Ớt xiêm xanh là gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Phải làm sao khi bạn lỡ để ớt dính vào mắt? Chất capsaicin có trong ớt khi dính vào các bộ phận trên cơ thể không chỉ ở mắt và còn ở tay, trên da,.. đều gây nóng dát. Dưới đây, Nông sản Dũng Hà bật mí cách xử lý khi ớt dính vào mắt cho các bạn tham khảo. Cùng khám phá nhé!
1. Dùng sữa khi ớt dính vào mắt:
Sữa có khả năng trung hòa độc tố capsaicin có trong ớt. Từ đó làm giảm đi cảm giác cay nóng của ớt. Hầu hết tất cả các loại ớt đều chứa dầu, sữa giúp làm sạch dầu trong khi nước chỉ có thể làm sạch nhưng không thể giảm đau.
2. Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt kính:
Bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mắt kính để rửa mắt. Thỉnh thoảng chớp chớp và rửa mắt. Tuyệt đối không được đưa tay lên dụi mắt. Như vậy mắt sẽ càng đau và viêm hơn.
3. Dùng nước:
Nếu không có một phương pháp nào nhanh chóng nào khác, bạn có thể sử dụng nước lạnh để rửa mát. Trong ớt có chất dầu nên khá là khó để rửa sạch. Bạn nên úp mắt vào bồn rửa mặt và chớp mắt nhiều lần để nước ớt thoát ra ngoài theo nước mắt.
4. Khăn tắm:
Nếu bạn còn cảm thấy khó chịu. Hãy nằm thư giãn và đắp khăn ướt lên mắt đến khi cảm thấy giảm đau và giảm sưng.
5. Dầu ăn:
Bạn có thể sử dụng dầu ăn hoặc dầu oliu để tẩy ớt ở trong mắt. Dầu ăn có khả năng cuốn trôi dầu trong ớt.
6. Dùng rượu khi ớt dính vào mắt:
Dầu ớt tan trong rượu tốt hơn trong nước. Bạn có thể sử dụng rượi vodka để tẩy sạch dầu ớt ra khỏi mắt.
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Để tránh nguy cơ ớt dính vào mắt và da gây bỏng dát bạn có thể cho ớt vào ngăn đá tủ lạnh trước khi cắt, thái để hạn chế ớt tiết ra dầu.
Xem thêm: Bí kíp thái hành tây không bị cay mắt
Cách trị bỏng ớt trong quá trình sơ chế ớt
Trong quá trình sơ chế ớt, nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị bỏng ớt. Phải làm như thế nào?
- Sử dụng tro bếp hoặc đường cát trắng để chà vào nơi bị bỏng ớt. Sau đó rửa sạch với xà phòng.
- Dùng rượu hoặc giấm để thoa lên chỗ bị bỏng ớt. Khi đó cảm giác đau rát do ớt gây ra sẽ giảm đáng kể.
- Đắp sữa chua lên vết bỏng cũng là một phương pháp hữu hiệu để trị bỏng ớt nhanh chóng.
- Bạn cũng có thể trị bỏng ớt bằng cách ngâm tay vào nước ấm. Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này lúc đầy bạn sẽ có cảm giác rát hơn nhưng sau 2 – 3 phút thì vết bỏng sẽ khỏi.
Cách trị bỏng ớt khi ăn ớt:
Thói quen khi bị cay khi ăn ớt, hầu hết các bạn đều có thói quen uống nước lạnh và giữ lại trong miệng 1 ngụm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có bạn cảm giác dịu mát ngay lúc đó, khi uống hết nước thì cảm giác cay nóng lại quay về. Vì vậy, lời khuyên trị bỏng ớt nhanh chóng khi ăn ớt cho bạn là:
- Ăn kem hoặc sữa chua: Chất Casein có trong kem và sữa chua sẽ giúp bạn đánh bay cơn nóng rát từ ớt nhanh chóng.
- Ăn hoa quả ngọt: Vitamin và vị ngọt mát từ hoa quả có khả năng xóa bỏ cảm giác bỏng rát.
- Ngậm muối hoặc súc miệng bằng nước muối đặc hiện tượng bỏng ớt sẽ giảm đi đáng kể.
- Sử dụng dầu ăn hoặc dầu thực vật cũng là một trong những phương pháp cho hiệu quả tốt. Chất capsaicin trong ớt gây ra bỏng sẽ hòa tan trong dầu ăn.
- Ăn dưa leo là phương pháp mà người Indonesia và người Thái Lan kiềm hãm độ cay và cảm giác bỏng rát từ ớt.
- Chocolate hoặc nước đường: Hòa đường vào nước ẩm theo tỷ lê 1:10. Hoặc bạn cũng có thể dùng chocolate. Chất béo có khả năng trung hóa capsaicin có trong ớt.
- Nhai kỹ tinh bột từ bánh mì hoặc cơm sẽ có thể làm bạn giảm bớt cảm giác cay nóng hiệu quả.
Ớt là gia vị có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm cho các món ăn thêm hấp dẫn. Đừng bỏ qua ớt khi chế biến các món ăn nhưng nhớ cẩn thận để chúng không làm bạn bị bỏng nhé. Tác dụng của ớt xiêm xanh rất tốt cho sức khỏe. Hãy bổ sung thêm ớt vào các món ăn trong gia đình bạn nào!
——————————
Nông sản Dũng Hà là địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch, đặc sản vùng miền, rau sạch, rau đà lạt. Ớt xiêm xanh (ớt hiểm) là sản phẩm chất lượng cao được nhiều người lựa chọn. Nhanh tay liên hệ nhé!
Liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Hotline: 1900 689865.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh