau lưng, mỏi gối hiệu quả

Rượu quả nhàu là một thức uống dân gian từ bao đời nay và được...

Bà bầu ăn hạt dẻ rang được không? Lợi ích và lưu ý quan trọng

Bạn đang mang thai nhưng lại rất thèm ăn hạt dẻ rang? Bạn băn khoăn...

Cách ngâm rượu dâu tây ngon nhất, bồi bổ sức khỏe

Rượu dâu tây không chỉ đơn giản là một thức uống có cồn ngon mà...

Cách ngâm rượu mận đơn giản, cực tốt cho sức khỏe

Với hương vị chua chua, ngọt ngọt, rượu mận là một trong những loại rượu...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button