Cách trồng củ mài cho sản lượng cao nhất. Chăm sóc cây củ mài thế nào?

cach trong cu mai

Cây củ mài thường bị khô héo vào cuối mùa đông. Cách trồng củ mài và chăm sóc như thế nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất? Tham khảo tại đây nhé!

Đặc điểm cây củ mài

cach trong cu mai

  • Củ mài hay còn gọi là củ Hoài Sơn Tây Bắc. Là loài cây có củ, thuộc họ giây leo. Thân cây dạng giây leo dài, nhỏ. chiều dài thân cây củ mài trên 3 mét, đặc điểm nhẵn không có lông. Vì là thân leo, cây củ mài có thể mọc quấn vào thân các cây khác. Cây củ mài thường bị khô héo vào cuối mùa đông.
  • Lá cây củ mài mọc đối có hình mũi tên hoặc hình tim. Cuống cây dài, đầu nhọn, màu xanh, gân lá cây hình lưới.
  • Củ mài mọc giữa những cuống lá, có hình quả trứng hoặc hình bầu dục. Đây chính là phần trứng củ mài, có thể dùng để gây giống.
  • Quả củ mài là loại quả có góc cạnh nhìn giống quả vừng. Hạt bên trong quả có hình bầu dục.
  • Phần củ nằm dưới lòng đất. Đường kính củ mài khoảng từ 7-10 cm, chiều dài củ rơi vào khoảng 30-65 cm. Vỏ bên ngoài củ mài màu nâu và sù sì, mọc nhiều rễ phụ. Mặt cắt ngang củ mài không đều, có màu trắng hoặc vàng, có chất nhựa và không mùi.

Tham khảo thêm: Tác dụng của củ mài có lợi cho sức khỏe con người

Điều kiện trồng củ mài

Điều kiện khí hậu

Củ mài là loài cây dễ trồng. Cách trồng củ mài cũng tương đối đơn giản. Không có yêu cầu khắt khe về khí hậu.

Ở những vùng múi khí hậu không quá lạnh đều có thể trồng được cây củ mài.

cach trong cu mai

Điều kiện đất trồng

Tuy nhiên, trồng cây củ mài lại có yêu cầu tương đối khắt khe về đất. Củ mài là loại cây có rễ cắm sâu vào đất, cùng mức hấp thụ phân bón mạnh. Vậy nên củ mài thích nghi trồng ở nơi đất màu mỡ, tầng đất sâu. Đồng thời, cần có hướng mặt trời ấm áp, đất xốp, kín gió, và thoát nước tốt.

Cách trồng củ mài: không chọn những vùng đất lầy, đất trũng, hoặc đất kiềm. Vì sức hút nước của củ mài tương đối yếu, vùng đất khó thoát nước dễ làm cho cây củ mài bị thối củ.

Sau khi trồng cây củ mài khoảng 2 vụ, cần luân canh các loại cây khác. Củ mài rất dễ mắc bệnh, vì thế bạn không nên trồng luân canh những loại cây trồng hay có bệnh như cây thuốc lá.

Đồng nghĩa với việc, không nên trồng cây củ mài ở những vùng đất có nguồn bệnh. Bởi khi bị bệnh, cây củ mài sẽ khó phát triển. Dẫn đến chất lượng củ thu hoạch không cao, dùng trong chế biến các món ăn cũng không ngon. Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng của củ mài.

Xem thêm: Top 5 món ăn ngon, giàu dinh dưỡng với củ mài

Cách trồng củ mài 

1. Chuẩn bị giống củ mài

Có 2 loại giống: Đầu củ mài và củ mọc ở phần nách lá (dái củ)

  • Nguồn gốc và cách bảo quản giống củ: Khi đào củ mài vào mùa đông, bạn chọn những củ to và ngắn, không mắc bệnh. Sau đó cắt, giữ lấy phần đầu củ độ dài khoảng 18-20cm đem bảo quản để trồng vụ sau. Thời gian từ khi cắt đầu củ tới khi trồng là khoảng thời gian dài (khoảng nửa năm). Vậy nên cần bảo quản, cất giữ giống cẩn thận.
  • Quá trình giữ dái củ và chăm sóc cây con: Trước khi đào củ mài dưới lòng đất, bạn thu nhặt hết dái củ đem về phơi qua nắng và bảo quản trong nhà hoặc trong hầm, đào hố.

cach trong cu mai

Hai cách nhân giống củ mài này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng

  • Trồng củ mài bằng đầu củ cho thu hoạch nhanh hơn. Tuy nhiên mỗi cây  củ mài chỉ có 1 đầu củ. Vậy nên không thể nhân giống mở rộng diện tích trồng nhanh, thậm chí còn gây thiệt hại. 
  • Trồng củ mài bằng dái củ có thể cho thu hoạch chậm hơn tới 1 năm. Tuy nhiên, hình thức trồng này có thể nhân giống rộng rãi. Cách trồng củ mài bằng dái củ giúp cây khỏe mạnh và cho sản lượng tương đối cao.

2. Chuẩn bị đất trồng

Sới đất và bón phân

  • Củ mài là cây rễ mọc ăn sâu xuống lòng đất. Vì vậy, bạn cần làm đất sâu và làm đất trồng từ mùa đông năm trước. Bạn cần cuốc đất với độ sâu khoảng 67-70 cm, để phơi ải.
  • Đến vụ mùa năm sau, trước khi trồng củ mài, bạn bón lót phân chuống theo tỷ lệ 5.000-7.000kg/ mẫu. Rắc đều phân bón lên mặt đất, sau đó bừa lấp phân. Ở những vùng đất năm trước đã trồng củ mài thì bạn không cần cuốc đất. Chỉ cần đợi đến mùa xuân năm sau rồi bón phân lót và cày bừa là được.

Đánh luống

  • Ở miền Nam, do đặc điểm khí hậu mưa nhiều hơn nên bạn cần phải đánh luống cao. Lên luống có mặt rộng khoảng 1.2-1.3m. Rãnh luống rộng khoảng 35 cm, cao 18 cm để tiện cho việc thoát nước.
  • Ở miền Bắc, lượng mưa ít hơn nên cần phải tưới nước nhiều hơn. Khi trồng được 4 luống, bạn đắp một bờ con cao khoảng 11-14 cm để tiện cho việc giữ nước.

Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời củ mài mang lại cho sức khỏe con người

3. Kỹ thuật trồng

Thời vụ: khi nhiệt độ đất đạt trên 13 độ C mới tiến hành trồng củ mài.

  • Miền Nam: trồng cây củ mài vào tháng 3.
  • Niềm Bắc: trồng cây củ mài vào tháng 4

Giống trồng củ mài đã được chuẩn bị sẵn từ năm trước bằng cách giữ lại đầu củ hoặc ươm dái củ.

Trên mỗi luống cứ cách 28-34cm thì bạn xẻ một rãnh. Mỗi luống 4 rãnh, sâu tầm 8cm. Sau đó, bạn đặt nằm đầu củ hoặc cây con vào rãnh luống. Chú ý khi đặt mầm đều ngả về cùng một hướng, mỗi mầm cách nhau 24-28cm.

Sau đó bón phân cho cây. Mỗi mẫu bón 1.600 kg phân bắc, cuối cùng bạn phủ đất lên.

cach trong cu mai

Có 2 cách trồng

  • Trồng hàng đơn: Hàng đơn nghĩa là ở giữa rãnh cứ cách 12-13cm, bạn đặt một cây con hoặc một ‘đầu củ” rồi phủ đất lên.
  • Trồng hàng kép: Hàng kép nghĩa là ở rãnh cứ cách 16-17cm bạn đặt nghiêng hai hàng. Hai đầu của hai mầm cách nhau tầm 7cm. Hai đuôi của chúng tạo thành hình chữ “bát” rồi phủ đất lên.

Về tổng sản lượng, 2 cách trồng củ mài nói trên đều cho sản lượng gần như nhau. Tuy nhiên, trồng thành hàng đơn cho củ to và dài hơn nên đó là cách được mọi người lựa chọn nhiều. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng cây ngô đã thu hoạch năm trước để dùng trong việc trồng củ mài. Mùa đông hàng năm trước khi thu hoạch ngô, bạn lấy cây ngô về chọn những cây gốc to. Sau đó cắt ra thành từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một bó rồi đem ngâm vào nước phân.

Khi trồng cây củ mài, bạn lấy những bó đó ra. Dùng cọc đóng một lỗ sâu khoảng 65 cm với khoảng cách 23×20cm. Rồi bỏ từng đoạn thân cây ngô vào lỗ vừa đóng. Sao cho đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, rồi đặt giống ngang đầu đoạn cây ngô. Thực hiện bón phân với mỗi mẫu bón 1.600 kg phân chuồng, cuối cùng phủ đất lên. Trồng theo cách này không những cho ra sản lượng cao mà củ còn to, tròn, thẳng, dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công sức.

