Quả nhàu – Tác dụng của quả nhàu mà bạn chưa biết đến

tac-dung-qua-nhau

Quả nhàu trong Đông y được coi như là một loại thuốc quý, và chúng thường xuất hiện nhiều trong những bài thuốc đông y. Không chỉ biết đến như một vị thuốc quý mà trái nhàu còn được dùng để sản xuất dùng để chiết xuất làm thành phần nguyên liệu cho nhiều loại thực phẩm chức năng và đồ uống có giá trị dinh dưỡng cho con người. Cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu tác dụng của quả nhàu nhé!

Đặc điểm của quả nhàu

Trong khoa học trái nhàu có tên tiếng anh là Morinda citrifolia, trái nhàu thuộc với họ của cà phê. Những nơi có khí hậu ẩm thấp như ở những khu vực gần sông, suối, kênh, mương, ao hồ,.. thường quả nhàu được xuất hiện nhiều tỉnh thành ở miền Nam và một số vùng ở khu vực miền Trung. 

Một vài đặc điểm hình dáng của cây nhàu: chiều cao trung bình của cây nhàu vào khoảng tầm 6m đến 8m và cây có nhiều cành to. Lá của cây nhàu có hình bầu dục đồng thời thì phần đầu của chúng nhọn và dài. 

Vào khoảng tháng 1 và tháng 2 là thời điểm hoa của cây nhàu nở, và tầm khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 sẽ là thời điểm mà trái nhàu chín cây.

Khi nhìn vào bề ngoài thì trái nhàu không có hình dáng đẹp, bề ngoài của chúng thường xù xì, thường chúng sẽ có màu xanh nhạt khi còn non và màu trắng hồng khi chín. Trái nhàu có mùi hơi cay và nồng. Trái nhàu có phần ruột lớp cơm mềm, ở giữa thì có nhân cứng. 

dac-diem-qua-nhau
Đặc điểm của quả nhàu

Tác dụng của quả nhàu

Trái nhàu thường hay xuất hiện trong những bài thuốc đông y và các loại thực phẩm chức năng vậy Quả nhàu có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Trong đông y, thì trái nhàu có vị chát, chúng có tác dụng nhuận tràng, có tác dụng cho việc lợi tiểu, giúp điều hòa kinh nguyệt, trị hen suyễn, hoạt huyết và giúp cho sức đề kháng của cơ thể chúng ta được tăng cường,…. 

Trong y học hiện đại các nhà khoa học đã tìm ra chất damnacanthal có chưa trong quả nhàu. Đây là một loại chất có khả năng gây ức chế các tế bào gốc ung thư phát triển. Không những thế nhờ vào những phần dịch được tiết ra từ quả nhàu và trong phần dịch này có chứa những chất mà có thể giúp cho dạ dày và tá tràng có thể giảm quá trình tiết dịch của niêm mạc. Chính vì thế quả nhàu thường được dùng làm cho các bài thuốc chữa trị dạ dày, cùng với một số loại bệnh như viêm gan mãn tính, tiểu đường, nhiễm khuẩn,… 

Quả nhàu có tác dụng gì? Tại một trường đại học của Ấn Độ, qua những nghiên cứu học đã chỉ ra rằng, trong quả nhàu và phần dịch chiết cồn từ quả nhàu có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, chúng giúp thúc đẩy cho hệ thống miễn dịch được tăng cường và đáp ứng được mức 33%, đồng thời thì chúng cũng có được nhiều những đặc tính điều biến miễn dịch. 

qua-nhau-co-tac-dung-gi
Tác dụng của quả nhàu

Một số cách dùng quả nhàu hiệu quả

Trái nhàu trị bệnh gì? Như những thông tin ở trên thì trái nhùa được dùng làm cho các  bài thuốc đông y và có tác dụng với nhiều bộ phận của cơ thể vì thế trái nhàu có thể chữa trị được nhiều bệnh. Không những vậy còn giúp cho bạn được tăng cường sức khỏe lên rất nhiều, vì vậy để có thể tận dụng hết được những tác dụng mà trái nhàu mang lại thì bạn hãy xem thêm những  thông tin ở dưới đây nhé.  

Trái nhàu ngâm rượu

Trong dân gian thì trái nhàu thường được dùng làm để ngâm rượu và đây cũng là cách phổ biến và thông dụng nhất. Đây được coi là một bài thuốc quý, chúng có tác dụng giúp kích thích vị giác, đồng thời thì rượu ngâm nhàu còn có tác dụng giúp cho những người bị đau nhức xương khớp, có bệnh liên quan đến tim mạch hay cao huyết áp thì đây chính là bài thuốc hữu ích nhất. 

qua-nhau-ngam-ruou
Quả nhàu ngâm rượu

Nước cốt nhàu

Ngoài việc dùng trái nhàu để ngâm rượu thì phần nước cốt của trái nhàu cũng được dùng để làm bài thuốc chữa bệnh đây cũng là một cách phổ biến. Người ta sẽ xay những trái nhàu tươi, tiếp đó là lọc lấy phần nước cốt của quả nhàu, uống trước khi ăn và tốt nhất là khi bụng còn đang đói. 

