Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Tết trung thu gắng liền với nhiều sự tích của dần tộc Việt Nam, nhưng có lẽ in đậm nhất trong lòng người việt đó là sự tích chú Cuội cung trăng, hình ảnh chú quậy ngồi dưới gốc đa luôn được im đậm trong tâm chí của các trẻ nhỏ.
Tết trung thu cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, sẻ chia và sự báo hiếu với bố mẹ và là dịp để tri ân thầy cô, bàn bè đồng nghiệp đã luôn bên cạnh sẻ chia và giúp đỡ mình.
Mâm ngũ quả tết trung thu
Tết trung thu là một trong những ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Cứ mỗi độ tháng tám về là lòng người lại hoan hỉ chờ đón thời khắc được quây quần bên gia đình trong đêm trăng rằm và tổ chức tết trung thu. Một mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu và những trái cây ngon nhiều màu sắc đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ngày này.
Tết trung thu thường gồm 5 loại trái cây sau
Trái Bưởi
Tết trung thu bạn có thể sử dụng nhiều loại hoa quả khác nhau theo đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên, có một thứ quả không thể thiếu trong mâm cỗ này chính là trái bưởi.
Từ xa xưa, người ta đã tin rằng trái bưởi mang lại sự may mắn, nhiều niềm vui và bình an cho gia chủ. Màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, thanh khiết của tạo hóa, còn dáng bưởi căng, tròn là thể hiện của sự toàn vẹn, đủ đầy và sung túc. Quan trọng hơn cả trong tiếng Hán từ bưởi đồng âm với từ “hựu” trong từ phù hộ nên mọi người đều cho rằng bưởi còn có hàm ý cát tường.
Đông y cho rằng, bưởi có tác dụng lý khí, hóa đờm, mát phổi, bổ huyết, kiện tì, là một loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nếu ăn vào mùa thu sẽ có tác dụng bổ phổi. Ngoài ra nó còn có công dụng giảm triệu chứng ho cho những người bị cảm cúm.
Do đó, bưởi luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các chị em và không thể thiếu trong những ngày lễ tết như: Tết trung thu, tết cổ truyền của dân tộc việt Nam. Dưới bàn tay khéo léo của các chị em đã tạo nên những chú chó bưởi vô cùng đẹp mắt và ẩn chứa nhiều tình cảm, tình yêu thương của các mẹ dành cho các bé yêu của mình.
Dưa hấu
Trong phong tục và quan niệm của người Việt Nam. Màu đỏ của ruột dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn, còn vỏ màu xanh là sự hi vọng ẩn chứa niềm vui từ bên trong. Ngày nay nhiều anh chị khéo tay đã biến tấu quả dưa hấu theo những câu chữ rất ý nghĩa. Với hình thể tròn lẳn, ruột đỏ vỏ xanh, căng tròn mọng nước, dưa hấu là hình tượng của những gì viên mãn, là hình ảnh của sức sống ẩn kín được bày trang trọng trên các bàn ăn, bàn thờ và đặc biệt không thể thiếu trong các ngày nghỉ lễ đặc biệt là tết trung thu
Dưa hấu có hình thể tròn, dài những ngày tết thường chưng những quả tròn với đặc trưng ruột đỏ vỏ xanh có vị ngọt, rất tốt cho sức khỏe, ăn dưa ngày tết cũng là truyền thống của người Việt Nam, miếng dưa bổ ra được chuyền tay mọi người với hy vọng các thành viên trong gia đình luôn gắn kết yêu thương nhau.
Trái Na
Quả na không chỉ ngon, ngọt mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của con người. Trái Na góp phần tô điểm thêm nét xanh tươi cho mâm cỗ tết trung thu, quả na với nhiều hạt đen nhánh, to, rõ mang ước vọng sinh sôi, lộc nở. Đó là nguyện cầu cho sức sống mãi trường tồn của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vùng đất Chi Lăng, Lạng Sơn được coi là nơi trồng nhiều na nhất cả nước. Người dân thường gọi vui nơi đây là “vựa na” lớn nhất nước do đặc tính chuyên canh cây trồng là cây na
Xem thêm: Tết Trung thu năm nay ăn gì? Tổng hợp 20 món ngon Trung thu truyền thống của người Việt Nam
Trái thanh long
Thanh Long: Quả mang màu sắc đỏ, đẹp và có ý nghĩa đâu năm được rồng ghé thăm giống như cái tên, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Thanh long là loại quả mang nhiều ý nghĩa trong mâm cỗ tết trung thu. Sắc đỏ chính của loại quả này không chỉ khiến mâm cỗ thêm hài hòa, cân đối mà nó còn thể hiện cho sự may mắn, phát tài phát lộc. Bên cạnh đó, quả còn có những chiếc tai xanh bên ngoài với hình dáng uốn lượn tựa rồng bay, phượng múa. Đây cũng là biểu tượng cho rồng mây hội tụ, đất trời giao hòa, bình an và yên lành khắp muôn nơi.
Hồng giòn
Hồng giòn cũng là một loại quả thường thấy trong hầu hết các mâm cỗ ngày tết trung thu. Màu cam đỏ, chín mọng của thứ quả này khiến mâm cỗ thêm lung linh đẹp mắt. Mặc dù có vẻ ngoài khá nhỏ nhắn nhưng trái hồng lại luôn căng tràn và rắn chắc. Đó chính là biểu tượng cho sức sống mơn mởn và niềm tin bất diệt của con người, đặc biệt dành cho các em nhỏ thiếu nhi.
Muốn mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Bạn chọn càng nhiều loại trái cây khác nhau, càng nhiều màu sắc, càng phong phú càng tốt. Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.
Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên những mâm ngũ quả thật nhiều màu sắc và ý nghĩa nhất. Đặc biệt ngày lễ không thể thiếu những cái bánh trung thu và cây nhưng cây đèn lồ. Một mâm cỗ đẹp và ý nghĩa sẽ khiến ngày tết trung thu thêm trọn vẹn và vui tươi.
Ý nghĩa của tết trung thu
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa từ ông cha để lại. Đó là ý nghĩa sự chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của tình yêu thương. Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết trời Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, những người lớn cũng dự phần trong đó.
Tết Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc quý mến của cha mẹ đối với mình, và cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Dần dần Tết Trung Thu trở thành tết của thiếu nhi, nhi đồng, đó là dịp để các em có dịp vui chơi rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu và “phá cỗ” trung thu.
Nếu bạn muốn mua hoa quả làm mần ngũ quả tết trung thu hoặc mua nguyên liệu bột làm bánh trung thu như: bột đậu xanh, bột hành, bột tỏi và các gia vị khác mua hay tại cửa hàng Dũng Hà nhé
Nông Sản Dũng Hà là địa chỉ uy tín, chất lượng số 1 tại Hà Nội, Chúng tôi chuyên cung cấp hoa quả sạch, đặc sản vùng miền trên khắp cả nước
Mọi thông tin thắc mắc về việc mua hàng liên hệ với Nông sản Dũng Hà
- Cơ sở 1: 11 Kim Đồng – Phường Giáp Bát – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 100 – Đường Trung Kính – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Hotline: 1900986865
Trang web: nongsandungha.com