Tin liên quan: Tham khảo địa chỉ bán củ mài chất lượng tốt nhất tại Hà Nội. TẠI ĐÂY!

4. Kỹ thuật chăm sóc cây củ mài

Tưới nước

  • Miền Bắc khí hậu ít mưa nên ngay khi trồng xong nên tưới nước để cây nảy mầm nhanh. Nguyên tắc là đừng nên để đất quá khô. Mỗi lần tưới nước, bạn nên xem tình hình cây đang nảy mầm. Khi tưới nước, bạn không nên tưới ngập cây để củ mài mọc đều và khỏe hơn.
  • Miền Nam khí hậu lượng mưa nhiều hơn nên nếu đất không quá khô thì không cần tưới. Tuy nhiên, sau khi lập thu, cây củ mài bắt đầu phát triển mạnh. Nếu thấy đất khô nẻ, bạn cần bổ sung nước kịp thời để cây phát triển tốt.

Cắm cọc cho cây leo

  • Khi cây củ mài mọc được khoảng 32cm thì bạn tiến hành cắm cọc cho cây leo. Mỗi cây bạn cắm một cọc, chiều dài mỗi cọc là khoảng 2m. Sau đó buộc tụm đầu trên của 4 cọc đứng gần nhau ở 2 hàng để tránh gió làm đổ cọc.
  • Cách trồng củ mài: cuốn dây củ mài vào cọc sẽ giúp tăng sản lượng của mỗi cây.

Xem thêm: Củ mài (Hoài Sơn Tây Bắc) giá bao nhiêu hiện nay?

cach trong cu mai

Xới đất và làm cỏ

  • Làm cỏ với độ sâu tầm 3cm. Ở giữa các hàng, bạn có thể dùng cuốc nhưng ở giữa các cây thì không được dùng. Để tránh tổn thương cho cây, bạn nên dùng tay nhổ cỏ. 
  • Đợt làm cỏ lần thứ hai là vào trung hạ tuần tháng 6, đợt thứ tư cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm giống như đợt 1. Nhưng bạn cần chú ý khi làm cỏ để tránh làm gãy cây. Nếu thấy dây bò ra đất, bạn đem quấn ngay lên cọc.

Bón phân thúc

  • Miền Bắc: Sau khi cây mọc tới chiều cao khoảng 33 cm thì dừng bón phân. Nếu cần phải bón phân thì bạn nên kết hợp với tưới nước.
  • Miền Nam: Thường sử dụng phân dê để bón cho cây.
  • Sau khi làm cỏ đợt 2 và đợt 3, bạn cần bón phân thúc. Mỗi lần bón với tỉ lệ 1.600 kg phân chuồng hoặc 75 kg bã dầu cải ngâm kỹ hoà với nước rồi tưới. Cách làm như vậy có thể tăng cao sản lượng của cây.

Các loại bệnh thường gặp ở cây củ mài

Bệnh hại:

  • Bệnh phấn trắng
  • Héo vàng

Sâu hại:

  • Bọ rùa
  • Sâu kén đất
  • Sâu làm thối củ

——————————–

Củ mài có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và có công dụng làm đẹp tuyệt vời.

Nông sản Dũng Hà bán củ mài và các thực phẩm sạch an toàn khác. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên cung cấp thực phẩm sạch cho nhiều nhà hàng, khách sạn, siêu thị nổi tiếng. Nông Sản Dũng Hà tự hào cho ra thị trường những mặt hàng nông sản chất lượng cao.

Giá củ mài bán tại Nông sản Dũng Hà dao động từ 70.000-120.000đ/kg. Nhanh tay liên hệ để mua củ mài giá rẻ chất lượng tốt nhất nhé!

Địa chỉ trang web: www.nongsandungha.com

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Bà bầu ăn củ niễng được không? Gợi ý một số món ăn ngon

Trong thai kỳ, một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng dưỡng chất luôn...

Mẹ bầu ăn su hào được không và nên ăn thế nào thì tốt?

Khi mang thai, chế độ ăn của mẹ bầu cực kì quan trọng và chúng...

Lá su hào ăn được không? Đọc ngay kẻo hối hận?

Bộ phận của su hào thường được sử dụng chính trong ẩm thực đó chính...

Bà bầu ăn dưa gang được không? Lợi ích dưa gang với bà bầu

Bà bầu ăn dưa gang được không? Bà bầu ăn dưa gang có lợi ích...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button