Nước ép quả nhàu được đánh giá là tốt cho da, tốt với hệ tiêu hóa, giúp các độc tố có trong cơ thể được loại bỏ, đồng thời giúp chữa bệnh hen suyễn

Quả nhàu ngâm đường

Trái nhàu sẽ được rửa sạch sau đó để ráo ước và được xếp vào bình lọ thủy tinh, cùng với đó là với một lượng đường vừa đủ, và khi ngâm sau khoảng 1 tháng thì bạn hãy ép lấy phần nước và dùng. 

Trà quả nhàu

Thường thì thì khi dùng trái nhàu làm tà người ta sẽ dùng những trái nhàu đã được phơi khô. Tiếp đến là thái lát quả nhàu, sau đó phơi khô chúng lên. Lưu ý bạn nên bảo quản trái nhàu phơi khô ở những nơi thoáng mát và đêm dùng dần. 

Khi pha trà quả nhàu thì bạn chỉ cần cho một vài lát trái nhàu phơi khô vào ấm sau đó thì pha  cùng với nước sôi và thực hiện uống hàng ngày. 

tra-qua-nhau
Trà quả nhàu

Một số bài thuốc hay từ quả nhàu mà bạn nên biết

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt

Rửa sạch quả nhàu chín, tiếp đó thì bạn hãy thái lát chúng và cho vào trong máy xay sinh tố đồng thời cho thêm rượu trắng vào và xay nhuyễn cùng. Sau khi có được hôn hợp thì cho chúng vào trong lọ thủy tinh thêm vào đó là chút đường. Và đậy kín ủ khoảng một tuần cho đến 10 ngày.

Sau khi ủ đủ thời gian trên thì bạn hãy mở lọ ra và cho thêm rượu trắng vào để pha loãng. Tiếp đó là lọc lấy phần nước và lưu ý là hãy uống trước khi ăn, trung bình một ngày bạn hãy uống từ 2 đến 3 lần để thấy được hiệu quả. 

Bài thuốc trị táo bón 

Táo bón là một trong những chứng bệnh mà rất dễ gặp phải, với trái nhàu bạn hoàn toàn có thể bớt suy nghĩ về vấn đề này. Chỉ cần việc ăn thường xuyên trái nhàu chín được chấm cùng một chút muối để giảm độ chát là bạn cũng có thể cải thiện được tình trạng trên rồi. 

Bài thuốc trị tiêu chảy, cảm sốt

Trái nhàu có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy giúp giảm sốt. Vì thế ki bị những chứng bệnh này bạn chỉ việc chọn những trái nhàu đã được ngả vàng và chín già, sau đó nướng chín khoảng 3 đến 5 trái và ăn, ngoài ra thì bạn cũng có thể dùng sữa hoặc đường hoặc sắc nước uống đều được. 

bai-thuoc-tu-qua-nhau
Bài thuốc từ quả nhàu

Những câu hỏi liên quan

Lưu ý gì khi dùng quả nhàu trị bệnh?

Khi sử dụng quả nhàu để trị bệnh, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, vì có thể xảy ra tương tác không mong muốn. Ngoài ra, việc duy trì liều lượng hợp lý là rất cần thiết; sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc đau bụng. Cuối cùng, nên chọn quả nhàu tươi, sạch và không bị nhiễm hóa chất để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đối tượng không nên dùng quả nhàu?

Có một số đối tượng không nên sử dụng quả nhàu. Đầu tiên, những người có dị ứng với các thành phần trong quả nhàu hoặc đã từng phản ứng bất lợi với nó nên tránh xa. Thứ hai, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần thận trọng, do chưa có đủ nghiên cứu về tính an toàn của quả nhàu cho nhóm này. Cuối cùng, trẻ em dưới 2 tuổi và những người mắc các bệnh lý mãn tính như gan hoặc thận cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Kết luận

Như vậy qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ đến với các bạn về quả nhàu, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về những tác dụng của trái nhàu. Đồng thời biết cách dùng trái nhàu để chữa trị những loại bệnh thường gặp. Chúc bạn đọc của Nông Sản Dũng Hà có được một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi những bài viết khác của mục mẹo vặtsức khỏe của chúng tôi nhé.

Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hay có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây:

Hotline: 1900 986865 

Website: nongsandungha.com

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 11 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
  • Cơ sở 2: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h30 tất cả các ngày trong tuần.

Chia sẻ

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết khác

Rau dớn có độc không? Thông tin cần biết để tránh bỏ lỡ món ngon

Rau dớn, còn gọi là ráng song, quần rau hay dớn rừng, là loại thực...

Hoa Thiên Lý Kỵ Với Gì? Top 5 Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp!

Hoa thiên lý là một loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực và y...

Củ cải khô nấu món gì để đổi vị bữa ăn hàng ngày?

Trong ẩm thực Việt Nam, củ cải khô là một nguyên liệu phổ biến và...

Rau tầm bóp kỵ với gì? 5 điều cấm kỵ khi sử dụng rau tầm bóp

Là một nguyên liệu thân thuộc trong nhiều năm gần đây trong căn bếp của...
Hotline
Facebook
Cửa hàng
Sản phẩm
button