Dứa hay được gọi là quả thơm là trái cây phổ biến tại Việt Nam. Dứa là loại trái cây nhiều dinh dưỡng và thơm ngon. Hôm nay hãy cùng Nông sản Dũng Hà trả lời câu hỏi dứa bao nhiêu calo và khám phá lợi ích của dứa mà các bạn cần biết nhé!
1. Dứa bao nhiêu calo?
1.1 Thành phần dinh dưỡng của dứa
Dứa là loại quả có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, là nơi các nhà thám hiểm ở Châu Âu đặt tên cho nó.
Theo các nhà nghiên cứu, trong 100g dứa tươi thì gồm các giá trị dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 50 calo
- Chất béo: 0,12g
- Carbs: 12,63 g
- Đường: 8,26g
- Chất xơ: 1,4g
- Vitamin C: 36,2 g
- Vitamin B6: 0.1mg
- Thiamine: 0,079 mg
- Riboflavin: 0,031 mg
- Folate: 15 μg
- Niacin: 0,489 mg
- K: 115mg
- Mg: 12 mg
- Fe: 0,28 mg
Dứa là loại trái cây phổ biến chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cùng các hợp chất hữu ích khác, ví dụ như các enzym có thể chống lại triệu chứng viêm và bệnh tật. Dứa cùng các hợp chất của nó có giúp ích nhiều cho sức khỏe, gồm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.
1.2 Dứa ăn có béo không?
Như chúng ta đã thấy, dứa không chỉ có nhiều dưỡng chất dinh dưỡng mà hương vị lại rất ngon, vì có chứa các vị ngọt nên nhiều người quan ngại trong việc ăn nhiều dứa sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng cân đối của bản thân. Trên thực tế nhiều chuyên gia đã kiểm chứng rằng, trong dứa có chứa rất ít calo và chúng không hề có chứa chất gây béo.
Chúng ta có thể thấy trong hàm lượng dinh dưỡng của dứa có chỉ số carbohydrate chỉ chiếm rất ít khoảng 22g mà trong đó có 16g dạng đường fructose. Vì thế có nghĩa là lượng đường trong dứa không hề cao và thấp hơn hẳn so với chuối, dưa hấu,…
Ngoài ra trong dứa có chứa một loại enzyme phân giải protein là bromelain nên quả dứa giúp tiêu mỡ nhanh và đốt cháy thành công calo một cách hiệu quả. Do vậy, ăn dứa thường xuyên không những không tích mỡ mà còn giảm cân một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, dứa giúp những chất như chất xơ, chất chống oxy hóa với hàm lượng mangan cao giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng giúp chống lại hiện tượng tích tụ chất béo. Đồng thời khi chúng ta ăn những trái cây có hàm lượng nước cao như dứa, đem đến cảm giác no lâu và hạn chế được những cơn thèm ăn khiến chúng ta không bị cám dỗ từ những đồ ăn khác.
Xem thêm: GIẢM CÂN VÀ CHĂM SÓC SẮC ĐẸP BẰNG BỘT CẦN TÂY CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?
2. Lợi ích của dứa
2.1 Điều trị cảm và ho
Nếu chúng ta bị cảm lạnh thì nên ăn dứa, vì loại quả này có chứa bromelain 1, đây là một loại enzyme có đặc tính chống viêm nhiễm, nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Khi chúng ta ăn dứa thường xuyên, cơ thể của bạn có thể ngừa ho và cảm lạnh.
2.2 Tăng cường xương và tốt cho răng
Dứa là loại trái cây rất giàu mangan giúp củng cố xương vừng chắc.Việc chúng ta cần làm là bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống hàng ngày, ăn dứa giúp tăng cường nướu răng, giúp chân răng chắc khỏe vì có hàm lượng Ca tốt. Bên cạnh đó mangan cũng giúp tăng cường xương và răng.
2.3 Ngăn ngừa ung thư
Khi chúng ta ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngừa ngừa ung thư, một điều tuyệt vời khác về loại quả này là nó làm chậm quá trình tổn thương tế bào, giúp chúng ta trẻ trung hơn. Loại trái cây này có nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ bạn khỏi nhiều các loại bệnh.
2.4 Hỗ trợ tiêu hóa
Chúng ta ăn dứa hoặc uống nước ép dứa sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng đầy bụng, giàu bromelain, chất xơ và vitamin C giúp cơ thể tiêu hóa tốt.
Tham khảo thêm: TỔNG HỢP 5 CÁCH LÀM SỮA HẠT ÓC CHÓ HỖ TRỢ GIẢM CÂN ĐẸP DA.
2.5 Tốt cho mắt
Khi ăn dứa thường xuyên, bạn có thể làm giảm quá trình nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây lành mạnh này cung cấp vitamin C cao, chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ tốt cho thị lực.
3. Những lưu ý khi ăn quả dứa để an toàn cho sức khỏe
3.1 Chúng ta không nên ăn dứa bị dập, nát
Dứa là cây vốn mọc sát đất, vì vậy các loại vi khuẩn rất dễ bám vào mắt dứa, ngoài ra trong quá trình, thu hái, vận chuyển, dứa sẽ dễ bị dập, nát. Việc này chính là điều kiện thuận lợi cho nấm độc thấm sâu vào bên trong thịt của quả dứa làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho người ăn. Người bị dị ứng dứa thường hay bị nôn mửa, ngứa ngáy và nổi mày đay.
3.2 Không ăn khi dứa còn xanh
Khi ăn hoặc uống những món làm từ dứa xanh sẽ dễ gây tiêu chảy và nôn mửa, đặc biệt chúng ta không nên ăn quá nhiều lõi dứa, vì chúng có thể tạo ra những búi xơ trong đường ruột làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Do vậy thay vì ăn dứa xanh, bạn nên ăn quả dứa đã chín để tốt cho sức khỏe.
3.3 Tránh ăn dứa khi đói
Các chất hữu cơ, như bromelain trong dứa gây tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày và ruột vì thế ăn dứa khi đói sẽ tạo cảm giác nôn nao và khó chịu trong người.
3.4 Cách để ăn dứa an toàn
– Cần chọn quả dứa tươi, không bị dập, nát
– Cần gọt bỏ hết phần vỏ có mắt dứa
– Nếu muốn ăn dứa sống, ngâm dứa 10 phút cùng nước muối nhạt để loại bỏ nấm độc và tránh bị rát lưỡi
– Trẻ em, người có cơ địa dễ dị ứng nên ăn dứa đã chế biến
– Người bị bệnh chảy máu hoặc dễ chảy máu (chảy máu cam, phụ nữ băng huyết,…) không nên ăn dứa
Xem thêm: CÁCH CHỌN DƯA HẤU NGON, NGỌT LỊM, VỎ MỎNG VÀ ÍT HẠT
4. Cách chọn mua dứa tươi, ngon
Chọn dứa chín màu vàng: Màu sắc của dứa chín nên là màu vàng tươi, không có vết đen hay xám trên vỏ. Nếu dứa quá xanh hoặc có màu xám thì nó chưa chín hoàn toàn và có thể không ngọt.
- Kiểm tra mùi hương: Dứa tươi có mùi thơm đặc trưng. Hãy gần mũi vào quả dứa và kiểm tra mùi hương. Nếu mùi hương thơm và ngọt, có nghĩa là dứa đó tươi và chín.
- Kiểm tra độ mềm: Nhẹ nhàng nhấn vào phần chín của dứa để kiểm tra độ mềm. Nếu dứa còn chưa chín, nó sẽ cứng và không nhúc nhích. Trong khi đó, dứa chín sẽ có phần mềm và đàn hồi nhẹ.
- Kiểm tra vết cắt: Nếu dứa đã được cắt, hãy kiểm tra vết cắt. Nếu vết cắt khô và không có dấu hiệu nấm mốc, thì dứa vẫn tươi.
- Trọng lượng: Nếu có thể, so sánh trọng lượng của các quả dứa. Dứa tươi thường nặng hơn do có nhiều nước bên trong.